Tọa đàm khoa học về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn
- Được đăng: Thứ sáu, 10 Tháng 6 2022 10:10
- Lượt xem: 1106
(TUAG) Ngày 10/6, tại Hội trường Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thoại Sơn, Bảo tàng An Giang phối hợp Hội Khoa học lịch sử (KHLS) tỉnh và UBND huyện Thoại Sơn, tổ chức Tọa đàm khoa học về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn để làm căn cứ đề xuất xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Tham dự buổi Tọa đàm về phía cấp tỉnh có ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh; Tiến sĩ Ngô Quang Láng - Phó Chủ tịch Hội KHLS tỉnh; ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL); bà Hồ Thị Hồng Chi, Giám đốc Bảo tàng An Giang; ông Trần Ngọc Trường Giang, Phó Trưởng Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo tỉnh. Về phía huyện Thoại Sơn có ông Nguyễn Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND huyện cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành huyện; đại diện lãnh đạo xã và nhân chứng lịch sử sinh sống trên địa bàn xã Tây Phú cùng tham dự buổi tọa đàm.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn cho buổi Tọa đàm, lãnh đạo Bảo tàng An Giang đã khái quát về giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú, sự cần thiết của công tác khảo sát, nghiên cứu để xúc tiến lập hồ sơ đề xuất UBND tỉnh xếp hạng công nhận di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn cho thế hệ mai sau.
Đại biểu và nhân chứng lịch sử phát biểu tại buổi Tọa đàm khoa học
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều ý kiến bổ sung, phân tích làm rõ nét thêm về giá trị văn hóa của di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng dân gian địa phương và quá trình định cư, khai phá vùng đất Thoại Sơn của tiền nhân. Mặt khác, di tích miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú có giá trị lịch sử cách mạng to lớn, tiêu biểu của địa phương do khu vực miếu nằm trong vùng đệm của cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ 1945 - 1975 nên cần được ghi nhận như là một địa điểm cơ sở cách mạng, là nơi để thông tin liên lạc, nơi tiếp tế lương thực và dừng chân của lực lượng cách mạng địa phương. Đặc biệt, khu vực xung quanh miếu là nơi diễn ra những trận đánh tàu sắt địch, đánh tiêu diệt đồn bót, bẻ gãy các trận càn của địch, giữ vững cơ sở, bảo vệ lực lượng cách mạng, bảo vệ nhân dân địa phương cho đến ngày chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì vậy, miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú tiêu biểu và xứng đáng để lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét công nhận di tích lịch sử cách mạng.
Ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang phát biểu kết luận buổi Tọa đàm khoa học
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh đánh giá cao kết quả buổi tọa đàm đã cơ bản thỏa mãn mục đích, yêu cầu đặt ra, đóng góp thêm nhiều căn cứ, tư liệu quý góp minh chứng cho giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú - nơi ghi dấu ấn cho tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân vùng đất Nam bộ và là chứng tích lịch sử cách mạng ghi đậm những chiến công của đảng bộ và nhân dân địa phương qua suốt hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Do đó, miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú có đủ các tiêu chí và thật sự xứng đáng để ngành chức năng lập hồ sơ đề xuất UBND tỉnh xếp hạng công nhận di tích. “Huyện và xã cần có kế hoạch sưu tầm, lưu trữ tài liệu, vật dụng, câu chuyện kể của các bậc cao niên và nhân chứng lịch sử có liên quan đến quá trình hình thành miếu Bà Chúa xứ và lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân xã Tây Phú để minh chứng, củng cố thêm cho giá trị lịch sử, văn hóa của di tích để sớm được công nhận” - ông Đặng Hoài Dũng đề xuất./.
Đại biểu tham dự Tọa đàm khoa học về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn
Tham dự buổi Tọa đàm về phía cấp tỉnh có ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh; Tiến sĩ Ngô Quang Láng - Phó Chủ tịch Hội KHLS tỉnh; ông Trương Bá Trạng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL); bà Hồ Thị Hồng Chi, Giám đốc Bảo tàng An Giang; ông Trần Ngọc Trường Giang, Phó Trưởng Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo tỉnh. Về phía huyện Thoại Sơn có ông Nguyễn Ngọc Điệp - Phó Chủ tịch UBND huyện cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành huyện; đại diện lãnh đạo xã và nhân chứng lịch sử sinh sống trên địa bàn xã Tây Phú cùng tham dự buổi tọa đàm.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn cho buổi Tọa đàm, lãnh đạo Bảo tàng An Giang đã khái quát về giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú, sự cần thiết của công tác khảo sát, nghiên cứu để xúc tiến lập hồ sơ đề xuất UBND tỉnh xếp hạng công nhận di tích nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của di tích miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn cho thế hệ mai sau.
Đại biểu và nhân chứng lịch sử phát biểu tại buổi Tọa đàm khoa học
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã có nhiều ý kiến bổ sung, phân tích làm rõ nét thêm về giá trị văn hóa của di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng dân gian địa phương và quá trình định cư, khai phá vùng đất Thoại Sơn của tiền nhân. Mặt khác, di tích miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú có giá trị lịch sử cách mạng to lớn, tiêu biểu của địa phương do khu vực miếu nằm trong vùng đệm của cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ 1945 - 1975 nên cần được ghi nhận như là một địa điểm cơ sở cách mạng, là nơi để thông tin liên lạc, nơi tiếp tế lương thực và dừng chân của lực lượng cách mạng địa phương. Đặc biệt, khu vực xung quanh miếu là nơi diễn ra những trận đánh tàu sắt địch, đánh tiêu diệt đồn bót, bẻ gãy các trận càn của địch, giữ vững cơ sở, bảo vệ lực lượng cách mạng, bảo vệ nhân dân địa phương cho đến ngày chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vì vậy, miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú tiêu biểu và xứng đáng để lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét công nhận di tích lịch sử cách mạng.
Ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh An Giang phát biểu kết luận buổi Tọa đàm khoa học
Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh đánh giá cao kết quả buổi tọa đàm đã cơ bản thỏa mãn mục đích, yêu cầu đặt ra, đóng góp thêm nhiều căn cứ, tư liệu quý góp minh chứng cho giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú - nơi ghi dấu ấn cho tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân vùng đất Nam bộ và là chứng tích lịch sử cách mạng ghi đậm những chiến công của đảng bộ và nhân dân địa phương qua suốt hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Do đó, miếu Bà Chúa xứ xã Tây Phú có đủ các tiêu chí và thật sự xứng đáng để ngành chức năng lập hồ sơ đề xuất UBND tỉnh xếp hạng công nhận di tích. “Huyện và xã cần có kế hoạch sưu tầm, lưu trữ tài liệu, vật dụng, câu chuyện kể của các bậc cao niên và nhân chứng lịch sử có liên quan đến quá trình hình thành miếu Bà Chúa xứ và lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân xã Tây Phú để minh chứng, củng cố thêm cho giá trị lịch sử, văn hóa của di tích để sớm được công nhận” - ông Đặng Hoài Dũng đề xuất./.
Thanh Hải