Không thể xuyên tạc một chuyến thăm hữu nghị đặc biệt
- Được đăng: Thứ sáu, 28 Tháng 10 2022 10:19
- Lượt xem: 1928
(TUAG)- Những ngày qua, khi các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đưa tin về chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 30/10 đến 1/11) theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, thì mạng xã hội “dậy sóng” những loạt tin xấu độc theo hướng “bài Hoa, thân Mỹ”.
Trong các luận điệu xuyên tạc phản động ấy, nổi lên một số quy chụp, suy diễn hồ đồ khi cho rằng đó là “một chuyến đi vội vã”, là “đi sang cống thiên triều”, là thể hiện sự “thần phục của Việt Nam trước Trung Quốc”… Và vì thế, Việt Nam sẽ gặp bất lợi trong mối quan hệ với Mỹ; Việt Nam sẽ tiếp tục mất biển, đảo với Trung Quốc; Việt Nam “hãy học Đài Loan” trước tham vong của Trung Quốc và Tập Cận Bình…
Song, sự thật vẫn ngời sáng, nên bất chấp những thông tin xấu độc đó, chuyến thăm hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến đất nước Trung Hoa ngay sau khi Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc thắng lợi đã khẳng định tầm quan trong và ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm hữu nghị này.
Một là, lịch sử quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ tiền bối dày công vun đắp. Suốt chiều dài lịch sử hai nước nói chung và 7 thập niên kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950) nói riêng, trên tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, quan hệ Việt – Trung đã đi qua những thăng trầm, nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính, là lựa chọn đúng đắn và mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước cũng không ngừng được xây đắp.
Cụ thể, kể từ năm 2008 khi 2 bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, đến nay Việt Nam và Trung quốc đã thiết lập khoảng 60 cơ chế giao lưu hợp tác từ Trung ương đến địa phương, phủ sóng gần như tất cả các lĩnh vực. Trong thực tế, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam cũng tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Gần nhất, trong cuộc chiến phòng và chống đại dịch COVID-19, Trung Quốc cũng là một trong những nước cung cấp vaccine nhiều nhất, đóng góp hiệu quả cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam. Còn trong các lĩnh vực khác, Việt Nam và Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa 2 quốc gia; đồng thời, tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới để kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện hiệu quả DOC, thúc đẩy tiến trình tham vấn COC…
Việt Nam luôn coi trọng và củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên chuyến đi thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này không phải là “sự thần phục’, càng không phải là Việt Nam “sợ Trung Quốc”, “sợ thiên triều” và cũng không phải là “ẩn trong lời mời của ông Tập Cận Bình có sự hối thúc nào mà ông Trọng không thể trì hoãn được” hay “sau khi quét sạch trong nhà, phải chăng đến lúc Tập Cận Bình muốn quét ngoài ngõ, mà Đảng CSVN được chọn để chiếu cố đầu tiên” như các thế lực thù địch xuyên tac, mà chính là nhằm tạo động lực và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước vốn đã có bề dày lịch sử.
72 năm qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế ổn định, tích cực và phát triển. Lãnh đạo 2 bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Đặc biệt, sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2/2021), Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội 2 nước đã có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng lớn quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa 2 nước. Gần nhất, 2 bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (tháng 7/2022)…
Hai là, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình không chỉ thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn khẳng định mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã vượt lên trên quan hệ song phương theo nghĩa thông thường và có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Thực tế, 5 năm trước, sau khi Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam để thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Đó cũng chính là sự thể hiện nhất quán truyền thống tăng cường giao lưu cấp cao giữa 2 Đảng, 2 nước sau Đại hội Đảng. Hơn nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các năm 1992, 1997, 2001, 2003, 2007; đặc biệt là 3 lần thăm Trung Quốc sau khi đảm nhận cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/2011, tháng 4/2015, tháng 1/2017). Vì thế, chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là “vội vã” cũng không phải vì “Việt Nam lép vế, thần phục Trung Quốc”, “đi chầu mẫu quốc” như các luận điệu xuyên tạc, mà nằm trong chương trình, kế hoạch chung giữa 2 Đảng và 2 Nhà nước; là mong muốn quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao 2 Đảng, 2 nước; đồng thời làm rõ những quan tâm, lập trường đúng đắn, các lợi ích chính đáng của Việt Nam.
Với chuyến thăm lần này, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với vị trí, vai trò là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như những tư tưởng, đường lối phát triển tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển; nhất là vị trí hạt nhân lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình được Đảng Cộng sản Trung Quốc xác lập; đồng thời thể hiện mong muốn củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp tục làm định hướng cho quan hệ 2 nước trong tương lai, chứ không phải “chỉ mang tính biểu tượng hay còn gì khác” và “chuyến đi lần này của ông Trọng có nhiều điểm bất thường khiến ngoại giới quan tâm” như suy diễn, đơm đặt của các thế lực thù địch.
Thông qua chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này, góp phần tăng cường quan hệ trên các kênh Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc; đồng thời, tạo chuyển biến mới trong hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác và nâng cao hợp tác quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa 2 nước tại các diễn đàn quốc tế… góp phần thúc đẩy chính sách của Trung Quốc về quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; ủng hộ Việt Nam phát triển, có vị thế quốc tế ngày càng cao.
Cuối cùng, phải khẳng định rằng: Không thể xuyên tạc hay bẻ cong được lịch sử. Chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này là thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, chứ không phải là “quan hệ Việt - Trung càng bền chặt. Cho nên, chuyến thăm hữu nghị lần này không chỉ khẳng định và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần củng cố và tăng cường sự hợp tác hữu nghị Việt - Trung phù hợp lợi ích căn bản, lâu dài của 2 Đảng, 2 Nhà nước và người dân 2 nước, mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, nên đặc biệt được dư luận 2 nước và quốc tế quan tâm./.
Trong các luận điệu xuyên tạc phản động ấy, nổi lên một số quy chụp, suy diễn hồ đồ khi cho rằng đó là “một chuyến đi vội vã”, là “đi sang cống thiên triều”, là thể hiện sự “thần phục của Việt Nam trước Trung Quốc”… Và vì thế, Việt Nam sẽ gặp bất lợi trong mối quan hệ với Mỹ; Việt Nam sẽ tiếp tục mất biển, đảo với Trung Quốc; Việt Nam “hãy học Đài Loan” trước tham vong của Trung Quốc và Tập Cận Bình…
Song, sự thật vẫn ngời sáng, nên bất chấp những thông tin xấu độc đó, chuyến thăm hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến đất nước Trung Hoa ngay sau khi Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc thắng lợi đã khẳng định tầm quan trong và ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm hữu nghị này.
Một là, lịch sử quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ tiền bối dày công vun đắp. Suốt chiều dài lịch sử hai nước nói chung và 7 thập niên kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950) nói riêng, trên tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, quan hệ Việt – Trung đã đi qua những thăng trầm, nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính, là lựa chọn đúng đắn và mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước cũng không ngừng được xây đắp.
Cụ thể, kể từ năm 2008 khi 2 bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, đến nay Việt Nam và Trung quốc đã thiết lập khoảng 60 cơ chế giao lưu hợp tác từ Trung ương đến địa phương, phủ sóng gần như tất cả các lĩnh vực. Trong thực tế, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam cũng tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Gần nhất, trong cuộc chiến phòng và chống đại dịch COVID-19, Trung Quốc cũng là một trong những nước cung cấp vaccine nhiều nhất, đóng góp hiệu quả cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam. Còn trong các lĩnh vực khác, Việt Nam và Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa 2 quốc gia; đồng thời, tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới để kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện hiệu quả DOC, thúc đẩy tiến trình tham vấn COC…
Việt Nam luôn coi trọng và củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên chuyến đi thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này không phải là “sự thần phục’, càng không phải là Việt Nam “sợ Trung Quốc”, “sợ thiên triều” và cũng không phải là “ẩn trong lời mời của ông Tập Cận Bình có sự hối thúc nào mà ông Trọng không thể trì hoãn được” hay “sau khi quét sạch trong nhà, phải chăng đến lúc Tập Cận Bình muốn quét ngoài ngõ, mà Đảng CSVN được chọn để chiếu cố đầu tiên” như các thế lực thù địch xuyên tac, mà chính là nhằm tạo động lực và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước vốn đã có bề dày lịch sử.
72 năm qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Trung Quốc duy trì xu thế ổn định, tích cực và phát triển. Lãnh đạo 2 bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Đặc biệt, sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2/2021), Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội 2 nước đã có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng lớn quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa 2 nước. Gần nhất, 2 bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (tháng 7/2022)…
Hai là, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình không chỉ thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn khẳng định mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã vượt lên trên quan hệ song phương theo nghĩa thông thường và có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
Thực tế, 5 năm trước, sau khi Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam để thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Đó cũng chính là sự thể hiện nhất quán truyền thống tăng cường giao lưu cấp cao giữa 2 Đảng, 2 nước sau Đại hội Đảng. Hơn nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các năm 1992, 1997, 2001, 2003, 2007; đặc biệt là 3 lần thăm Trung Quốc sau khi đảm nhận cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/2011, tháng 4/2015, tháng 1/2017). Vì thế, chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là “vội vã” cũng không phải vì “Việt Nam lép vế, thần phục Trung Quốc”, “đi chầu mẫu quốc” như các luận điệu xuyên tạc, mà nằm trong chương trình, kế hoạch chung giữa 2 Đảng và 2 Nhà nước; là mong muốn quan hệ Việt Nam - Trung Quốc phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao 2 Đảng, 2 nước; đồng thời làm rõ những quan tâm, lập trường đúng đắn, các lợi ích chính đáng của Việt Nam.
Với chuyến thăm lần này, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với vị trí, vai trò là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như những tư tưởng, đường lối phát triển tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển; nhất là vị trí hạt nhân lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình được Đảng Cộng sản Trung Quốc xác lập; đồng thời thể hiện mong muốn củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp tục làm định hướng cho quan hệ 2 nước trong tương lai, chứ không phải “chỉ mang tính biểu tượng hay còn gì khác” và “chuyến đi lần này của ông Trọng có nhiều điểm bất thường khiến ngoại giới quan tâm” như suy diễn, đơm đặt của các thế lực thù địch.
Thông qua chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này, góp phần tăng cường quan hệ trên các kênh Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc; đồng thời, tạo chuyển biến mới trong hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác và nâng cao hợp tác quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa 2 nước tại các diễn đàn quốc tế… góp phần thúc đẩy chính sách của Trung Quốc về quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; ủng hộ Việt Nam phát triển, có vị thế quốc tế ngày càng cao.
Cuối cùng, phải khẳng định rằng: Không thể xuyên tạc hay bẻ cong được lịch sử. Chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này là thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, chứ không phải là “quan hệ Việt - Trung càng bền chặt. Cho nên, chuyến thăm hữu nghị lần này không chỉ khẳng định và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần củng cố và tăng cường sự hợp tác hữu nghị Việt - Trung phù hợp lợi ích căn bản, lâu dài của 2 Đảng, 2 Nhà nước và người dân 2 nước, mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, nên đặc biệt được dư luận 2 nước và quốc tế quan tâm./.
HB