Quan tâm xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
- Được đăng: Thứ bảy, 02 Tháng 5 2020 16:02
- Lượt xem: 11360
(TGAG)- Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng, tăng cường hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: việc chăm lo, xây dựng, chỉnh đốn và đổi mới Đảng là công việc thường xuyên, liên tục của Đảng. Điều đầu tiên mà Người căn dặn trong Di chúc: “Trước hết nói về Đảng - nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Người đặt công tác xây dựng Đảng ở một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, Đảng ta là một đảng cầm quyền, để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang đó, Đảng phải được xây dựng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi. Bác viết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Theo Người, nhân tố quyết định hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là Đảng Cộng sản cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh “Đảng không phải chỉ đại biểu lợi ích của đảng viên, mà đại biểu lợi ích của toàn giai cấp công nhân, toàn thể dân tộc và loài người”. Cán bộ, đảng viên phải học tập lý luận Mác-Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình.
Qua thực tiễn cho thấy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Từ khi giành được chính quyền, Đảng vừa là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống ấy. Thông qua đó, Đảng ta trưởng thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với Nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, khuyến khích Nhân dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố; quyền con người, quyền công dân được bảo đảm tốt hơn; tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân...; Những yếu kém, khuyết điểm cần kịp thời khắc phục: Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ; chất lượng sinh hoạt Đảng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu, thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên nhiều nơi thiếu nền nếp, chưa trở thành ý thức tự giác; cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” chậm được thể chế hóa một cách đồng bộ. Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Còn nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân…
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.
Để góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới, thiết nghĩ các cấp, các ngành, từng cán bộ đảng viên cần quán triệt và thực hiện một số định hướng được Đảng ta thường xuyên đề cập, đó là:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị. Trên cơ sở nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và chủ trương “Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.
Thứ hai, Coi trọng lấy gương “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục, tạo hiệu ứng tích cực, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường thực hiện tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Đấu tranh mạnh mẽ với các biểu hiện thờ ơ, vô cảm, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu đối với Nhân dân.
Thứ ba, tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Duy trì thường trực ý thức “tự soi”, “tự sửa” trên cơ sở đẩy mạnh tự phê bình và phê bình. Xử lý nghiêm các vi phạm chuẩn mực đạo đức của đảng viên, đồng thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương đạo đức để tạo ảnh hưởng lan tỏa trong Đảng và xã hội.
Thứ tư, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với Nhân dân. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: việc chăm lo, xây dựng, chỉnh đốn và đổi mới Đảng là công việc thường xuyên, liên tục của Đảng. Điều đầu tiên mà Người căn dặn trong Di chúc: “Trước hết nói về Đảng - nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Người đặt công tác xây dựng Đảng ở một vị trí vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, Đảng ta là một đảng cầm quyền, để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang đó, Đảng phải được xây dựng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi. Bác viết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Theo Người, nhân tố quyết định hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là Đảng Cộng sản cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh “Đảng không phải chỉ đại biểu lợi ích của đảng viên, mà đại biểu lợi ích của toàn giai cấp công nhân, toàn thể dân tộc và loài người”. Cán bộ, đảng viên phải học tập lý luận Mác-Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình.
Qua thực tiễn cho thấy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh. Từ khi giành được chính quyền, Đảng vừa là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ thống ấy. Thông qua đó, Đảng ta trưởng thành hơn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết với Nhân dân, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, khuyến khích Nhân dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố; quyền con người, quyền công dân được bảo đảm tốt hơn; tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành của hệ thống chính trị từng bước được đổi mới, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân...; Những yếu kém, khuyết điểm cần kịp thời khắc phục: Năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nâng lên kịp với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ mới; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị chưa tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ; chất lượng sinh hoạt Đảng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu, thực hiện trách nhiệm nêu gương của đảng viên nhiều nơi thiếu nền nếp, chưa trở thành ý thức tự giác; cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” chậm được thể chế hóa một cách đồng bộ. Hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Còn nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong Nhân dân…
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với Nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm.
Để góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới, thiết nghĩ các cấp, các ngành, từng cán bộ đảng viên cần quán triệt và thực hiện một số định hướng được Đảng ta thường xuyên đề cập, đó là:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị. Trên cơ sở nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và chủ trương “Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu. Kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm.
Thứ hai, Coi trọng lấy gương “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục, tạo hiệu ứng tích cực, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường thực hiện tổ chức trao đổi, đối thoại với Nhân dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Đấu tranh mạnh mẽ với các biểu hiện thờ ơ, vô cảm, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu đối với Nhân dân.
Thứ ba, tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Duy trì thường trực ý thức “tự soi”, “tự sửa” trên cơ sở đẩy mạnh tự phê bình và phê bình. Xử lý nghiêm các vi phạm chuẩn mực đạo đức của đảng viên, đồng thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương đạo đức để tạo ảnh hưởng lan tỏa trong Đảng và xã hội.
Thứ tư, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với Nhân dân. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân./.
HOÀI TRƯỜNG