Bảo vệ Tổ quốc phải gắn với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN
- Được đăng: Thứ năm, 08 Tháng 7 2021 19:19
- Lượt xem: 7207
(TUAG)- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng là cuộc đấu tranh không tiếng súng nhưng hết sức cam go, phức tạp và quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có những biến động phức tạp, khó lường hiện nay. Việc nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, vì vậy luôn là vấn đề cấp thiết và đặc biệt quan trọng.
Gần đây, trên một số diễn đàn hải ngoại, xuất hiện các quan điểm xuyên tạc, chống lại đường lối, quan điểm của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta hiện nay. Tìm hiểu kỹ thì tác giả của các quan điểm trên, thực chất đều là các phần tử chống đối, cơ hội chính trị lâu nay vẫn không ngừng xuyên tạc, chống phá ta. Luận điểm mà chúng đưa ra là: Bảo vệ Tổ quốc chỉ đơn thuần là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, chứ không phải là bảo vệ một thể chế chính trị hay một đảng phái nào (!).
Tại sao các thế lực thù địch lại đặt vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ để chống lại quan điểm bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta trong lúc này? Chúng muốn dùng một vấn đề nhạy cảm để đánh vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, đối với đường lối của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, phải thấy đây là một quan điểm hoàn toàn ngụy biện, dùng những lý lẽ bề ngoài có vẻ đúng đắn, hình thức có vẻ logic, nhưng thực chất là sai trái, sai lầm cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn lịch sử, với ý đồ nhằm tạo cớ để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tách rời bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, phi chính trị hóa quân đội và công an nhân dân - lực lượng nòng cốt của sức mạnh tổng hợp quốc gia trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Về lý luận và pháp lý, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới dù có chế độ chính trị khác nhau, nhưng chế độ chính trị đó phải được gắn liền với lãnh thổ quốc gia và được quản lý, bảo vệ theo luật pháp của quốc gia đó, được luật pháp, cộng đồng quốc tế công nhận về chủ quyền cũng như chế độ chính trị của quốc gia đó. Như vậy chế độ chính trị (thường gắn với đảng cầm quyền) phải gắn liền với một quốc gia, lãnh thổ nhất định, không có quốc gia và chế độ chính trị chung chung cho cả xã hội loài người.
Chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị luôn gắn bó chặt chẽ biện chứng với nhau. Trong chủ quyền quốc gia đã bao hàm những chủ quyền cơ bản là quyền tối cao về lãnh thổ, quyền tối cao trong lãnh thổ gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, lập pháp, lập hiến, tư pháp, quyền độc lập trong chính sách ngoại giao. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại chủ quyền quốc gia dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền Nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia là yêu cầu tất yếu, nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Tách rời chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị là tư duy một chiều, sai lầm cả về quan điểm, lý luận và thực tiễn, không một luận cứ khoa học nào có thể chấp nhận được quan điểm đó.
Về thực tiễn lịch sử, hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng chính trị lãnh đạo duy nhất đưa dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, thành nước Việt Nam thống nhất, độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vai trò lãnh đạo của Đảng được đưa vào điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chế độ chính trị mà chúng ta đang xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải gắn liền với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, với bảo vệ Đảng và Nhà nước, là nguyên tắc bất di bất dịch, là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta hiện nay và cả mai sau.
Gần đây, trên một số diễn đàn hải ngoại, xuất hiện các quan điểm xuyên tạc, chống lại đường lối, quan điểm của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới - một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta hiện nay. Tìm hiểu kỹ thì tác giả của các quan điểm trên, thực chất đều là các phần tử chống đối, cơ hội chính trị lâu nay vẫn không ngừng xuyên tạc, chống phá ta. Luận điểm mà chúng đưa ra là: Bảo vệ Tổ quốc chỉ đơn thuần là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, chứ không phải là bảo vệ một thể chế chính trị hay một đảng phái nào (!).
Tại sao các thế lực thù địch lại đặt vấn đề về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ để chống lại quan điểm bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta trong lúc này? Chúng muốn dùng một vấn đề nhạy cảm để đánh vào niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, đối với đường lối của Đảng ta về bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, phải thấy đây là một quan điểm hoàn toàn ngụy biện, dùng những lý lẽ bề ngoài có vẻ đúng đắn, hình thức có vẻ logic, nhưng thực chất là sai trái, sai lầm cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn lịch sử, với ý đồ nhằm tạo cớ để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, tách rời bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, phi chính trị hóa quân đội và công an nhân dân - lực lượng nòng cốt của sức mạnh tổng hợp quốc gia trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Về lý luận và pháp lý, mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới dù có chế độ chính trị khác nhau, nhưng chế độ chính trị đó phải được gắn liền với lãnh thổ quốc gia và được quản lý, bảo vệ theo luật pháp của quốc gia đó, được luật pháp, cộng đồng quốc tế công nhận về chủ quyền cũng như chế độ chính trị của quốc gia đó. Như vậy chế độ chính trị (thường gắn với đảng cầm quyền) phải gắn liền với một quốc gia, lãnh thổ nhất định, không có quốc gia và chế độ chính trị chung chung cho cả xã hội loài người.
Chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị luôn gắn bó chặt chẽ biện chứng với nhau. Trong chủ quyền quốc gia đã bao hàm những chủ quyền cơ bản là quyền tối cao về lãnh thổ, quyền tối cao trong lãnh thổ gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, lập pháp, lập hiến, tư pháp, quyền độc lập trong chính sách ngoại giao. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại chủ quyền quốc gia dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền Nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia là yêu cầu tất yếu, nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN. Tách rời chủ quyền quốc gia và chế độ chính trị là tư duy một chiều, sai lầm cả về quan điểm, lý luận và thực tiễn, không một luận cứ khoa học nào có thể chấp nhận được quan điểm đó.
Về thực tiễn lịch sử, hơn 90 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là lực lượng chính trị lãnh đạo duy nhất đưa dân tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, thành nước Việt Nam thống nhất, độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Vai trò lãnh đạo của Đảng được đưa vào điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chế độ chính trị mà chúng ta đang xây dựng là chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính trị của Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng được thể hiện trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
Bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải gắn liền với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, với bảo vệ Đảng và Nhà nước, là nguyên tắc bất di bất dịch, là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta hiện nay và cả mai sau.
Sự thật (st)