Hai mẫu chuyện trong kháng chiến và bài học về lòng tự trọng của người Đảng viên Cộng sản
- Được đăng: Thứ tư, 13 Tháng 3 2019 21:05
- Lượt xem: 2731
(TGAG)- Đại tá Huỳnh Trí, Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân, năm nay 70 tuổi. Vẫn như mọi khi, chúng tôi đến thăm ông trong ngôi nhà bình dị tại xã Bình Hòa huyện Châu Thành, sau vài câu thăm hỏi, ông hay trao đổi thông tin về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Như bất chợt khi nói về đồng đội trong kháng chiến, ông kể hai mẫu chuyện nhỏ mà theo ông để lại dấu ấn suốt cuộc đời đi theo cách mạng của mình...
+ Mẫu chuyện thứ nhất: Con cá mè vinh và tiêu chuẩn đảng viên 4 tốt.
Một ngày đầu tháng 10/1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt. Các đơn vị của tỉnh đóng ở căn cứ B2, đối diện Châu Đốc. Mùa nước nổi tràn đồng, đồng chí Tùng (không nhớ rõ họ, chung Đại đội 1 - Tiểu đoàn 512 với đồng chí Huỳnh Trí) bơi xuồng chở thủ trưởng là đồng chí Tư Hờn (Đinh Văn Hờn), chính trị viên đại đội 1 đi công tác. Một chiến sĩ trinh sát khác làm nhiệm vụ cảnh giới ngồi phía trước. Trên đường về, trời xế bóng, thoáng thấy dưới mặt nước một con cá mè vinh to như bàn tay xòe đang mắc lưới, đồng chí Tùng quay xuồng chựng lại. Đồng chí Tư Hờn hỏi: “Có chuyện gì vậy?”. Đồng chí Tùng thưa thiệt là vớt cá mắc lưới về cho đại đội, bởi đồng chí Tùng biết rõ đơn vị tuy còn gạo do dân tiếp tế nhưng thực phẩm thì đã hết. Vừa giận, vừa thương, vừa căng thẳng nghĩ về nhiệm vụ chiến đấu sắp đến, đồng chí Tư Hờn im lặng không nói gì. Vậy là cá được đưa lên xuồng. Cánh đồng vẫn mênh mông sóng vỗ, không một bóng người.
Đêm xuống, bộ phận trinh sát của đại đội hì hụp ăn bữa tối, ai cũng khen ngon bởi có cá mè vinh, đồng chí Tư Hờn cũng được mời dùng chung.
Trong kháng chiến, thông thường sau một trận đánh hay chuyến công tác là từng tiểu đội, trung đội ngồi lại họp rút kinh nghiệm, kể cả bình xét thi đua. Đối với đảng viên, đoàn viên, kể cả chiến sĩ quần chúng phải đạt chuẩn “4 tốt” thì mới xem xét tiếp thành tích thi đua khác. Cụ thể 4 tốt gồm: “Thực hiện nhiệm vụ tốt; Đoàn kết tốt; Kỷ luật tốt; Chính sách dân vận tốt”.
Nghe thì đơn giản, nhưng chính cái tốt thứ tư mới là thử thách lớn nhất và rất nhiều người bị vấp phải. Trong một buổi họp tháng sau đó, đồng chí Tư Hờn, bí thư chi bộ đại đội 1 được bình xét đảng viên đạt tiêu chuẩn 4 tốt, đồng chí Tùng, đảng viên cũng vậy. Khi cuộc họp đến phần kết thúc, lấy biểu quyết, bất chợt đồng chí Tư Hờn đứng lên đề nghị hủy biên bản, làm lại từ đầu, nguyên do tự bản thân đồng chí thấy mình không xứng đáng. Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì đồng chí Tư Hờn tự kiểm điểm việc mình là bí thư chi bộ mà mặc nhiên để cho đảng viên (đồng chí Tùng) bắt cá của dân. Cả hội trường im lặng, không khí căng thẳng, nặng nề, không ai dám nhìn thằng vào đồng chí bí thư, nhất là những đồng chí cùng ăn bữa tối đêm đó. Đoạn, một phút trôi qua, đồng chí Tùng đứng lên xin tự phê bình và thừa nhận mình vi phạm tiêu chí thứ tư về chính sách dân vận, đã gỡ cá mè vinh mắc lưới của dân, làm mất niềm tin của bà con với cán bộ, chiến sĩ giải phóng quân. Tiếp sau đồng chí Tùng, đồng chí chiến sĩ trinh sát cũng tự nguyện xin rút lại bản thành tích đã được đơn vị đề nghị khen thưởng trong thi đua tháng, do ngồi cùng chung xuồng với đồng chí Tùng và thỏa hiệp việc bắt cá mè vinh.
Sự việc không dừng lại ở đó. Do chi bộ có 2 đảng viên (gồm đồng chí Tư Hờn và đồng chí Tùng) và một chiến sĩ không đạt tiêu chuẩn “4 tốt” nên về mặt chính quyền, năm đó cả đại đội, rồi tiểu đoàn 512 đều bị liên lụy nên cấp trên cắt toàn bộ khen thưởng thành tích. Điều đáng nói là thời điểm đó, đại đội 1 và tiểu đoàn 512 thành tích chiến đấu rất tốt. Cá nhân đồng chí Tùng là một chiến sĩ trinh sát giỏi, năm đó nếu không vì sự vụ cá mè vinh, đồng chí đương nhiên được đề nghị “Chiến sĩ thi đua” và thăng chức, thăng quân hàm. Về sau, đồng chí Tùng hy sinh trong một trận đánh trước ngày giải phóng miền Nam.
Câu chuyện này còn kéo dài mãi về sau. Đồng chí Sáu Hơn (nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang, nguyên Chính trị viên Tỉnh đội) mỗi khi có dịp nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương, ông xem đó là bài học về lòng tự trọng của người đảng viên, tính nêu gương chấp hành kỷ luật trong Đảng và trong Quân đội.
+ Mẫu chuyện thứ hai: 3 lóng mía và thành tích của một tiểu đoàn.
Một đêm tháng 5 năm 1969, trong một lần cùng đơn vị thuộc Đại đội 1 - Tiểu đoàn 510 (sau chuyển thành 512) tham gia trận đánh vào Vịnh Đồn thuộc xã Vĩnh Xương - Tân Châu, đồng chí Huỳnh Trí đảm nhiệm liên lạc đại đội. Thời điểm này đồng chí mới chỉ mới hơn 2 tháng chính thức tham gia lực lượng vũ trang tỉnh.
Giữa hai làn đạn pháo, lại phải chạy bộ như con thoi từ đại đội đến ban chỉ huy tiểu đoàn trên 200 mét, vừa đói, vừa mệt, đồng chí Trí có lúc như ngất đi, cổ họng khô cháy. Đúng lúc đồng chí ngã quỵ xuống con mương cặp bờ ruộng mía của dân, trong vầng sáng nhập nhòe, thoáng thấy một khúc mía nhô ra, đồng chí Trí vội chụp bẻ gọn 3 lóng mía (chừng hơn 30 cm) xước, nhai, nuốt nước ngon lành. Đúng lúc đó đồng chí Hai Cao (Trần Bá Cao), chính trị viên tiểu đoàn bắt gặp. Ông quát và nghiến răng như kềm chế sự tức giận: “Sao đồng chí dám ăn cắp mía của dân!”. Đồng chí Trí vừa sợ, vừa xấu hổ, vừa run, luống cuống bỏ dỡ một đoạn mía đang ăn xuống đất rồi ấp úng trả lời do đói và khát nên không kềm nén được, buộc phải vi phạm chính sách dân vận.
Chừng vài tháng sau, đến ngày họp bình xét thành tích năm, đồng chí Huỳnh Trí và một số cá nhân khác được đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Bởi từ ngày đầu nhập ngũ, đồng chí Trí được cấp trên biểu dương, tặng nhiều giấy khen đột kích về phục vụ chiến đấu. Nội dung, chương trình cuộc họp hôm đó diễn ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, từ cuối hội trường, đồng chí Huỳnh Trí không yên tâm, luôn ray rứt về việc mình đã làm nên đồng chí giơ tay xin có ý kiến, đề nghị rút tên khỏi danh sách đề nghị khen thưởng, nguyên do đồng chí tự nhận mình đã vi phạm chính sách dân vận, vì đã lỡ trộm 3 lóng mía của dân. Cả hội trường như sửng sờ, bởi không một ai nghe thấy về việc này, nếu đồng chí Trí không nói ra thì cả tập thể đại đội không hay biết. Quan trọng hơn là nếu đồng chí Trí vi phạm “4 tốt” thì tập thể cũng không được đề nghị xét thành tích, thậm chí cả tiểu đoàn cũng phải liên lụy.
Sau vài phút nặng nề trôi qua, đồng chí bí thư chi bộ và chỉ huy đại đội chấp thuận theo nguyện vọng của đồng chí Trí và biên bản được làm lại. Cuộc họp kết thúc, mỗi người mang tâm trạng khác nhau. Nhưng với đồng chí Trí như trút được nỗi niềm ray rứt cùng sự ân hận về lỗi vi phạm của mình nay được tập thể hiểu và chia sẻ.
Năm đó, thành tích của đại đội và của tiểu đoàn tuy không được như ý nhưng cá nhân đồng chí Trí và tập thể đại đội 1 được cấp trên ghi nhận về ý thức nghiêm túc tự phê bình và phê bình, dũng cảm đấu tranh với thói hư tật xấu.
Theo đại tá Huỳnh Trí qua 2 mẫu chuyện trên đã để lại bài học về lòng tự trọng của người chiến sĩ, người đảng viên trong Quân đội. Bởi chỉ có giữ nghiêm kỷ luật Quân đội, kỷ luật trong Đảng thì Quân đội ta mới mạnh, Đảng ta mới luôn trong sạch, luôn xứng đáng với niềm tin của quần chúng, nhân dân.
Hai mẫu chuyện trên tuy nhỏ nhưng vẫn mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương về việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, như di chúc của Người từng căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”./.
Văn Tranh (ghi theo lời kể của Đại tá Huỳnh Trí)
+ Mẫu chuyện thứ nhất: Con cá mè vinh và tiêu chuẩn đảng viên 4 tốt.
Một ngày đầu tháng 10/1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn ác liệt. Các đơn vị của tỉnh đóng ở căn cứ B2, đối diện Châu Đốc. Mùa nước nổi tràn đồng, đồng chí Tùng (không nhớ rõ họ, chung Đại đội 1 - Tiểu đoàn 512 với đồng chí Huỳnh Trí) bơi xuồng chở thủ trưởng là đồng chí Tư Hờn (Đinh Văn Hờn), chính trị viên đại đội 1 đi công tác. Một chiến sĩ trinh sát khác làm nhiệm vụ cảnh giới ngồi phía trước. Trên đường về, trời xế bóng, thoáng thấy dưới mặt nước một con cá mè vinh to như bàn tay xòe đang mắc lưới, đồng chí Tùng quay xuồng chựng lại. Đồng chí Tư Hờn hỏi: “Có chuyện gì vậy?”. Đồng chí Tùng thưa thiệt là vớt cá mắc lưới về cho đại đội, bởi đồng chí Tùng biết rõ đơn vị tuy còn gạo do dân tiếp tế nhưng thực phẩm thì đã hết. Vừa giận, vừa thương, vừa căng thẳng nghĩ về nhiệm vụ chiến đấu sắp đến, đồng chí Tư Hờn im lặng không nói gì. Vậy là cá được đưa lên xuồng. Cánh đồng vẫn mênh mông sóng vỗ, không một bóng người.
Cựu chiến binh Huỳnh Trí đi tìm hài cốt đồng đội
Đêm xuống, bộ phận trinh sát của đại đội hì hụp ăn bữa tối, ai cũng khen ngon bởi có cá mè vinh, đồng chí Tư Hờn cũng được mời dùng chung.
Trong kháng chiến, thông thường sau một trận đánh hay chuyến công tác là từng tiểu đội, trung đội ngồi lại họp rút kinh nghiệm, kể cả bình xét thi đua. Đối với đảng viên, đoàn viên, kể cả chiến sĩ quần chúng phải đạt chuẩn “4 tốt” thì mới xem xét tiếp thành tích thi đua khác. Cụ thể 4 tốt gồm: “Thực hiện nhiệm vụ tốt; Đoàn kết tốt; Kỷ luật tốt; Chính sách dân vận tốt”.
Nghe thì đơn giản, nhưng chính cái tốt thứ tư mới là thử thách lớn nhất và rất nhiều người bị vấp phải. Trong một buổi họp tháng sau đó, đồng chí Tư Hờn, bí thư chi bộ đại đội 1 được bình xét đảng viên đạt tiêu chuẩn 4 tốt, đồng chí Tùng, đảng viên cũng vậy. Khi cuộc họp đến phần kết thúc, lấy biểu quyết, bất chợt đồng chí Tư Hờn đứng lên đề nghị hủy biên bản, làm lại từ đầu, nguyên do tự bản thân đồng chí thấy mình không xứng đáng. Mọi người chưa hết ngạc nhiên thì đồng chí Tư Hờn tự kiểm điểm việc mình là bí thư chi bộ mà mặc nhiên để cho đảng viên (đồng chí Tùng) bắt cá của dân. Cả hội trường im lặng, không khí căng thẳng, nặng nề, không ai dám nhìn thằng vào đồng chí bí thư, nhất là những đồng chí cùng ăn bữa tối đêm đó. Đoạn, một phút trôi qua, đồng chí Tùng đứng lên xin tự phê bình và thừa nhận mình vi phạm tiêu chí thứ tư về chính sách dân vận, đã gỡ cá mè vinh mắc lưới của dân, làm mất niềm tin của bà con với cán bộ, chiến sĩ giải phóng quân. Tiếp sau đồng chí Tùng, đồng chí chiến sĩ trinh sát cũng tự nguyện xin rút lại bản thành tích đã được đơn vị đề nghị khen thưởng trong thi đua tháng, do ngồi cùng chung xuồng với đồng chí Tùng và thỏa hiệp việc bắt cá mè vinh.
Sự việc không dừng lại ở đó. Do chi bộ có 2 đảng viên (gồm đồng chí Tư Hờn và đồng chí Tùng) và một chiến sĩ không đạt tiêu chuẩn “4 tốt” nên về mặt chính quyền, năm đó cả đại đội, rồi tiểu đoàn 512 đều bị liên lụy nên cấp trên cắt toàn bộ khen thưởng thành tích. Điều đáng nói là thời điểm đó, đại đội 1 và tiểu đoàn 512 thành tích chiến đấu rất tốt. Cá nhân đồng chí Tùng là một chiến sĩ trinh sát giỏi, năm đó nếu không vì sự vụ cá mè vinh, đồng chí đương nhiên được đề nghị “Chiến sĩ thi đua” và thăng chức, thăng quân hàm. Về sau, đồng chí Tùng hy sinh trong một trận đánh trước ngày giải phóng miền Nam.
Câu chuyện này còn kéo dài mãi về sau. Đồng chí Sáu Hơn (nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang, nguyên Chính trị viên Tỉnh đội) mỗi khi có dịp nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương, ông xem đó là bài học về lòng tự trọng của người đảng viên, tính nêu gương chấp hành kỷ luật trong Đảng và trong Quân đội.
+ Mẫu chuyện thứ hai: 3 lóng mía và thành tích của một tiểu đoàn.
Một đêm tháng 5 năm 1969, trong một lần cùng đơn vị thuộc Đại đội 1 - Tiểu đoàn 510 (sau chuyển thành 512) tham gia trận đánh vào Vịnh Đồn thuộc xã Vĩnh Xương - Tân Châu, đồng chí Huỳnh Trí đảm nhiệm liên lạc đại đội. Thời điểm này đồng chí mới chỉ mới hơn 2 tháng chính thức tham gia lực lượng vũ trang tỉnh.
Giữa hai làn đạn pháo, lại phải chạy bộ như con thoi từ đại đội đến ban chỉ huy tiểu đoàn trên 200 mét, vừa đói, vừa mệt, đồng chí Trí có lúc như ngất đi, cổ họng khô cháy. Đúng lúc đồng chí ngã quỵ xuống con mương cặp bờ ruộng mía của dân, trong vầng sáng nhập nhòe, thoáng thấy một khúc mía nhô ra, đồng chí Trí vội chụp bẻ gọn 3 lóng mía (chừng hơn 30 cm) xước, nhai, nuốt nước ngon lành. Đúng lúc đó đồng chí Hai Cao (Trần Bá Cao), chính trị viên tiểu đoàn bắt gặp. Ông quát và nghiến răng như kềm chế sự tức giận: “Sao đồng chí dám ăn cắp mía của dân!”. Đồng chí Trí vừa sợ, vừa xấu hổ, vừa run, luống cuống bỏ dỡ một đoạn mía đang ăn xuống đất rồi ấp úng trả lời do đói và khát nên không kềm nén được, buộc phải vi phạm chính sách dân vận.
Chừng vài tháng sau, đến ngày họp bình xét thành tích năm, đồng chí Huỳnh Trí và một số cá nhân khác được đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Bởi từ ngày đầu nhập ngũ, đồng chí Trí được cấp trên biểu dương, tặng nhiều giấy khen đột kích về phục vụ chiến đấu. Nội dung, chương trình cuộc họp hôm đó diễn ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, từ cuối hội trường, đồng chí Huỳnh Trí không yên tâm, luôn ray rứt về việc mình đã làm nên đồng chí giơ tay xin có ý kiến, đề nghị rút tên khỏi danh sách đề nghị khen thưởng, nguyên do đồng chí tự nhận mình đã vi phạm chính sách dân vận, vì đã lỡ trộm 3 lóng mía của dân. Cả hội trường như sửng sờ, bởi không một ai nghe thấy về việc này, nếu đồng chí Trí không nói ra thì cả tập thể đại đội không hay biết. Quan trọng hơn là nếu đồng chí Trí vi phạm “4 tốt” thì tập thể cũng không được đề nghị xét thành tích, thậm chí cả tiểu đoàn cũng phải liên lụy.
Sau vài phút nặng nề trôi qua, đồng chí bí thư chi bộ và chỉ huy đại đội chấp thuận theo nguyện vọng của đồng chí Trí và biên bản được làm lại. Cuộc họp kết thúc, mỗi người mang tâm trạng khác nhau. Nhưng với đồng chí Trí như trút được nỗi niềm ray rứt cùng sự ân hận về lỗi vi phạm của mình nay được tập thể hiểu và chia sẻ.
Năm đó, thành tích của đại đội và của tiểu đoàn tuy không được như ý nhưng cá nhân đồng chí Trí và tập thể đại đội 1 được cấp trên ghi nhận về ý thức nghiêm túc tự phê bình và phê bình, dũng cảm đấu tranh với thói hư tật xấu.
Theo đại tá Huỳnh Trí qua 2 mẫu chuyện trên đã để lại bài học về lòng tự trọng của người chiến sĩ, người đảng viên trong Quân đội. Bởi chỉ có giữ nghiêm kỷ luật Quân đội, kỷ luật trong Đảng thì Quân đội ta mới mạnh, Đảng ta mới luôn trong sạch, luôn xứng đáng với niềm tin của quần chúng, nhân dân.
Hai mẫu chuyện trên tuy nhỏ nhưng vẫn mang tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ LLVT địa phương về việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, như di chúc của Người từng căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”./.
Văn Tranh (ghi theo lời kể của Đại tá Huỳnh Trí)