Châu Phú phát huy vai trò người dân trong xây dựng nông thôn mới
- Được đăng: Thứ ba, 18 Tháng 7 2017 14:54
- Lượt xem: 2500
(TGAG)- Xây dựng nông thôn mới là đổi mới nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do đó, phải phát huy vai trò chủ thể của người dân, gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Châu Phú đã huy động được sức mạnh đoàn kết, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Xây dựng nông thôn mới thực sự đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là thay đổi về kết cấu hạ tầng nông thôn, khơi dậy tinh thần tự chủ, cùng chung tay đóng góp để xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đời sống của người dân đã ngày càng ổn định, phát huy dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, tạo thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Ở tất cả các cấp, các ngành trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân luôn được chú trọng, nhất là tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phương châm, các nội dung và cơ chế, chính sách của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Đài truyền thanh huyện đã xây dựng 22 chuyên mục tuyên truyền về nông thôn mới với 92 tin, 5 câu chuyện truyền thanh, 3 phóng sự, 18 bài viết. Ngoài ra, Đài truyền thanh các xã/thị trấn cũng đã tuyên truyền hơn 188 tin, bài liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Từ đó, người dân đã hăng hái, chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Văn Dũng – người dân ấp Bình Phú, xã Bình Thủy, một trong những người dân tích cực cùng địa phương xây dựng nông thôn mới phấn khởi nói: “từ khi xã triển khai xây dựng nông thôn mới, người dân rất quan tâm và chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu theo quy định, đặc biệt là các tiêu chí, chỉ tiêu không cần vốn đầu tư của Nhà nước. Ngoài ra, bản thân tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn xã tích cực hưởng ứng, góp công, góp của thực hiện các công trình phúc lợi cho người dân”.
Tính đến nay, huyện đã đạt 6/9 tiêu chí và 8/14 chỉ tiêu theo Quyết định 558 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 6 tiêu chí đã đạt gồm: tiêu chí 1 về quy hoạch, tiêu chí 3 về thủy lợi, tiêu chí 4 về điện, tiêu chí 6 về sản xuất, tiêu chí 8 về an ninh trật tự xã hội, tiêu chí 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Về các chỉ tiêu, hiện huyện còn 6 chỉ tiêu chưa đạt gồm: chỉ tiêu 2.1 hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã; chỉ tiêu 2.2 tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch; chỉ tiêu 5.1 bệnh viện huyện đạt chuẩn bệnh viện hạng 3, Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia; chỉ tiêu 5.2 Trung tâm văn hóa – thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa – thể thao kết nối với các xã có hiệu quả; chỉ tiêu 5.3 tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn; chỉ tiêu 7.1 hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn.
Có thể nói, chỉ khi nào thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Khi người dân đã hiểu, tin tưởng và hưởng ứng thì người dân sẽ tích cực, chủ động đóng góp công sức, tiền của để cùng địa phương xây dựng nông thôn mới./.
Qua thời gian triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Châu Phú đã huy động được sức mạnh đoàn kết, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Xây dựng nông thôn mới thực sự đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là thay đổi về kết cấu hạ tầng nông thôn, khơi dậy tinh thần tự chủ, cùng chung tay đóng góp để xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đời sống của người dân đã ngày càng ổn định, phát huy dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, tạo thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại địa phương.
Ở tất cả các cấp, các ngành trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân luôn được chú trọng, nhất là tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phương châm, các nội dung và cơ chế, chính sách của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Đài truyền thanh huyện đã xây dựng 22 chuyên mục tuyên truyền về nông thôn mới với 92 tin, 5 câu chuyện truyền thanh, 3 phóng sự, 18 bài viết. Ngoài ra, Đài truyền thanh các xã/thị trấn cũng đã tuyên truyền hơn 188 tin, bài liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Từ đó, người dân đã hăng hái, chủ động hơn trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Văn Dũng – người dân ấp Bình Phú, xã Bình Thủy, một trong những người dân tích cực cùng địa phương xây dựng nông thôn mới phấn khởi nói: “từ khi xã triển khai xây dựng nông thôn mới, người dân rất quan tâm và chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu theo quy định, đặc biệt là các tiêu chí, chỉ tiêu không cần vốn đầu tư của Nhà nước. Ngoài ra, bản thân tôi cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn xã tích cực hưởng ứng, góp công, góp của thực hiện các công trình phúc lợi cho người dân”.
Tính đến nay, huyện đã đạt 6/9 tiêu chí và 8/14 chỉ tiêu theo Quyết định 558 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 6 tiêu chí đã đạt gồm: tiêu chí 1 về quy hoạch, tiêu chí 3 về thủy lợi, tiêu chí 4 về điện, tiêu chí 6 về sản xuất, tiêu chí 8 về an ninh trật tự xã hội, tiêu chí 9 về chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Về các chỉ tiêu, hiện huyện còn 6 chỉ tiêu chưa đạt gồm: chỉ tiêu 2.1 hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã; chỉ tiêu 2.2 tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch; chỉ tiêu 5.1 bệnh viện huyện đạt chuẩn bệnh viện hạng 3, Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia; chỉ tiêu 5.2 Trung tâm văn hóa – thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa – thể thao kết nối với các xã có hiệu quả; chỉ tiêu 5.3 tỷ lệ trường trung học phổ thông đạt chuẩn; chỉ tiêu 7.1 hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn.
Có thể nói, chỉ khi nào thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân thì công cuộc xây dựng nông thôn mới mới đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Khi người dân đã hiểu, tin tưởng và hưởng ứng thì người dân sẽ tích cực, chủ động đóng góp công sức, tiền của để cùng địa phương xây dựng nông thôn mới./.
Nguyễn Nghị