Phê phán và loại trừ các luận điệu xuyên tạc!
- Được đăng: Chủ nhật, 14 Tháng 7 2019 21:10
- Lượt xem: 1872
(TGAG)- Các phần tử phản động kêu gào: “Toàn dân phải anh dũng đứng lên để thanh toán họa cộng sản”. Chúng vu cáo: “Tại Việt Nam, từ ngày mà họa cộng sản bao trùm lên tổ quốc thì tất cả chỉ là chuyên quyền, là tham nhũng, là ăn cướp của dân, là phản dân chủ, phản dân tộc… làm cho đất nước tan hoang và lòng người ly tán”.
Trái ngược với sự bịa đặt trắng trợn nói trên, cả thế giới đều biết: Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người từ dưới 100 USD đến nay đã đạt 2.580 USD. Theo công bố của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Chỉ số Phát triển con người của Việt Nam đang thuộc nhóm trung bình cao, năm 2017 đứng thứ 116/189 quốc gia (chỉ cần có thêm 0,006 điểm là đạt mức phát triển con người cao). Riêng trong lĩnh vực y tế và giáo dục đều cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Bà Caitlin Wiesen - Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam nhận định: “Với chỉ số Phát triển con người tăng 1,41% từ năm 1990, Việt Nam chỉ còn 4 bậc để vào nhóm các nước có mức phát triển con người cao. Nếu tăng cường nỗ lực giảm chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân cư, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm vào nhóm các nước có mức phát triển con người cao”.
Ông Scott Ciment, Cố vấn chính sách về pháp quyền của UNDP tại Việt Nam đánh giá: “Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong lĩnh vực nhân quyền… đã thẳng thắn chấp nhận 182/227 khuyến nghị của các nước về việc cải thiện nhân quyền; hoàn thành được 175 khuyến nghị và đang thực hiện hoặc xem xét tiếp 23 khuyến nghị”. Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski cũng từng nhấn mạnh: "Phía Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong thực hiện nhân quyền”.
Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner đã bày tỏ ấn tượng về những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là tấm gương thành công về phát triển kinh tế xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ. Ông khẳng định, tinh thần đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các quốc gia khác và UNDP luôn sát cánh với Việt Nam trên con đường phát triển này. Người tiền nhiệm của ông, bà Helen Clark cũng từng phát biểu: “Chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển đáng kinh ngạc của Việt Nam trong nhiều năm qua. Nếu nhìn vào mục tiêu Thiên niên kỷ mà LHQ đưa ra thì Việt Nam đã làm rất tốt, trong rất nhiều mục tiêu như chống đói nghèo, bảo vệ sức khỏe cho trẻ mới sinh, cân bằng giới, với việc tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ tham gia quá trình hoạch định chính sách, giáo dục, rất nhiều điểm tích cực mà chúng tôi đã đề cập đến trong nhiều diễn đàn khác nhau về sự phát triển của Việt Nam”.
Việt Nam đã được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với tỷ lệ ủng hộ rất cao (184/192). Đại sứ, đại diện nhiều nước đã khẳng định: Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với những gì được bầu chọn bởi Việt Nam không chỉ quan tâm phát triển kinh tế mà còn ưu tiên bảo vệ các quyền dân sự, văn hóa, xã hội của người dân. Việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền đã góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và tạo ra chất xúc tác đối với cả khu vực.
Vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao trong quan hệ quốc tế, đã thiết lập ngoại giao với hầu hết các nước, trong đó có 27 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện bao gồm cả 5 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Riêng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: “Hai nước khẳng định tiếp tục triển khai quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.
Việt Nam luôn ủng hộ đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực quyền con người, sẵn sàng cùng các quốc gia trên thế giới đóng góp và làm giàu thêm những giá trị của nhân loại về quyền con người./.
Sự thật
------------------
Trái ngược với sự bịa đặt trắng trợn nói trên, cả thế giới đều biết: Với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới, GDP bình quân đầu người từ dưới 100 USD đến nay đã đạt 2.580 USD. Theo công bố của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Chỉ số Phát triển con người của Việt Nam đang thuộc nhóm trung bình cao, năm 2017 đứng thứ 116/189 quốc gia (chỉ cần có thêm 0,006 điểm là đạt mức phát triển con người cao). Riêng trong lĩnh vực y tế và giáo dục đều cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Bà Caitlin Wiesen - Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam nhận định: “Với chỉ số Phát triển con người tăng 1,41% từ năm 1990, Việt Nam chỉ còn 4 bậc để vào nhóm các nước có mức phát triển con người cao. Nếu tăng cường nỗ lực giảm chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân cư, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm vào nhóm các nước có mức phát triển con người cao”.
Ông Scott Ciment, Cố vấn chính sách về pháp quyền của UNDP tại Việt Nam đánh giá: “Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào trong lĩnh vực nhân quyền… đã thẳng thắn chấp nhận 182/227 khuyến nghị của các nước về việc cải thiện nhân quyền; hoàn thành được 175 khuyến nghị và đang thực hiện hoặc xem xét tiếp 23 khuyến nghị”. Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chuyên trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski cũng từng nhấn mạnh: "Phía Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong thực hiện nhân quyền”.
Tổng Giám đốc UNDP Achim Steiner đã bày tỏ ấn tượng về những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là tấm gương thành công về phát triển kinh tế xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ. Ông khẳng định, tinh thần đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các quốc gia khác và UNDP luôn sát cánh với Việt Nam trên con đường phát triển này. Người tiền nhiệm của ông, bà Helen Clark cũng từng phát biểu: “Chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển đáng kinh ngạc của Việt Nam trong nhiều năm qua. Nếu nhìn vào mục tiêu Thiên niên kỷ mà LHQ đưa ra thì Việt Nam đã làm rất tốt, trong rất nhiều mục tiêu như chống đói nghèo, bảo vệ sức khỏe cho trẻ mới sinh, cân bằng giới, với việc tạo nhiều cơ hội cho phụ nữ tham gia quá trình hoạch định chính sách, giáo dục, rất nhiều điểm tích cực mà chúng tôi đã đề cập đến trong nhiều diễn đàn khác nhau về sự phát triển của Việt Nam”.
Việt Nam đã được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 với tỷ lệ ủng hộ rất cao (184/192). Đại sứ, đại diện nhiều nước đã khẳng định: Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với những gì được bầu chọn bởi Việt Nam không chỉ quan tâm phát triển kinh tế mà còn ưu tiên bảo vệ các quyền dân sự, văn hóa, xã hội của người dân. Việc Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền đã góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và tạo ra chất xúc tác đối với cả khu vực.
Vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao trong quan hệ quốc tế, đã thiết lập ngoại giao với hầu hết các nước, trong đó có 27 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện bao gồm cả 5 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Riêng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: “Hai nước khẳng định tiếp tục triển khai quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”.
Việt Nam luôn ủng hộ đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực quyền con người, sẵn sàng cùng các quốc gia trên thế giới đóng góp và làm giàu thêm những giá trị của nhân loại về quyền con người./.
Sự thật
------------------