Tri Tôn: kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Được đăng: Thứ sáu, 07 Tháng 12 2018 08:52
- Lượt xem: 2240
(TGAG)- Tri Tôn là huyện miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên 60.039,74 ha, gồm: đất sản xuất chiếm 75,03%, đất lâm nghiệp chiếm 13,25%, dân số 134.808 người/33.644 hộ, trong đó dân tộc Khmer 45.862 người/11.249 hộ. Huyện có 2 thị trấn, 13 xã (2 xã Vĩnh Gia, và Lạc Quới giáp nước bạn Campuchia, với đường biên giới dài 15,5 km). Toàn huyện có 5.247 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 15,58%, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Ngoài ra, nơi đây có nhiều di tích lịch sử cách mạng, khu vực sinh thái, vừa là động lực, tiềm năng để phát triển công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, du lịch.
Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân huyện cùng nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 18/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Huyện ủy xây dựng Kế hoạch số 18-KH/HU, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành 56 văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện. Đặc biệt huyện có kế hoạch phát động phong trào thi đua “Tri Tôn chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện luôn được kiện toàn. Hiện nay, Ban Chỉ đạo huyện có 37 thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là Trưởng ban, 2 phó trưởng ban (1 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là Phó trưởng ban Thường trực), các thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban ngành, đoàn thể có liên quan. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Điều phối Chương trình. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo huyện với 14 thành viên được phân công phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới.
Hoạt động của 13 ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã ngày càng được phát huy, đi vào chiều sâu. Số lượng mỗi ban quản lý xã có từ 25 đến 30 thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm phó trưởng ban và thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể xã, trưởng ban ấp và một số nông dân có uy tín, có ảnh hưởng tốt đến cộng đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Ban Chỉ đạo huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các xã. Trong năm 2018, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 11 buổi kiểm tra tiến độ thực hiện ở 13 xã, trong đó tập trung chú trọng xã điểm Lương Phi và kiểm tra kế hoạch duy trì nâng chất 2 xã đã đạt chuẩn xã nông thôn mới nhằm xử lý khó khăn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo huyện còn lồng ghép triển khai và kết luận trong các hội nghị, kịp thời chỉ đạo cấp xã tổ chức quán triệt thông suốt trong nội bộ và nhân dân hưởng ứng, thực hiện.
Từ 2016 - 2018, huyện tổ chức 256 cuộc tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhất là Hội thi “Cán bộ - Hội nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới”... có 7.680 lượt người tham dự. Qua tuyên truyền, vận động đã xuất hiện nhiều mô hình như “Dân vận khéo”, “5 không, 3 sạch”, “Nông dân giỏi tham gia phát triển sản xuất xây dựng nông thôn mới” gắn với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Nhận thức của cán bộ công chức và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt, từ đó tích cực, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo đang trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện.
Kết quả thực hiện đến nay cụ thể như sau: vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.624 triệu đồng (đã giải ngân 1.144 triệu đồng, đạt 70,44%); vốn xây dựng cơ bản đầu tư cho trường chuẩn quốc gia có 7 công trình, với số tiền 30.939 triệu đồng (đã giải ngân đạt 100%); vốn nhân dân đóng góp bằng tiền mặt 36.832 triệu đồng, 12.138 ngày công lao động và hiến đất 7.848 m2 làm đường giao thông nông thôn. Đến tháng 6/2018, đã có 2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới gồm Vĩnh Gia (năm 2016) và Tà Đảnh (năm 2017). Bình quân các xã trong huyện đạt 11,15/19 tiêu chí, 36,92/49 chỉ tiêu. Cụ thể: xã Lương An Trà, Lương Phi đạt 13 tiêu chí; Tân Tuyến đạt 12 tiêu chí; Châu Lăng, Cô Tô đạt 11 tiêu chí; Lạc Quới, Lê Trì đạt 9 tiêu chí; Núi Tô, An Tức, Ô Lâm đạt 8 tiêu chí và Vĩnh Phước đạt 7 tiêu chí.
Để đạt những kết quả trên là do công tác chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thực hiện được các cấp tiến hành thường xuyên, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện, xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và có lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp. Ban Chỉ đạo huyện chủ động trong chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thực hiện các nội dung, các tiêu chí, cùng với xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu đúng về xây dựng nông thôn mới đã tạo thuận lợi trong việc huy động được các nguồn lực.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, quan tâm đào tạo cán bộ, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tích cực huy động các nguồn lực, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời động viên, khen thưởng nhằm đạt tiến độ xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra ./.
TRẦN VĂN HỢP
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tri Tôn
Những năm qua, cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân huyện cùng nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Thực hiện Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 18/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, Huyện ủy xây dựng Kế hoạch số 18-KH/HU, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành 56 văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện. Đặc biệt huyện có kế hoạch phát động phong trào thi đua “Tri Tôn chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”.
Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện luôn được kiện toàn. Hiện nay, Ban Chỉ đạo huyện có 37 thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là Trưởng ban, 2 phó trưởng ban (1 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là Phó trưởng ban Thường trực), các thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban ngành, đoàn thể có liên quan. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Điều phối Chương trình. Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo huyện với 14 thành viên được phân công phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới.
Hoạt động của 13 ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã ngày càng được phát huy, đi vào chiều sâu. Số lượng mỗi ban quản lý xã có từ 25 đến 30 thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm phó trưởng ban và thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể xã, trưởng ban ấp và một số nông dân có uy tín, có ảnh hưởng tốt đến cộng đồng.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Ban Chỉ đạo huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các xã. Trong năm 2018, Ban Chỉ đạo đã tổ chức 11 buổi kiểm tra tiến độ thực hiện ở 13 xã, trong đó tập trung chú trọng xã điểm Lương Phi và kiểm tra kế hoạch duy trì nâng chất 2 xã đã đạt chuẩn xã nông thôn mới nhằm xử lý khó khăn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo huyện còn lồng ghép triển khai và kết luận trong các hội nghị, kịp thời chỉ đạo cấp xã tổ chức quán triệt thông suốt trong nội bộ và nhân dân hưởng ứng, thực hiện.
Từ 2016 - 2018, huyện tổ chức 256 cuộc tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhất là Hội thi “Cán bộ - Hội nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới”... có 7.680 lượt người tham dự. Qua tuyên truyền, vận động đã xuất hiện nhiều mô hình như “Dân vận khéo”, “5 không, 3 sạch”, “Nông dân giỏi tham gia phát triển sản xuất xây dựng nông thôn mới” gắn với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Nhận thức của cán bộ công chức và người dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt, từ đó tích cực, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm sáng tạo đang trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện.
Kết quả thực hiện đến nay cụ thể như sau: vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.624 triệu đồng (đã giải ngân 1.144 triệu đồng, đạt 70,44%); vốn xây dựng cơ bản đầu tư cho trường chuẩn quốc gia có 7 công trình, với số tiền 30.939 triệu đồng (đã giải ngân đạt 100%); vốn nhân dân đóng góp bằng tiền mặt 36.832 triệu đồng, 12.138 ngày công lao động và hiến đất 7.848 m2 làm đường giao thông nông thôn. Đến tháng 6/2018, đã có 2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới gồm Vĩnh Gia (năm 2016) và Tà Đảnh (năm 2017). Bình quân các xã trong huyện đạt 11,15/19 tiêu chí, 36,92/49 chỉ tiêu. Cụ thể: xã Lương An Trà, Lương Phi đạt 13 tiêu chí; Tân Tuyến đạt 12 tiêu chí; Châu Lăng, Cô Tô đạt 11 tiêu chí; Lạc Quới, Lê Trì đạt 9 tiêu chí; Núi Tô, An Tức, Ô Lâm đạt 8 tiêu chí và Vĩnh Phước đạt 7 tiêu chí.
Để đạt những kết quả trên là do công tác chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thực hiện được các cấp tiến hành thường xuyên, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện, xã tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và có lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp. Ban Chỉ đạo huyện chủ động trong chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thực hiện các nội dung, các tiêu chí, cùng với xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên trong công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu đúng về xây dựng nông thôn mới đã tạo thuận lợi trong việc huy động được các nguồn lực.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, quan tâm đào tạo cán bộ, tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tích cực huy động các nguồn lực, tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời động viên, khen thưởng nhằm đạt tiến độ xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra ./.
TRẦN VĂN HỢP
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Tri Tôn