Nghĩ về công tác Dân vận qua một bài báo của Bác Hồ
- Được đăng: Thứ ba, 19 Tháng 5 2015 05:25
- Lượt xem: 3412
(TGAG)- Ngày 15 tháng 10 năm 1949, trên tờ báo Sự Thật số 120 đã đăng bài “DÂN VẬN “ của tác giả X.Y.Z(*) một trong những bút danh của Bác Hồ- một nhà báo lỗi lạc và là vị lãnh tụ kiệt xuất muôn vàn kính yêu của dân tộc ta- bài báo này đã thể hiện rõ tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Có thể nói, đây là bài học rất dễ hiểu, cụ thể nhưng vô cùng sâu sắc và là cốt lỏi của quan điểm người Cộng sản. Bác đã viết: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên…” Nhận thức rõ những điều Bác viết, làm theo lời Bác dạy như trên thì đất nước ta, dân tộc ta chắc chắn sẽ trường tồn và tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, nêu lên nguyên tắc trên, trong bài Dân Vận, Bác còn chỉ ra rằng: “… Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân…” cụ thể hơn Người dạy là “…tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được …” và nên nhớ rằng: “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành …”
Thực tế đã chứng minh tư tưởng đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi chúng ta thực thi quy chế Dân chủ ở cơ sở. Biết bao công trình công cộng như: Làm đường giao thông nông thôn, làm đê bao ngăn lũ, làm cầu bắc qua sông rạch, xây dựng trường học, trạm xá, xây dựng chợ, quy hoạch dân cư, công tác tuyển quân, công tác xóa đói giảm nghèo, công tác phòng chống tệ nạn xã hội, công tác xây dựng gia đình văn hóa-ấp văn hóa v,v… nơi nào đưa ra công khai giúp cho dân biết lợi ích của việc phải làm để dân bàn bạc góp ý tìm biện pháp, dân đồng lòng đóng góp công sức và dân kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả hay không… thì mang lại kết quả thiết thực. Chính nhờ phong trào “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” phát triển mạnh, khai thác được nội lực, bộ mặt địa phương nhanh chóng thay đổi theo chiều hướng ngày càng giàu đẹp hơn. Nơi nào vì lý do gì đó, có thể là ảnh hưởng đến quyền lợi của một ai đó mà không dám công khai thực hiện nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chậm được triển khai thực hiện, hoặc thực hiện không hiệu quả, tình hình mọi mặt của địa phương đó trì trệ, ì ạch và tụt hậu ngay so với những địa phương khác trong khu vực. Thậm chí có nơi còn phát sinh tình trạng gây thắc mắc trong dân, khiến dân phải thưa kiện vượt cấp, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với tổ chức Đảng, với chính quyền cơ sở.
Công tác Dân Vận là vậy, nhưng ai làm công tác Dân vận? - Bài báo của Bác Hồ cũng đã chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận…” và người làm công tác dân vận phải “…óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh…” Thiết nghĩ bài báo của Bác Hồ đã nói rõ. Thế nhưng trong thực tế, còn có nơi, có lúc xem nhẹ công tác Dân vận, thậm chí còn có người quan niệm sai lầm nghiêm trọng cho rằng “…Thắng làm Vua - thua về Mặt Trận (!)” Một quan niệm không phải bản chất của người Cộng sản sống “Mình vì mọi người” mà lộ rõ tính công thần, địa vị, cá nhân chủ nghĩa. Một số nơi khi bố trí phân công cán bộ, thấy ai được phân công phụ trách công tác Dân vận thì cho rằng “người đó có vấn đề ?” Nếu ai làm cán bộ tổ chức mà nghĩ như vậy khi phân công cán bộ là xem nhẹ công tác Dân vận, là không nắm vững quan điểm lập trường của Đảng, là sai lầm nghiêm trọng; bởi lẽ nhận thức sai lầm này sẽ kềm hãm sức mạnh lãnh đạo của Đảng, là không tạo được mối quan hệ gắn bó cần thiết giữa Đảng với Dân.
Mặt khác, có người còn thiếu tinh thần trách nhiệm cho rằng công tác Dân vận này của Mặt trận, không phải của mình- Một cán bộ nông nghiệp hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi cũng là đã tham gia làm công tác dân vận… Tuy nhiên, cũng có người cứ đến giờ ra khỏi nhà, lên xe đến cơ quan, ngồi vào bàn làm việc, hết giờ, ra về, chỉ nghe biết tình hình địa phương qua báo cáo của cấp dưới, xa rời quần chúng nên thường hay lúng túng khi triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là không thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với công tác dân vận. Phong cách làm việc như vậy đáng phê phán.
Bài báo Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học vô giá bởi tầm tư tưởng vượt thời gian, không gian của nó; và là kim chỉ Nam cho tất cả cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức đoàn thể quần chúng. Nhân dân cũng cần nên biết bài viết này để hiểu rõ hơn tư tưởng của Bác Hồ, quan điểm của Đảng ta và nhất là nhân dân hiểu rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mình để đóng góp công sức xây dựng tổ chức Đảng và chính quyền từ cơ sở đến Trung ương cho thật trong sạch, vững mạnh…
Mai Bửu Minh
________________________
(*) Hồ Chí Minh .Toàn tập , t5, tr 689-700.
Có thể nói, đây là bài học rất dễ hiểu, cụ thể nhưng vô cùng sâu sắc và là cốt lỏi của quan điểm người Cộng sản. Bác đã viết: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên…” Nhận thức rõ những điều Bác viết, làm theo lời Bác dạy như trên thì đất nước ta, dân tộc ta chắc chắn sẽ trường tồn và tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, nêu lên nguyên tắc trên, trong bài Dân Vận, Bác còn chỉ ra rằng: “… Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân…” cụ thể hơn Người dạy là “…tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được …” và nên nhớ rằng: “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành …”
Thực tế đã chứng minh tư tưởng đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi chúng ta thực thi quy chế Dân chủ ở cơ sở. Biết bao công trình công cộng như: Làm đường giao thông nông thôn, làm đê bao ngăn lũ, làm cầu bắc qua sông rạch, xây dựng trường học, trạm xá, xây dựng chợ, quy hoạch dân cư, công tác tuyển quân, công tác xóa đói giảm nghèo, công tác phòng chống tệ nạn xã hội, công tác xây dựng gia đình văn hóa-ấp văn hóa v,v… nơi nào đưa ra công khai giúp cho dân biết lợi ích của việc phải làm để dân bàn bạc góp ý tìm biện pháp, dân đồng lòng đóng góp công sức và dân kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả hay không… thì mang lại kết quả thiết thực. Chính nhờ phong trào “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” phát triển mạnh, khai thác được nội lực, bộ mặt địa phương nhanh chóng thay đổi theo chiều hướng ngày càng giàu đẹp hơn. Nơi nào vì lý do gì đó, có thể là ảnh hưởng đến quyền lợi của một ai đó mà không dám công khai thực hiện nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chậm được triển khai thực hiện, hoặc thực hiện không hiệu quả, tình hình mọi mặt của địa phương đó trì trệ, ì ạch và tụt hậu ngay so với những địa phương khác trong khu vực. Thậm chí có nơi còn phát sinh tình trạng gây thắc mắc trong dân, khiến dân phải thưa kiện vượt cấp, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân với tổ chức Đảng, với chính quyền cơ sở.
Công tác Dân Vận là vậy, nhưng ai làm công tác Dân vận? - Bài báo của Bác Hồ cũng đã chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận…” và người làm công tác dân vận phải “…óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh…” Thiết nghĩ bài báo của Bác Hồ đã nói rõ. Thế nhưng trong thực tế, còn có nơi, có lúc xem nhẹ công tác Dân vận, thậm chí còn có người quan niệm sai lầm nghiêm trọng cho rằng “…Thắng làm Vua - thua về Mặt Trận (!)” Một quan niệm không phải bản chất của người Cộng sản sống “Mình vì mọi người” mà lộ rõ tính công thần, địa vị, cá nhân chủ nghĩa. Một số nơi khi bố trí phân công cán bộ, thấy ai được phân công phụ trách công tác Dân vận thì cho rằng “người đó có vấn đề ?” Nếu ai làm cán bộ tổ chức mà nghĩ như vậy khi phân công cán bộ là xem nhẹ công tác Dân vận, là không nắm vững quan điểm lập trường của Đảng, là sai lầm nghiêm trọng; bởi lẽ nhận thức sai lầm này sẽ kềm hãm sức mạnh lãnh đạo của Đảng, là không tạo được mối quan hệ gắn bó cần thiết giữa Đảng với Dân.
Mặt khác, có người còn thiếu tinh thần trách nhiệm cho rằng công tác Dân vận này của Mặt trận, không phải của mình- Một cán bộ nông nghiệp hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi cũng là đã tham gia làm công tác dân vận… Tuy nhiên, cũng có người cứ đến giờ ra khỏi nhà, lên xe đến cơ quan, ngồi vào bàn làm việc, hết giờ, ra về, chỉ nghe biết tình hình địa phương qua báo cáo của cấp dưới, xa rời quần chúng nên thường hay lúng túng khi triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là không thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với công tác dân vận. Phong cách làm việc như vậy đáng phê phán.
Bài báo Dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học vô giá bởi tầm tư tưởng vượt thời gian, không gian của nó; và là kim chỉ Nam cho tất cả cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức đoàn thể quần chúng. Nhân dân cũng cần nên biết bài viết này để hiểu rõ hơn tư tưởng của Bác Hồ, quan điểm của Đảng ta và nhất là nhân dân hiểu rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mình để đóng góp công sức xây dựng tổ chức Đảng và chính quyền từ cơ sở đến Trung ương cho thật trong sạch, vững mạnh…
Mai Bửu Minh
(*) Hồ Chí Minh .Toàn tập , t5, tr 689-700.