Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong tỉnh
- Được đăng: Thứ hai, 23 Tháng 5 2016 08:52
- Lượt xem: 3999
(TGAG)- Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước. Vì vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng phát huy dân chủ trong mọi tổ chức, hoạt động; đặc biệt là quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân
Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay của tỉnh. Sự cần thiết đó, mang ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc cho hôm nay và cho cả tương lai sau này. Nghị quyết 08B-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Chúng ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh cộng đồng dân tộc, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân. Nền tảng của khối đoàn kết toàn dân là giai cấp công nhân, nông dân lao động và trí thức xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước là nhằm thực hiện và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng và nhà nước trong sạch, vững mạnh là sự nghiệp chính của mình. Mặt khác nhân dân chủ động xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc, đấu tranh với những hiện tượng không lành mạnh trong nội bộ nhân dân, tích cực thực hiện đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các chủ trương chính sách của nhà nước”.
Đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 30-CT/TW vào năm 1998, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở mới được phát huy rộng rãi trong quần chúng nhân dân, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức viên chức. Dưới sự lãnh đạo đầy sáng tạo của Ban Chấp Đảng bộ tỉnh, việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh An Giang đã và đang thực hiện có hiệu quả với các hình thức dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đã có bước phát triển, tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của nhân dân, tạo ra những mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có sức lan tỏa lớn cụ thể như:
Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, chương trình an sinh xã hội đã huy động được số tiền trên 100 tỷ đồng để xây dựng cất mới, sửa chữa cầu nông thôn, rải cát, đá, bê tông và nhựa hóa đường giao thông nông thôn, mắc đèn đường, mua xe chuyển bệnh miễn phí, xây trường học, trạm y tế. Ngoài ra, hệ thống Mặt trận các cấp còn vận động Quỹ “Vì người nghèo” gồm tiền và hiện vật trên 800 tỷ đồng, từ số tiền trên đã cất mới trên 33.000 căn nhà cho hộ nghèo, trị giá trên 340 tỷ đồng; sửa chữa 18.009 căn nhà, trị giá 46,6 tỷ đồng; trợ giúp học hành cho 211.299 lượt hộ nghèo, số tiền 20,81 tỷ đồng; khám chữa bệnh cho 394.652 lượt người nghèo, số tiền 38,75 tỷ đồng; trợ giúp cho sản xuất 7.672 trường hợp, số tiền 5,13 tỷ đồng; thăm hỏi tặng quà cho 1.270.063 hộ nghèo, số tiền 171,67 tỷ đồng, trợ giúp khó khăn đột xuất cho 696.404 lượt người, số tiền 114,11 tỷ đồng. Ngoài ra, mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã xây dựng nhiều mô hình tốt, cách làm hay để huy động sự đóng góp của nhân dân như: tổ cất nhà, làm cầu, đường từ thiện; bồ lúa, hũ gạo tình thương; xe chuyển bệnh miễn phí; tiết kiệm vì phụ nữ nghèo; mỗi tháng một người nghèo được giúp đỡ... ở các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành và thành phố Long Xuyên .
Từ thực tiễn cho thấy, phần lớn các công trình xây dựng ở cấp xã đều có sự huy động nhân dân đóng góp xây dựng, các công trình này đều có chất lượng đảm bảo, nhất là về kinh phí ít hơn rất nhiều so với công trình do nhà nước đầu tư do không phải tốn các khoản về đấu thầu, giám sát và hỗ trợ bồi thường khi thu hồi đất vì các công trình này đều được nhân dân hiến đất để xây dựng. Đạt được kết quả như trên là do sự công khai, minh bạch các khoản đóng góp của nhân dân nên đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ thực sự đã đáp ứng được sự mong mỏi của Nhân dân đối với những yêu cầu cơ bản nhất trong cách làm việc, ứng xử của chính quyền cơ sở đối với Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành, chỉ đạo, quản lý của chính quyền. Chuyển biến rõ nét nhất đó chính là sự thay đổi về nhận thức, cách thức và lề lối làm việc của chính quyền theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. Cán bộ công chức cấp xã đã sát và gần dân hơn, biết lắng nghe ý kiến Nhân dân trong việc xây dựng các mục tiêu, kế hoạch chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc thực hiện chức năng công quyền cũng như việc chăm lo đến quyền và lợi ích của người dân đã được thực hiện ngày càng tốt hơn. Nếu như trước đây chính quyền còn có biểu hiện hành chính, quan liêu, cửa quyền, áp đặt, người dân ít biết đến công việc của chính quyền thì nay vai trò của người dân đã được tôn trọng, chính quyền đã tiếp thu, lắng nghe ý kiến góp ý sát đáng của người dân.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân chính là chủ thể, là người thực hiện và thụ hưởng thành quả từ chương trình. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân hưởng lợi”, quy chế dân chủ được phát huy rộng rãi trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ đến tận cơ sở, tinh thần đoàn kết, chung sức của cộng đồng nhân dân được phát huy. Từ đó tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 13 xã được công nhận là xã nông thôn mới.
Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân trong giai đoạn mới phải thật sự quan tâm coi việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhằm nâng cao lòng tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước./.
Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay của tỉnh. Sự cần thiết đó, mang ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc cho hôm nay và cho cả tương lai sau này. Nghị quyết 08B-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Chúng ta cần tiếp tục phát huy khả năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh cộng đồng dân tộc, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân. Nền tảng của khối đoàn kết toàn dân là giai cấp công nhân, nông dân lao động và trí thức xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước là nhằm thực hiện và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Đảng và nhà nước trong sạch, vững mạnh là sự nghiệp chính của mình. Mặt khác nhân dân chủ động xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc, đấu tranh với những hiện tượng không lành mạnh trong nội bộ nhân dân, tích cực thực hiện đường lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các chủ trương chính sách của nhà nước”.
Đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 30-CT/TW vào năm 1998, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở mới được phát huy rộng rãi trong quần chúng nhân dân, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức viên chức. Dưới sự lãnh đạo đầy sáng tạo của Ban Chấp Đảng bộ tỉnh, việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh An Giang đã và đang thực hiện có hiệu quả với các hình thức dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đã có bước phát triển, tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của nhân dân, tạo ra những mô hình, điển hình trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có sức lan tỏa lớn cụ thể như:
Với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, chương trình an sinh xã hội đã huy động được số tiền trên 100 tỷ đồng để xây dựng cất mới, sửa chữa cầu nông thôn, rải cát, đá, bê tông và nhựa hóa đường giao thông nông thôn, mắc đèn đường, mua xe chuyển bệnh miễn phí, xây trường học, trạm y tế. Ngoài ra, hệ thống Mặt trận các cấp còn vận động Quỹ “Vì người nghèo” gồm tiền và hiện vật trên 800 tỷ đồng, từ số tiền trên đã cất mới trên 33.000 căn nhà cho hộ nghèo, trị giá trên 340 tỷ đồng; sửa chữa 18.009 căn nhà, trị giá 46,6 tỷ đồng; trợ giúp học hành cho 211.299 lượt hộ nghèo, số tiền 20,81 tỷ đồng; khám chữa bệnh cho 394.652 lượt người nghèo, số tiền 38,75 tỷ đồng; trợ giúp cho sản xuất 7.672 trường hợp, số tiền 5,13 tỷ đồng; thăm hỏi tặng quà cho 1.270.063 hộ nghèo, số tiền 171,67 tỷ đồng, trợ giúp khó khăn đột xuất cho 696.404 lượt người, số tiền 114,11 tỷ đồng. Ngoài ra, mặt trận tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên đã xây dựng nhiều mô hình tốt, cách làm hay để huy động sự đóng góp của nhân dân như: tổ cất nhà, làm cầu, đường từ thiện; bồ lúa, hũ gạo tình thương; xe chuyển bệnh miễn phí; tiết kiệm vì phụ nữ nghèo; mỗi tháng một người nghèo được giúp đỡ... ở các huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành và thành phố Long Xuyên .
Từ thực tiễn cho thấy, phần lớn các công trình xây dựng ở cấp xã đều có sự huy động nhân dân đóng góp xây dựng, các công trình này đều có chất lượng đảm bảo, nhất là về kinh phí ít hơn rất nhiều so với công trình do nhà nước đầu tư do không phải tốn các khoản về đấu thầu, giám sát và hỗ trợ bồi thường khi thu hồi đất vì các công trình này đều được nhân dân hiến đất để xây dựng. Đạt được kết quả như trên là do sự công khai, minh bạch các khoản đóng góp của nhân dân nên đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ thực sự đã đáp ứng được sự mong mỏi của Nhân dân đối với những yêu cầu cơ bản nhất trong cách làm việc, ứng xử của chính quyền cơ sở đối với Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành, chỉ đạo, quản lý của chính quyền. Chuyển biến rõ nét nhất đó chính là sự thay đổi về nhận thức, cách thức và lề lối làm việc của chính quyền theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. Cán bộ công chức cấp xã đã sát và gần dân hơn, biết lắng nghe ý kiến Nhân dân trong việc xây dựng các mục tiêu, kế hoạch chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Việc thực hiện chức năng công quyền cũng như việc chăm lo đến quyền và lợi ích của người dân đã được thực hiện ngày càng tốt hơn. Nếu như trước đây chính quyền còn có biểu hiện hành chính, quan liêu, cửa quyền, áp đặt, người dân ít biết đến công việc của chính quyền thì nay vai trò của người dân đã được tôn trọng, chính quyền đã tiếp thu, lắng nghe ý kiến góp ý sát đáng của người dân.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân chính là chủ thể, là người thực hiện và thụ hưởng thành quả từ chương trình. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân hưởng lợi”, quy chế dân chủ được phát huy rộng rãi trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện quy chế dân chủ đến tận cơ sở, tinh thần đoàn kết, chung sức của cộng đồng nhân dân được phát huy. Từ đó tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 13 xã được công nhận là xã nông thôn mới.
Phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân trong giai đoạn mới phải thật sự quan tâm coi việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền, cơ quan, đơn vị, nhằm nâng cao lòng tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước./.
VÕ THÀNH SANG