Kỳ 2: Phát huy vai trò của Đảng trong xây dựng đường biên cột mốc
- Được đăng: Chủ nhật, 03 Tháng 11 2019 16:12
- Lượt xem: 1887
(TGAG)- An Giang có 5 huyện, thị xã, thành phố giáp biên giới và có 2 cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên và Vĩnh Xương; 2 cửa khẩu chính là Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông, 1 cửa khẩu phụ Bắc Đai. Xuất phát từ tính chất vô cùng quan trọng của biên giới và vị trí địa chính trị, An Giang có vị trí chiến lược về quốc phòng-an ninh rất quan trọng trên biên giới Tây Nam. Với sự nỗ lực của Đảng bộ tỉnh, đến nay, công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới An Giang cơ bản hoàn thành hơn 80%. Đây không chỉ là điều kiện thuận lợi trong quản lý, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, giữ vững chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà còn là điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, xây dựng tình hữu nghị, đoàn kết bền vững giữa tỉnh An Giang (Việt Nam) với 2 tỉnh TàKeo, KanDal (Vương quốc Campuchia).
* Nhiều kết quả quan trọng
Trước đây đường biên giới An Giang được xác lập 66 cột mốc lớn, nhỏ (cắm vào các năm 1876, 1935). Từ khi Hiệp ước 1985 được ký kết, đường biên giới An Giang chưa được triển khai cắm mốc mà 2 bên vẫn quản lý biên giới theo hiện trạng. Theo Hiệp ước 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005, đường biên giới tỉnh An Giang gồm 46 vị trí với 48 cột mốc. Đoạn biên giới bắt đầu từ Mốc quốc giới 241 (Vĩnh Xương) đến Mốc quốc giới 286 (Vĩnh Gia).
Với sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, trong đó có vai trò của Bộ đội Biên phòng An Giang, công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền tỉnh An Giang (Việt Nam) với 2 tỉnh TàKeo, KanDal (Vương quốc Campuchia) đạt được nhiều bước tiến quan trọng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết: những năm qua, An Giang luôn quan tâm chỉ đạo công tác quản lý biên giới lãnh thổ và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh của tỉnh. Đến nay, ta và bạn đã xác định, xây dựng xong 35/46 mốc chính (33/33 mốc tiếp giáp với tỉnh Tàkeo, 2/13 mốc tiếp giáp với tỉnh KanDal); 93/93 cột mốc phụ và 63/63 cọc dấu tiếp giáp với tỉnh Tàkeo phân giới 75,828 km đường biên giới đường bộ và đường sông. Mối quan hệ hữu nghị giữa chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang với chính quyền và nhân dân hai tỉnh TàKeo và KanDal (Campuchia) ngày càng thân thiện, tăng cường sự tin cậy, hiểu biết, đoàn kết, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đẩy nhanh tiến độ phân giới căm mốc, giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
Lực lượng bảo vệ biên giới 2 nước trên đường tuần tra song phương
Hiện nay, trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang có 5/17 cặp cụm dân cư ký kết nghĩa giữa các khóm, ấp của Việt Nam với các ấp, phum, sóc của Campuchia và có 11 Đồn Biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang ký kết nghĩa với lực lượng Bộ đội Biên phòng nước bạn Campuchia đối diện. Nói như Trung tá Men Chan Đia, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bộ đội Biên phòng đường bộ 01, Vương quốc Campuchia thì: “Đây là sự kiện trọng đại đánh dấu mối quan hệ của hai bên phát triển lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; thống nhất giải quyết các vấn đề nảy sinh trên đoạn biên giới giữa hai bên trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tôn trọng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…, góp phần xây dựng và vun đắp đường biên giới chung luôn hòa bình, hợp tác, cùng phát triển thịnh vượng”.
* Tăng cường vai trò của Đảng lãnh đạo
Để có được kết quả đó, tỉnh đã tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết: "Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phân giới căm mốc, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng tỉnh, triển khai các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác phân giới căm mốc đến cán bộ, chiến sĩ, nhất là các Đồn Biên phòng tuyến biên giới và kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả. Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xây dựng Nghị quyết lãnh đạo chuyên đề; Bộ Chỉ huy ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện; chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc Quân khu 9; Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ phân giới cắm mốc trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các sở, ban ngành, các địa phương biên giới quán triệt và tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phân giới căm mốc, trách nhiệm của mọi công dân đối với công tác này".
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền phân giới cắm mốc sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới; vận động các hộ dân có đất sản xuất sát biên giới tạo điều kiện cho việc phân giới cắm mốc. Qua đó, đã duy trì được 98 tổ/73 khóm, ấp giáp biên về tự quản đường biên, cột mốc và 855/855 hộ dân có đất sản xuất giáp biên giới ký kết với Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự khóm, ấp khu vực biên giới… thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hợp tác với chính quyền, lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia, đặc biệt duy trì quan hệ chặt chẽ với lực lượng phân giới cắm mốc và các lực lượng vũ trang của nước bạn. Hai bên phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững ổn định an ninh chính trị khu vực biên giới, phục vụ tốt công tác phân giới cắm mốc.
Dưới sự lãnh chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh, Bộ Đội Biên phòng an ninh biên giới được giữ vững, công tác phối hợp giữa các lực lượng như Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng, Hải quan giữa ta và bạn diễn ra tốt đẹp, an ninh trật tự trên tuyến biên giới được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân hai bên biên giới. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch hợp tác trong công tác phòng chống các loại tội phạm như buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, mua bán trái phép chất ma túy, vũ khí, buôn bán người, vượt biên trái phép... Các lực lượng đứng chân trên biên giới của hai bên duy trì tốt việc trao đổi, phối hợp tuần tra song phương, bảo vệ các mốc dấu, cột mốc đã và đang xây dựng; ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các phần tử xấu.
Bộ độ Biên phòng An Giang khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho người dân tỉnh Tàkeo (Campuchia)
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang chia sẻ: “Tình hình quan hệ giữa nhân dân hai bên khu vực biên giới khá thân thiện và hợp tác phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; các lực lượng quản lý bảo vệ biên giới thường xuyên, duy trì các hoạt động phối hợp chặt chẽ trong quan hệ đối ngoại giữa chính quyền và các lực lượng trên biên giới như: duy trì gặp gỡ, đối thoại và trao đổi thông tin tình hình, thăm viếng nhau trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, cùng giải quyết các vấn đề vướng mắc, mâu thuẫn giữa nhân dân vùng giáp biên của hai nước. Các hoạt động đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi mua bán hàng hoá, sản xuất nông nghiệp, thăm thân họ hàng, dòng tộc và giao lưu văn hoá nhân dịp các ngày lễ và tết cổ truyền của hai nước".
Trong 20 năm qua, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh quán triệt sâu sắc các quan điểm, nhiệm vụ, nguyên tắc, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo; cụ thể hóa chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị, địa bàn. Đẩy mạnh các hoạt động công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở địa phương vùng có đông đồng bào tôn giáo vững mạnh toàn diện. Qua đó, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho Bộ đội Biên phòng 6.680 tin, trong đó có 3.680 tin có giá trị, góp phần giải quyết tốt các vụ việc xảy ra trên biên giới.
Hàng năm, UBND tỉnh, Bộ đội Biên phòng An Giang sang hai tỉnh KanDal và TàKeo (Campuchia) thăm, làm việc, hội đàm nắm tình hình có liên quan đến hai bên biên giới. Qua đó, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới ba tỉnh, ký bản ghi nhớ thống nhất công tác phối hợp trong bảo vệ biên giới thời gian tới, góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, đồng bào dân tộc Chăm, Khmer khu vực biên giới. Từ đó, cảnh báo người dân địa bàn biên giới, bọn tội phạm lợi dụng địa hình phức tạp, sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin để đưa sang biên giới bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, xâm hại tình dục trẻ em. Qua tuyên truyền nhằm góp phần hạn chế thấp nhất vụ án liên quan đến mua bán người và trẻ em, các loại tệ nạn xã hội trên địa bàn, nêu cao tinh thần cảnh giác về các thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Đảng ủy Bộ đội Biên phòng còn phát huy vai trò người uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số; cùng địa phương tổ chức thực hiện công tác dân tộc, thực hiện chương trình, dự án góp phần chuyển dịch, từng bước xóa đói giảm nghèo; tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Theo Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng An Giang: Chăm lo sức khỏe cho người dân, dọc tuyến biên giới đã xây dựng 3 Trạm xá Quân Dân y của Bộ đội Biên phòng An Giang khám, chữa bệnh miễn phí cho cư dân biên giới, đặc biệt là người dân nước bạn Campuchia. Bình quân mỗi năm, các Trạm xá quân dân y này đã khám, cấp thuốc miễn phí và điều trị cho trên 2.000 người dân nước bạn sống ở phía biên giới tiếp giáp cải thiện điều kiện y tế ở các xã biên giới phía đối diện. Các hoạt động đó đã để lại hình ảnh tốt đẹp về hình ảnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam đối với người dân cũng như lực lượng bảo vệ biên giới tiếp giáp. Đó chính là cơ sở quan trọng để chính quyền, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tiếp tục vun đắp, chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU
Kỳ 3: Tình quân dân như cá với nước, chung sức vì biên cương giàu mạnh
Ps: Đảng trong lòng người dân biên giới.
Kỳ 1: Xây dựng cột mốc trong lòng nhân dân ở An Giang
* Nhiều kết quả quan trọng
Trước đây đường biên giới An Giang được xác lập 66 cột mốc lớn, nhỏ (cắm vào các năm 1876, 1935). Từ khi Hiệp ước 1985 được ký kết, đường biên giới An Giang chưa được triển khai cắm mốc mà 2 bên vẫn quản lý biên giới theo hiện trạng. Theo Hiệp ước 1985 và Hiệp ước bổ sung 2005, đường biên giới tỉnh An Giang gồm 46 vị trí với 48 cột mốc. Đoạn biên giới bắt đầu từ Mốc quốc giới 241 (Vĩnh Xương) đến Mốc quốc giới 286 (Vĩnh Gia).
Với sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, trong đó có vai trò của Bộ đội Biên phòng An Giang, công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền tỉnh An Giang (Việt Nam) với 2 tỉnh TàKeo, KanDal (Vương quốc Campuchia) đạt được nhiều bước tiến quan trọng.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết: những năm qua, An Giang luôn quan tâm chỉ đạo công tác quản lý biên giới lãnh thổ và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội và củng cố quốc phòng-an ninh của tỉnh. Đến nay, ta và bạn đã xác định, xây dựng xong 35/46 mốc chính (33/33 mốc tiếp giáp với tỉnh Tàkeo, 2/13 mốc tiếp giáp với tỉnh KanDal); 93/93 cột mốc phụ và 63/63 cọc dấu tiếp giáp với tỉnh Tàkeo phân giới 75,828 km đường biên giới đường bộ và đường sông. Mối quan hệ hữu nghị giữa chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang với chính quyền và nhân dân hai tỉnh TàKeo và KanDal (Campuchia) ngày càng thân thiện, tăng cường sự tin cậy, hiểu biết, đoàn kết, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới và hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đẩy nhanh tiến độ phân giới căm mốc, giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
Lực lượng bảo vệ biên giới 2 nước trên đường tuần tra song phương
Hiện nay, trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang có 5/17 cặp cụm dân cư ký kết nghĩa giữa các khóm, ấp của Việt Nam với các ấp, phum, sóc của Campuchia và có 11 Đồn Biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang ký kết nghĩa với lực lượng Bộ đội Biên phòng nước bạn Campuchia đối diện. Nói như Trung tá Men Chan Đia, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Bộ đội Biên phòng đường bộ 01, Vương quốc Campuchia thì: “Đây là sự kiện trọng đại đánh dấu mối quan hệ của hai bên phát triển lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường mối quan hệ gắn bó trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia; thống nhất giải quyết các vấn đề nảy sinh trên đoạn biên giới giữa hai bên trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tôn trọng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…, góp phần xây dựng và vun đắp đường biên giới chung luôn hòa bình, hợp tác, cùng phát triển thịnh vượng”.
* Tăng cường vai trò của Đảng lãnh đạo
Để có được kết quả đó, tỉnh đã tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết: "Thời gian qua, Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phân giới căm mốc, nhiệm vụ của Bộ đội Biên phòng tỉnh, triển khai các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác phân giới căm mốc đến cán bộ, chiến sĩ, nhất là các Đồn Biên phòng tuyến biên giới và kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả. Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã xây dựng Nghị quyết lãnh đạo chuyên đề; Bộ Chỉ huy ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện; chủ động tham mưu cho Ban Chỉ đạo phân giới cắm mốc Quân khu 9; Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ phân giới cắm mốc trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các sở, ban ngành, các địa phương biên giới quán triệt và tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phân giới căm mốc, trách nhiệm của mọi công dân đối với công tác này".
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền phân giới cắm mốc sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới; vận động các hộ dân có đất sản xuất sát biên giới tạo điều kiện cho việc phân giới cắm mốc. Qua đó, đã duy trì được 98 tổ/73 khóm, ấp giáp biên về tự quản đường biên, cột mốc và 855/855 hộ dân có đất sản xuất giáp biên giới ký kết với Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự khóm, ấp khu vực biên giới… thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân, xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hợp tác với chính quyền, lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia, đặc biệt duy trì quan hệ chặt chẽ với lực lượng phân giới cắm mốc và các lực lượng vũ trang của nước bạn. Hai bên phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững ổn định an ninh chính trị khu vực biên giới, phục vụ tốt công tác phân giới cắm mốc.
Dưới sự lãnh chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh, Bộ Đội Biên phòng an ninh biên giới được giữ vững, công tác phối hợp giữa các lực lượng như Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng, Hải quan giữa ta và bạn diễn ra tốt đẹp, an ninh trật tự trên tuyến biên giới được triển khai đồng bộ, chặt chẽ, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân hai bên biên giới. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch hợp tác trong công tác phòng chống các loại tội phạm như buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, mua bán trái phép chất ma túy, vũ khí, buôn bán người, vượt biên trái phép... Các lực lượng đứng chân trên biên giới của hai bên duy trì tốt việc trao đổi, phối hợp tuần tra song phương, bảo vệ các mốc dấu, cột mốc đã và đang xây dựng; ngăn chặn kịp thời các hoạt động chống phá của các phần tử xấu.
Bộ độ Biên phòng An Giang khám bệnh cấp thuốc miễn phí cho người dân tỉnh Tàkeo (Campuchia)
Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang chia sẻ: “Tình hình quan hệ giữa nhân dân hai bên khu vực biên giới khá thân thiện và hợp tác phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; các lực lượng quản lý bảo vệ biên giới thường xuyên, duy trì các hoạt động phối hợp chặt chẽ trong quan hệ đối ngoại giữa chính quyền và các lực lượng trên biên giới như: duy trì gặp gỡ, đối thoại và trao đổi thông tin tình hình, thăm viếng nhau trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, cùng giải quyết các vấn đề vướng mắc, mâu thuẫn giữa nhân dân vùng giáp biên của hai nước. Các hoạt động đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi mua bán hàng hoá, sản xuất nông nghiệp, thăm thân họ hàng, dòng tộc và giao lưu văn hoá nhân dịp các ngày lễ và tết cổ truyền của hai nước".
Trong 20 năm qua, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh quán triệt sâu sắc các quan điểm, nhiệm vụ, nguyên tắc, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo; cụ thể hóa chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị, địa bàn. Đẩy mạnh các hoạt động công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở địa phương vùng có đông đồng bào tôn giáo vững mạnh toàn diện. Qua đó, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho Bộ đội Biên phòng 6.680 tin, trong đó có 3.680 tin có giá trị, góp phần giải quyết tốt các vụ việc xảy ra trên biên giới.
Hàng năm, UBND tỉnh, Bộ đội Biên phòng An Giang sang hai tỉnh KanDal và TàKeo (Campuchia) thăm, làm việc, hội đàm nắm tình hình có liên quan đến hai bên biên giới. Qua đó, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới ba tỉnh, ký bản ghi nhớ thống nhất công tác phối hợp trong bảo vệ biên giới thời gian tới, góp phần xây dựng tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Các ngành chức năng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, đồng bào dân tộc Chăm, Khmer khu vực biên giới. Từ đó, cảnh báo người dân địa bàn biên giới, bọn tội phạm lợi dụng địa hình phức tạp, sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin để đưa sang biên giới bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, xâm hại tình dục trẻ em. Qua tuyên truyền nhằm góp phần hạn chế thấp nhất vụ án liên quan đến mua bán người và trẻ em, các loại tệ nạn xã hội trên địa bàn, nêu cao tinh thần cảnh giác về các thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Đảng ủy Bộ đội Biên phòng còn phát huy vai trò người uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số; cùng địa phương tổ chức thực hiện công tác dân tộc, thực hiện chương trình, dự án góp phần chuyển dịch, từng bước xóa đói giảm nghèo; tăng trưởng bền vững, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Phó Thủ tưởng Chính phủ Trương Hòa Bình thăm hỏi, động viên chiến sĩ Bộ đội Biên phòng An Giang
Theo Đại tá Phạm Văn Phong, Chính ủy Bộ đội Biên phòng An Giang: Chăm lo sức khỏe cho người dân, dọc tuyến biên giới đã xây dựng 3 Trạm xá Quân Dân y của Bộ đội Biên phòng An Giang khám, chữa bệnh miễn phí cho cư dân biên giới, đặc biệt là người dân nước bạn Campuchia. Bình quân mỗi năm, các Trạm xá quân dân y này đã khám, cấp thuốc miễn phí và điều trị cho trên 2.000 người dân nước bạn sống ở phía biên giới tiếp giáp cải thiện điều kiện y tế ở các xã biên giới phía đối diện. Các hoạt động đó đã để lại hình ảnh tốt đẹp về hình ảnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam đối với người dân cũng như lực lượng bảo vệ biên giới tiếp giáp. Đó chính là cơ sở quan trọng để chính quyền, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tiếp tục vun đắp, chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác phân giới cắm mố biên giới trên đất liền giai đoạn 2006-2019, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấm mạnh: trong gần 4 thập kỷ qua, Việt Nam và Campuchia đã nỗ lực, cùng nhau giải quyết vấn đề biên giới, triển khai công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước. Những nỗ lực đó đã đem lại những thành quả quan trọng. Việc có một đường biên giới được phân vạch, đánh dấu rõ ràng trên thực địa, được ghi nhận bằng văn kiện pháp lý quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và bảo đảm quốc phòng-an ninh khu vực biên giới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội cũng như tăng cường giao lưu và hợp tác hữu nghị giữa các nước láng giềng. Làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang ngày 20-8-2019, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của An Giang giữ vững an ninh quốc phòng. Nhấn mạnh, An Giang là tỉnh đi đầu trong truyền thống đấu tranh cách mạng, đã có nhiều hy sinh trong chiến tranh, nhất là chiến tranh biên giới Tây Nam. An Giang có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh, nhất là tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Do đó, đề nghị tỉnh trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững phương châm trong vững ngoài yên. |
Bài, ảnh: HẠNH CHÂU
Kỳ 3: Tình quân dân như cá với nước, chung sức vì biên cương giàu mạnh
Ps: Đảng trong lòng người dân biên giới.
Kỳ 1: Xây dựng cột mốc trong lòng nhân dân ở An Giang