Minh chứng về một Việt Nam phát triển
- Được đăng: Thứ hai, 29 Tháng 7 2019 15:14
- Lượt xem: 1765
(TGAG)- Tổng cục Thống kê đã chính thức công bố những số liệu về cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc năm 2019. Từ những số liệu được công bố ấy, khi phân tích trên yếu tố khoa học cho thấy sự phát triển của đất nước đi đúng định hướng mà Đảng, Nhà nước đã vạch ra theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những chính sách vĩ mô về dân số, lao động đã được triển khai hiệu quả từ chính phủ đến địa phương. Tất cả đã tạo nên bức tranh toàn diện về một Việt Nam đang vươn mình phát triển trên nền tảng vững chắc.
Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01-4-2019 là 96.208.984 người. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, tụt 2 bậc so với cách đây 10 năm và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn này là 1,14%/năm, con số vàng trong bối cảnh nhiều quốc gia đã, đang giảm và già hóa dân số đáng báo động. Tỉ số giới tính rất cân bằng là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.
Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33 triệu người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63 triệu, chiếm 65,6% cho thấy, nông nghiệp, nông thôn vẫn là nền tảng vững chắc trong đời sống người dân Việt Nam. Trên phạm vi toàn quốc, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%; dân số có tình trạng “ly hôn” hoặc “ly thân” chỉ chiếm 2,1%; dân số góa vợ/chồng chiếm 6,2%. Không chỉ phát triển dân số ổn định mà công tác giáo dục, phổ cập giáo dục cũng đã phát triển vững chắc khi từ một quốc gia có hơn 90% dân số mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, giờ đây Việt Nam đã tự hào có 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học và 95,8% người dân trên 15 tuổi biết chữ.
Một con số khác để chúng ta thấy rằng, con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam lựa chọn là đúng đắn khi nhiều quốc gia phát triển, tư bản đang loay hoay, vật lộn với tỷ lệ người dân vô gia cư ngày một tăng thì Việt Nam hôm nay, trong tổng số 26,9 triệu hộ dân cư cả nước chỉ còn 4.800 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ. Hầu hết hộ dân cư ở Việt Nam đang sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố với 93,1%. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị đạt 98,2% và khu vực nông thôn là 90,3% cho thấy chính sách hỗ trợ nhà ở của Đảng, nhà nước và chung ta toàn xã hội xóa nhà tranh, tạm bợ, nhà Đại đoàn kết, nhà Tình thương giúp hàng triệu người có mái nhà ổn định, an cư lạc nghiệp. Trong vòng 20 năm qua, kể từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tỉ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng mạnh từ 63,2% năm 1999 lên 93,1% vào năm 2019 đã minh chứng rõ nét hơn.
Song song đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 23,5m2/người, cao hơn 6,8m2/người so với 10 năm trước. Cư dân thành thị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao hơn cư dân nông thôn, tương ứng là 24,9 m2/người và 22,7m2/người. Không có sự chênh lệch đáng kể về diện tích nhà ở bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế - xã hội.
Kết quả thể hiện ở số liệu của Tổng điều tra năm 2019 cho thấy nỗ lực và hiệu quả của nhiều chính sách trong thời gian qua đã được thực hiện tốt. Thành quả này có được là nhờ những Chủ trương, đường lối chính sách và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua; nhờ sự tin tưởng và những nỗ lực không ngừng của mỗi người dân Việt nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Sự Thật
------------------------
Tổng số dân của Việt Nam vào thời điểm 0 giờ ngày 01-4-2019 là 96.208.984 người. Với kết quả này, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới, tụt 2 bậc so với cách đây 10 năm và đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Sau 10 năm, kể từ năm 2009 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỉ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn này là 1,14%/năm, con số vàng trong bối cảnh nhiều quốc gia đã, đang giảm và già hóa dân số đáng báo động. Tỉ số giới tính rất cân bằng là 99,1 nam/100 nữ, trong đó khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,5 nam/100 nữ.
Trong 10 năm qua, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33 triệu người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63 triệu, chiếm 65,6% cho thấy, nông nghiệp, nông thôn vẫn là nền tảng vững chắc trong đời sống người dân Việt Nam. Trên phạm vi toàn quốc, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%; dân số có tình trạng “ly hôn” hoặc “ly thân” chỉ chiếm 2,1%; dân số góa vợ/chồng chiếm 6,2%. Không chỉ phát triển dân số ổn định mà công tác giáo dục, phổ cập giáo dục cũng đã phát triển vững chắc khi từ một quốc gia có hơn 90% dân số mù chữ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, giờ đây Việt Nam đã tự hào có 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học và 95,8% người dân trên 15 tuổi biết chữ.
Một con số khác để chúng ta thấy rằng, con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam lựa chọn là đúng đắn khi nhiều quốc gia phát triển, tư bản đang loay hoay, vật lộn với tỷ lệ người dân vô gia cư ngày một tăng thì Việt Nam hôm nay, trong tổng số 26,9 triệu hộ dân cư cả nước chỉ còn 4.800 hộ không có nhà ở. Tình trạng hộ không có nhà ở đang dần được cải thiện trong hai thập kỷ qua, từ mức 6,7 hộ/10.000 hộ vào năm 1999 đến nay là 1,8 hộ/10.000 hộ. Hầu hết hộ dân cư ở Việt Nam đang sống trong các ngôi nhà kiên cố hoặc bán kiên cố với 93,1%. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị đạt 98,2% và khu vực nông thôn là 90,3% cho thấy chính sách hỗ trợ nhà ở của Đảng, nhà nước và chung ta toàn xã hội xóa nhà tranh, tạm bợ, nhà Đại đoàn kết, nhà Tình thương giúp hàng triệu người có mái nhà ổn định, an cư lạc nghiệp. Trong vòng 20 năm qua, kể từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, tỉ lệ hộ sống trong nhà ở kiên cố và bán kiên cố đã tăng mạnh từ 63,2% năm 1999 lên 93,1% vào năm 2019 đã minh chứng rõ nét hơn.
Song song đó, diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 23,5m2/người, cao hơn 6,8m2/người so với 10 năm trước. Cư dân thành thị có diện tích nhà ở bình quân đầu người cao hơn cư dân nông thôn, tương ứng là 24,9 m2/người và 22,7m2/người. Không có sự chênh lệch đáng kể về diện tích nhà ở bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế - xã hội.
Kết quả thể hiện ở số liệu của Tổng điều tra năm 2019 cho thấy nỗ lực và hiệu quả của nhiều chính sách trong thời gian qua đã được thực hiện tốt. Thành quả này có được là nhờ những Chủ trương, đường lối chính sách và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua; nhờ sự tin tưởng và những nỗ lực không ngừng của mỗi người dân Việt nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Sự Thật
------------------------