Nhận diện, ngăn chặn, phản bác các thông tin sai lệch của các thế lực thù địch
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 20:30
- Lượt xem: 928
(TUAG)- Kể từ khi nước ta giành được độc lập, thống nhất Tổ quốc và tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đến nay, các thế lực thù địch không ngừng chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng điên cuồng chống phá chúng ta trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,... với nhiều thủ đoạn, phương thức thực hiện khác nhau, trong đó phổ biến nhất là sử dụng thông tin sai lệch.
Những thông tin sai lệch mà các đối tượng thù địch, phản động đăng tải, phát tán tập trung tuyên truyền vào một số nội dung chủ yếu sau: (1) Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; (2) Tung tin bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây mất lòng tin của Nhân dân vào phẩm chất, uy tín và năng lực của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; (3) Thông qua các trang mạng xã hội, chúng tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để kêu gọi biểu tình, khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của nước ta; (4) Các đối tượng phản động tung tin sai sự thật nhằm kích động, tập hợp các phần tử xấu, lôi kéo quần chúng nhân dân biểu tình chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh trật tự. Chúng khai thác những vấn đề gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân (nhất là vấn đề trong lĩnh vực đất đai, tài sản) kêu gọi người dân biểu tình, gây sức ép với chính quyền. Trong vòng 10 năm gần đây, thông qua mạng internet, các thế lực phản động đã kêu gọi hàng trăm cuộc tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, đồng thời gây thiệt hại nặng nề về tài sản, uy tín của Việt Nam (nhất là đối với các đơn vị kinh tế có yếu tố nước ngoài); (5) Đăng tải thông tin sai lệch nhằm tuyên truyền tư tưởng chính trị đối lập, tác động đến quá trình xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm lồng ghép vào đó các quan điểm sai trái, có lợi cho chúng và khiến chúng ta chệch hướng phát triển; (6) In ấn, đăng tải và phát tán thông tin sai lệch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của nước ta, kích động sự hằn thù giữa các tôn giáo với nhau, giữa các tôn giáo với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; kêu gọi sự ủng hộ, can thiệp từ bên ngoài nhằm mục đích đòi trả tự do cho những đối tượng chống đối bị các cơ quan chức năng bắt giữ; (7) Làm suy giảm vị trí, vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống. Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, một số tổ chức phản động lưu vong móc nối, cấu kết với một số phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước sử dụng những thông tin giả, triệt để khai thác ưu thế của không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam.
Vì vậy, để chủ động nắm bắt, ngăn chặn, phản bác lại các thông tin sai lệch của các thế lực thù địch, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch chống phá nước ta. Trong đó, trọng tâm là tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và Luật An ninh mạng[1]. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo 35, phát huy vai trò của các ban, bộ ngành[2], các đơn vị, địa phương tham gia công tác đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch.
Thứ hai, tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và nghiệp vụ về phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch nói chung, xử lý thông tin sai lệch nói riêng. Huy động các chuyên gia, nhà khoa học, phóng viên,... nghiên cứu làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức thực hiện của thuyết âm mưu và thuyết âm mưu chính trị. Từ đó, đăng tải tin bài phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Đồng thời, vạch trần bản chất xấu, độc trong thuyết âm mưu chính trị của chúng. Song song với hoạt động đó, cần đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong phòng ngừa, điều tra, xử lý những vụ việc liên quan đến tàng trữ, đăng tải và phát tán thông tin sai lệch chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Thứ ba, phải kịp thời phản bác những thông tin sai lệch mà các thế lực thù địch in ấn, đăng tải và phát tán. Để hiện thực hóa điều đó, chúng ta luôn xác định rõ “cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén” có thể “kết liễu” bất kỳ thông tin sai lệch nào của các thế lực phản động, thù địch, mặt khác chúng ta cần rút ngắn khâu biên tập, thẩm định, để đăng tải thông tin phản bác kịp thời. Bởi thực tiễn cho thấy, nếu kéo dài thời gian, thông tin sai lệch sẽ “lây lan” càng rộng, khả năng ngăn chặn nó sẽ càng giảm. Vì vậy, các cơ quan báo chí phải kịp thời đăng tải các bài viết phản bác các quan điểm sai trái, thông tin sai lệch, xấu độc của các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Thứ tư, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ những thông tin sai lệch, xấu độc của các thế lực chống phá nước ta. Thông tin sai lệch là “linh hồn” của thuyết âm mưu chính trị, là công cụ hữu hiệu nhất mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá Việt Nam. Vì vậy, phải luôn cảnh giác, có biện pháp cắt đứt chuỗi phát tán, lan truyền thông tin xấu độc, sai lệch là cách thức hiệu quả nhất trong phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch. Để làm được điều đó, phải đẩy mạnh công tác nắm tình hình, từ đó đánh giá đúng, trúng và kịp thời đưa ra giải pháp ngăn chặn đăng tải, phát tán thông tin; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ gỡ bỏ các thông tin sai lệch, độc hại[3] một cách nhanh nhất; chủ động đăng tải và phủ rộng thông tin chính thức nhằm vô hiệu hóa những thông tin sai lệch của các thế lực chống phá, thù địch.
Thứ năm, không ngừng nâng cao chất lượng truyền tải và độ tin cậy của thông tin trên các kênh đài. Do đó, một mặt phải đầu tư hạ tầng thông tin[4], chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp và chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu về thông tin trong tình hình mới, với phương châm “cập nhật, chính xác”. Mặt khác, quán triệt và thực hiện nghiêm túc “Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 12/5/2021 “về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông”, với yêu cầu trọng tâm là: Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ Tổ quốc; chủ động thích ứng với các phương tiện truyền thông mới, đa dạng hóa phương thức và nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm phục vụ hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước[5].
Trong cuộc đấu tranh này đòi hỏi chúng ta vừa đề cao cảnh giác, chủ động tấn công, đổi mới tư duy, có phương thức, biện pháp thích hợp, tăng cường tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, chính xác các quan điểm, tư tưởng, lý luận của Đảng, phản bác một cách mạnh mẽ, quyết liệt để kịp thời ngăn chặn sự chống phá về tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch dưới bất cứ hình thức nào. Điều cốt lõi là làm cho tư tưởng, lý luận của Đảng thấm sâu trong mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là với thế hệ trẻ để chính họ là những chủ thể mạnh mẽ, vững chắc làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch./.
___________
[1] Có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
[2] Đặc biệt là Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.
[3] Trong trường hợp đã được đăng tải, phát tán.
[4] Máy móc, trang thiết bị công nghệ.
[5] Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 12/5/2021 về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông, Hà Nội, 2021, tr.1-2.
Những thông tin sai lệch mà các đối tượng thù địch, phản động đăng tải, phát tán tập trung tuyên truyền vào một số nội dung chủ yếu sau: (1) Phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; (2) Tung tin bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt nhằm gây mất lòng tin của Nhân dân vào phẩm chất, uy tín và năng lực của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; (3) Thông qua các trang mạng xã hội, chúng tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để kêu gọi biểu tình, khiếu kiện đông người làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của nước ta; (4) Các đối tượng phản động tung tin sai sự thật nhằm kích động, tập hợp các phần tử xấu, lôi kéo quần chúng nhân dân biểu tình chống phá Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh trật tự. Chúng khai thác những vấn đề gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân (nhất là vấn đề trong lĩnh vực đất đai, tài sản) kêu gọi người dân biểu tình, gây sức ép với chính quyền. Trong vòng 10 năm gần đây, thông qua mạng internet, các thế lực phản động đã kêu gọi hàng trăm cuộc tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, đồng thời gây thiệt hại nặng nề về tài sản, uy tín của Việt Nam (nhất là đối với các đơn vị kinh tế có yếu tố nước ngoài); (5) Đăng tải thông tin sai lệch nhằm tuyên truyền tư tưởng chính trị đối lập, tác động đến quá trình xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm lồng ghép vào đó các quan điểm sai trái, có lợi cho chúng và khiến chúng ta chệch hướng phát triển; (6) In ấn, đăng tải và phát tán thông tin sai lệch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của nước ta, kích động sự hằn thù giữa các tôn giáo với nhau, giữa các tôn giáo với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; kêu gọi sự ủng hộ, can thiệp từ bên ngoài nhằm mục đích đòi trả tự do cho những đối tượng chống đối bị các cơ quan chức năng bắt giữ; (7) Làm suy giảm vị trí, vai trò của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc ứng phó với thách thức an ninh phi truyền thống. Trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, một số tổ chức phản động lưu vong móc nối, cấu kết với một số phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước sử dụng những thông tin giả, triệt để khai thác ưu thế của không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam.
Vì vậy, để chủ động nắm bắt, ngăn chặn, phản bác lại các thông tin sai lệch của các thế lực thù địch, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, quan điểm sai trái, thù địch của các thế lực thù địch chống phá nước ta. Trong đó, trọng tâm là tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và Luật An ninh mạng[1]. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo 35, phát huy vai trò của các ban, bộ ngành[2], các đơn vị, địa phương tham gia công tác đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch.
Thứ hai, tăng cường công tác nghiên cứu lý luận và nghiệp vụ về phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch nói chung, xử lý thông tin sai lệch nói riêng. Huy động các chuyên gia, nhà khoa học, phóng viên,... nghiên cứu làm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức thực hiện của thuyết âm mưu và thuyết âm mưu chính trị. Từ đó, đăng tải tin bài phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Đồng thời, vạch trần bản chất xấu, độc trong thuyết âm mưu chính trị của chúng. Song song với hoạt động đó, cần đẩy mạnh công tác nghiệp vụ, chuyên môn trong phòng ngừa, điều tra, xử lý những vụ việc liên quan đến tàng trữ, đăng tải và phát tán thông tin sai lệch chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.
Thứ ba, phải kịp thời phản bác những thông tin sai lệch mà các thế lực thù địch in ấn, đăng tải và phát tán. Để hiện thực hóa điều đó, chúng ta luôn xác định rõ “cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén” có thể “kết liễu” bất kỳ thông tin sai lệch nào của các thế lực phản động, thù địch, mặt khác chúng ta cần rút ngắn khâu biên tập, thẩm định, để đăng tải thông tin phản bác kịp thời. Bởi thực tiễn cho thấy, nếu kéo dài thời gian, thông tin sai lệch sẽ “lây lan” càng rộng, khả năng ngăn chặn nó sẽ càng giảm. Vì vậy, các cơ quan báo chí phải kịp thời đăng tải các bài viết phản bác các quan điểm sai trái, thông tin sai lệch, xấu độc của các thế lực thù địch chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Thứ tư, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ những thông tin sai lệch, xấu độc của các thế lực chống phá nước ta. Thông tin sai lệch là “linh hồn” của thuyết âm mưu chính trị, là công cụ hữu hiệu nhất mà các thế lực thù địch sử dụng để chống phá Việt Nam. Vì vậy, phải luôn cảnh giác, có biện pháp cắt đứt chuỗi phát tán, lan truyền thông tin xấu độc, sai lệch là cách thức hiệu quả nhất trong phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch. Để làm được điều đó, phải đẩy mạnh công tác nắm tình hình, từ đó đánh giá đúng, trúng và kịp thời đưa ra giải pháp ngăn chặn đăng tải, phát tán thông tin; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ gỡ bỏ các thông tin sai lệch, độc hại[3] một cách nhanh nhất; chủ động đăng tải và phủ rộng thông tin chính thức nhằm vô hiệu hóa những thông tin sai lệch của các thế lực chống phá, thù địch.
Thứ năm, không ngừng nâng cao chất lượng truyền tải và độ tin cậy của thông tin trên các kênh đài. Do đó, một mặt phải đầu tư hạ tầng thông tin[4], chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp và chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu về thông tin trong tình hình mới, với phương châm “cập nhật, chính xác”. Mặt khác, quán triệt và thực hiện nghiêm túc “Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 12/5/2021 “về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông”, với yêu cầu trọng tâm là: Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ Tổ quốc; chủ động thích ứng với các phương tiện truyền thông mới, đa dạng hóa phương thức và nội dung thông tin, tuyên truyền, bảo đảm phục vụ hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước[5].
Trong cuộc đấu tranh này đòi hỏi chúng ta vừa đề cao cảnh giác, chủ động tấn công, đổi mới tư duy, có phương thức, biện pháp thích hợp, tăng cường tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, chính xác các quan điểm, tư tưởng, lý luận của Đảng, phản bác một cách mạnh mẽ, quyết liệt để kịp thời ngăn chặn sự chống phá về tư tưởng, lý luận của các thế lực thù địch dưới bất cứ hình thức nào. Điều cốt lõi là làm cho tư tưởng, lý luận của Đảng thấm sâu trong mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là với thế hệ trẻ để chính họ là những chủ thể mạnh mẽ, vững chắc làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch./.
H.B
___________
[1] Có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
[2] Đặc biệt là Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông.
[3] Trong trường hợp đã được đăng tải, phát tán.
[4] Máy móc, trang thiết bị công nghệ.
[5] Thủ tướng Chính phủ: Chỉ thị số 12/CT-TTg, ngày 12/5/2021 về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông, Hà Nội, 2021, tr.1-2.