Kiên quyết không để lọt…
- Được đăng: Thứ hai, 09 Tháng 3 2020 07:25
- Lượt xem: 1796
(TGAG)- Công tác cán bộ nói chung, việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự cấp ủy khóa mới hiện nay phải quán triệt sâu sắc yêu cầu: Kiên quyết sàng lọc, không để lọt vào cấp ủy những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; phẩm chất, năng lực, uy tín giảm sút; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ…
Qua thực tiễn 90 năm, mặc dù chủ nghĩa cơ hội chưa xuất hiện như một trào lưu, nhưng những biểu hiện của nó thì ở thời kỳ nào cũng có. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng đấu tranh đề phòng và chống những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội. Trong đó nổi bật là phòng và chống tệ cơ hội chính trị, nhằm loại bỏ những phần tử cơ hội trong đội ngũ, góp phần xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.
Hiện nay một bộ phận không nhỏ những kẻ cơ hội “hăng hái trang điểm”, “tô vẽ”… tìm mọi cách chui vào Đảng, nhằm có “danh hiệu” cán bộ, đảng viên để chờ dịp “thăng quan tiến chức”… Nghị quyết TW 4 (Khóa XII) đã chỉ rõ các dấu hiệu của nhóm đối tượng bất hảo này. Cụ thể là: “Tham vọng chức quyền,…, kén chọn chức danh,… ; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó,… Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm… tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích... Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen biết lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”. Chính hình ảnh và hành động xấu xa đó đã làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ và sinh mệnh chính trị của Đảng .
Điều vô cùng nguy hiểm là tính chất không rõ ràng, lờ mờ và vô cùng khó hiểu của những người cơ hội. Bởi theo Lê-nin, chủ nghĩa cơ hội sẽ không còn là chủ nghĩa cơ hội nữa nếu như nó có khả năng đưa ra những câu trả lời rõ ràng và thẳng thắn về mọi vấn đề. Họ là những người: “dễ dàng thừa nhận mọi công thức và rời bỏ mọi công thức cũng dễ dàng như thế”.
Chưa bao giờ trong Đảng lại xuất hiện tình trạng suy thoái nghiêm trọng như thời gian gần đây; và cũng chưa bao giờ cuộc đấu tranh phòng chống suy thoái nói chung, chống các biểu hiện cơ hội lại có kết quả tốt như hiện nay. Điều này làm chúng ta càng nhớ lại phát biểu của Lê nin: “Tôi rất mong chúng ta có thể đuổi ra khỏi đảng từ 10 vạn đến 20 vạn người đã len lỏi vào đảng”; riêng trong trường hợp tham nhũng thì: “… người cộng sản phải trừng phạt nặng hơn gấp ba lần so với những người ngoài đảng”, “… phải hoàn toàn tách hẳn những phần tử cơ hội chủ nghĩa ấy ra khỏi các đảng công nhân”, có nghĩa là bản thân Đảng “phải tạm thời chịu đau đớn kịch liệt”… Giống như Hồ Chủ tịch chỉ dạy: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”. "Thà chặt một cành sâu để cho cây xanh tốt"; “… giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”…
Để tiếp tục phòng, chống tệ cơ hội chính trị có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước nhất là phải nhận thức đúng những biểu hiện của tệ cơ hội chính trị và tính chất phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tệ cơ hội chính trị. Từ đó, chủ động, kịp thời, thực hiện những biện pháp “phòng” và “chống”; kiên quyết không thỏa hiệp. Hai là cần: Tăng cường hơn nữa tính chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng phải chủ động hơn, sắc bén và có tính thuyết phục; nhằm góp phần củng cố sự đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Ba là, kiên quyết, kịp thời đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những biểu hiện cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bốn là: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cụ thể là thực hiện nghiêm Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”…
Điều căn cốt nhất là phải biết dựa vào Nhân dân. Lê-nin khuyến cáo: “Bổn phận của chúng ta, nếu chúng ta vẫn muốn còn là những người xã hội chủ nghĩa, là phải đi sâu, đi sát hơn vào quần chúng thật sự, đấy là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và toàn bộ nội dung cuộc đấu tranh đó”./.
Sự thật
Qua thực tiễn 90 năm, mặc dù chủ nghĩa cơ hội chưa xuất hiện như một trào lưu, nhưng những biểu hiện của nó thì ở thời kỳ nào cũng có. Vì thế, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng đấu tranh đề phòng và chống những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội. Trong đó nổi bật là phòng và chống tệ cơ hội chính trị, nhằm loại bỏ những phần tử cơ hội trong đội ngũ, góp phần xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.
Hiện nay một bộ phận không nhỏ những kẻ cơ hội “hăng hái trang điểm”, “tô vẽ”… tìm mọi cách chui vào Đảng, nhằm có “danh hiệu” cán bộ, đảng viên để chờ dịp “thăng quan tiến chức”… Nghị quyết TW 4 (Khóa XII) đã chỉ rõ các dấu hiệu của nhóm đối tượng bất hảo này. Cụ thể là: “Tham vọng chức quyền,…, kén chọn chức danh,… ; chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó,… Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm… tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích... Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen biết lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”. Chính hình ảnh và hành động xấu xa đó đã làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ và sinh mệnh chính trị của Đảng .
Điều vô cùng nguy hiểm là tính chất không rõ ràng, lờ mờ và vô cùng khó hiểu của những người cơ hội. Bởi theo Lê-nin, chủ nghĩa cơ hội sẽ không còn là chủ nghĩa cơ hội nữa nếu như nó có khả năng đưa ra những câu trả lời rõ ràng và thẳng thắn về mọi vấn đề. Họ là những người: “dễ dàng thừa nhận mọi công thức và rời bỏ mọi công thức cũng dễ dàng như thế”.
Chưa bao giờ trong Đảng lại xuất hiện tình trạng suy thoái nghiêm trọng như thời gian gần đây; và cũng chưa bao giờ cuộc đấu tranh phòng chống suy thoái nói chung, chống các biểu hiện cơ hội lại có kết quả tốt như hiện nay. Điều này làm chúng ta càng nhớ lại phát biểu của Lê nin: “Tôi rất mong chúng ta có thể đuổi ra khỏi đảng từ 10 vạn đến 20 vạn người đã len lỏi vào đảng”; riêng trong trường hợp tham nhũng thì: “… người cộng sản phải trừng phạt nặng hơn gấp ba lần so với những người ngoài đảng”, “… phải hoàn toàn tách hẳn những phần tử cơ hội chủ nghĩa ấy ra khỏi các đảng công nhân”, có nghĩa là bản thân Đảng “phải tạm thời chịu đau đớn kịch liệt”… Giống như Hồ Chủ tịch chỉ dạy: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”. "Thà chặt một cành sâu để cho cây xanh tốt"; “… giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”…
Để tiếp tục phòng, chống tệ cơ hội chính trị có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước nhất là phải nhận thức đúng những biểu hiện của tệ cơ hội chính trị và tính chất phức tạp, khó khăn của cuộc đấu tranh phòng, chống tệ cơ hội chính trị. Từ đó, chủ động, kịp thời, thực hiện những biện pháp “phòng” và “chống”; kiên quyết không thỏa hiệp. Hai là cần: Tăng cường hơn nữa tính chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng. Công tác tư tưởng phải chủ động hơn, sắc bén và có tính thuyết phục; nhằm góp phần củng cố sự đoàn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Ba là, kiên quyết, kịp thời đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những biểu hiện cơ hội chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bốn là: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, cụ thể là thực hiện nghiêm Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị về “Việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”…
Điều căn cốt nhất là phải biết dựa vào Nhân dân. Lê-nin khuyến cáo: “Bổn phận của chúng ta, nếu chúng ta vẫn muốn còn là những người xã hội chủ nghĩa, là phải đi sâu, đi sát hơn vào quần chúng thật sự, đấy là toàn bộ ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và toàn bộ nội dung cuộc đấu tranh đó”./.
Sự thật