Mãi mãi không bao giờ phai mờ!
- Được đăng: Chủ nhật, 04 Tháng 11 2018 09:29
- Lượt xem: 2480
(TGAG)- Nhiều năm tháng đã trôi qua, nhưng Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917) mãi mãi là sự kiện có ý nghĩa rất sâu sắc và tính quốc tế vô cùng rộng lớn. Đúng như Bác Hồ khẳng định: “Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Cách mạng Tháng Mười thắng lợi đã chính thức kết thúc thời kỳ thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nó đã sinh thành nên nước Nga cách mạng, lần đầu tiên xây dựng nên một nhà nước thật sự của nhân dân lao động… Trên nền tảng ưu việt đó, đất nước Xô-viết non trẻ đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của liên minh 14 nước đế quốc, lập lại hòa bình, thực hiện công nghiệp hóa thành công; đánh thắng chủ nghĩa phát-xít, cứu nhiều dân tộc thoát khỏi họa diệt chủng bạo tàn, thúc đẩy sự ra đời của cả hệ thống XHCN hùng mạnh. Liên Xô với những thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, xứng đáng là thành trì, là chỗ dựa vững chắc của các phong trào cách mạng thế giới.
Nhưng như Lê-nin từng cảnh báo: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Từ những năm cuối thế kỷ 20, do mắc sai lầm chủ quan, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu rơi vào khủng hoảng, rồi sụp đổ… Đây là sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội giáo điều, xơ cứng, chậm thay đổi để thích ứng với những biến chuyển to lớn của thời cuộc.
Đối với Việt Nam, từ trong thảm cảnh nước mất nhà tan, đi theo con đường của Cách mạng Tháng mười, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, phát triển theo con đường XHCN. Nhận thức đúng tình hình, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, từ năm 1986, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới. Sự nghiệp đổi mới hơn 30 năm qua, có sự cổ vũ tiếp tục của Cách mạng Tháng Mười, có sự nhìn lại kinh nghiệm của cả hệ thống XHCN trước đây. Trong đó đã nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện ở Liên Xô và Đông Âu.
Một thế kỷ đã trôi qua với biết bao thăng trầm, biến cố. Điều đó càng khẳng định sự thử thách của thực tiễn, sự thử thách về vai trò của các lực lượng lãnh đạo. Đúng như V.I.Lê-nin chỉ dạy: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ”.
Thật vậy: Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì không có thắng lợi của cách mạng. Thực tiễn Việt Nam bao giờ cũng là điểm xuất phát để xây dựng đường lối của Đảng ta. Vì vậy, đi theo quỹ đạo của Cách mạng Tháng Mười có nghĩa là phải biết vận dụng đúng đắn đường hướng mà cuộc Cách mạng đó vạch ra vào những điều kiện cụ thể của nước nhà. Bác Hồ khẳng định: "Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục, tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác.Ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH”.
Trong quá trình đổi mới cần nắm vững bài học hàng đầu là: Chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Tinh thần Cách mạng Tháng Mười và những thành quả lịch sử của nó mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tri trên toàn thế giới./.
Sự thật
----------------
Cách mạng Tháng Mười thắng lợi đã chính thức kết thúc thời kỳ thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Nó đã sinh thành nên nước Nga cách mạng, lần đầu tiên xây dựng nên một nhà nước thật sự của nhân dân lao động… Trên nền tảng ưu việt đó, đất nước Xô-viết non trẻ đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của liên minh 14 nước đế quốc, lập lại hòa bình, thực hiện công nghiệp hóa thành công; đánh thắng chủ nghĩa phát-xít, cứu nhiều dân tộc thoát khỏi họa diệt chủng bạo tàn, thúc đẩy sự ra đời của cả hệ thống XHCN hùng mạnh. Liên Xô với những thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, xứng đáng là thành trì, là chỗ dựa vững chắc của các phong trào cách mạng thế giới.
Nhưng như Lê-nin từng cảnh báo: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Từ những năm cuối thế kỷ 20, do mắc sai lầm chủ quan, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu rơi vào khủng hoảng, rồi sụp đổ… Đây là sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội giáo điều, xơ cứng, chậm thay đổi để thích ứng với những biến chuyển to lớn của thời cuộc.
Đối với Việt Nam, từ trong thảm cảnh nước mất nhà tan, đi theo con đường của Cách mạng Tháng mười, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giành được độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, phát triển theo con đường XHCN. Nhận thức đúng tình hình, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, từ năm 1986, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới. Sự nghiệp đổi mới hơn 30 năm qua, có sự cổ vũ tiếp tục của Cách mạng Tháng Mười, có sự nhìn lại kinh nghiệm của cả hệ thống XHCN trước đây. Trong đó đã nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện ở Liên Xô và Đông Âu.
Một thế kỷ đã trôi qua với biết bao thăng trầm, biến cố. Điều đó càng khẳng định sự thử thách của thực tiễn, sự thử thách về vai trò của các lực lượng lãnh đạo. Đúng như V.I.Lê-nin chỉ dạy: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ”.
Thật vậy: Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì không có thắng lợi của cách mạng. Thực tiễn Việt Nam bao giờ cũng là điểm xuất phát để xây dựng đường lối của Đảng ta. Vì vậy, đi theo quỹ đạo của Cách mạng Tháng Mười có nghĩa là phải biết vận dụng đúng đắn đường hướng mà cuộc Cách mạng đó vạch ra vào những điều kiện cụ thể của nước nhà. Bác Hồ khẳng định: "Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục, tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác.Ta có thể đi con đường khác để tiến lên CNXH”.
Trong quá trình đổi mới cần nắm vững bài học hàng đầu là: Chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc: Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
Tinh thần Cách mạng Tháng Mười và những thành quả lịch sử của nó mãi mãi không bao giờ phai mờ, mãi mãi ghi đậm trong tâm trí của mọi người có lương tri trên toàn thế giới./.
Sự thật
----------------