Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (kỳ cuối)
- Được đăng: Thứ tư, 12 Tháng 4 2017 09:28
- Lượt xem: 2652
(TGAG)- Vận dụng và phát triển như thế nào?
Vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hoạt động đòi hỏi cách làm khoa học. Thời gian qua tồn tại biểu hiện người người, nhà nhà, ngành ngành vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đánh giá bề nổi, trước mắt có thể tạm xem đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được quan tâm thực hiện trên phạm vi rộng. Tuy nhiên, nghiêm túc và thẳng thắn mà nói, có nhiều bất cập, còn không ít cách làm nặng về hình thức, chưa đi vào thực chất. Có nhiều nguyên nhân, trong đó, thiếu hiểu biết về cách vận dụng và phát triển là yếu tố hàng đầu. Vì chưa nắm chắc những yêu cầu cơ bản về cách thức thực hiện nên kể cả những người chú tâm nghiêm túc thực hiện việc vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng hiệu quả mang lại vẫn không nhiều. Không chỉ thế, thiếu hiểu biết về cách thức còn dẫn đến những sai lầm gây tác dụng ngược lại ngoài mong muốn.
Cách thức vận dụng và phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, có những vấn đề là mẫu số chung mang tính nguyên tắc đòi hỏi phải đảm bảo nếu muốn làm đúng cách và đạt hiệu quả:
Một là, xác định nội dung vận dụng.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về đạo đức và xây dựng đạo đức. Tất cả các nội dung đều có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, rất cần thiết đối với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, không vì thế mà ôm đồm, cái gì cũng mang ra vận dụng. Chủ thể cần chọn trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh những nội dung gì cần thiết phải liên hệ, vận dụng ngay, nội dung gì cần thực hiện từ từ trong thời gian dài. Làm được như thế, chủ thể đã sắp xếp được nội dung cần làm căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của bản thân và giá trị tương thích mà nội dung mang lại khi vận dụng. Đây là một trong những yêu cầu đảm bảo hiệu quả thực tế của việc vận dụng, loại trừ cách làm hình thức.
Hai là, xác định công việc và môi trường để vận dụng.
Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đưa nội dung tư tưởng vào thực tiễn của chủ thể để giúp chủ thể phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ hơn. Đã xác định được nội dung, việc tiếp theo là chủ thể phải xác định được hoạt động nào, môi trường nào của mình cần thiết vận dụng vào. Nếu yêu cầu hoạt động thực tiễn này là cấp thiết, cần làm ngay nhưng nội dung được xác định để vận dụng vào lại cần phải làm lâu dài mới đạt được hiệu quả thì khập khiễng; trái lại, nếu nội dung được xác định có thể nhanh chóng tạo sự chuyển biến lớn, đáp ứng yêu cầu bức xúc đang đặt ra nhưng lại mang gắn với các hoạt động lâu dài thì chậm phát huy được hiệu quả, giống như lấy muối bỏ biển. Để xác định được công việc và môi trường vận dụng đúng đắn, cần xuất phát từ nhu cầu đang đặt ra, cái gì cần kíp trước mắt, cái gì lâu dài. Điều này không khó bởi đó là nhu cầu của chính chủ thể và môi trường chủ thể đang tồn tại.
Ba là, xây dựng chương trình, kế hoạch vận dụng nội dung vào công việc và môi trường.
Đây là công việc đang được yêu cầu thực hiện thường kỳ đầu năm của tất cả cán bộ, đảng viên làm việc trong hệ thống chính trị. Đầu năm, căn cứ vào chủ đề học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và chương trình, kế hoạch của cơ quan, mỗi cá nhân đều xây dựng chương trình hành động để thực hiện. Trong khi tất cả mọi người đều có chương trình kế hoạch hành động thì số lượng không nhỏ trong đó chỉ mang tính hình thức. Trên thức tế, có rất nhiều trường hợp khi được hỏi đến nội dung chương trình hành động của bản thân là gì thì không nhớ, nhớ không đầy đủ. Đến mỗi kỳ họp, khi được yêu cầu báo cáo thì có người mới xem lại nội dung mình đăng ký là gì để đối phó, sau khi xong rồi thì lại quên, gần như không đọng lại được gì. Như vậy, làm chương trình, kế hoạch chỉ mang tính hình thức, đối phó. Giữa nội dung vận dụng với công việc của người vận dụng vẫn rất xa nhau, không gắn kết lại được. Có trường hợp rất nghiêm túc nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết để vận dụng nhưng lại đề ra nội dung quá to tát dẫn đến vừa quá sức, vừa “loãng” quá trình vận dụng.
Chương trình, kế hoạch vận dụng nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công việc và môi trường của chủ thể là yếu tố rất cần thiết. Nó đảm bảo cho việc vận dụng có trình tự, khoa học. Tuy nhiên, cần khắc phục bệnh rập khuôn, hình thức, đơn giản và cường điệu quá mức. Cần xuất phát từ đặc điểm của chủ thể để đề ra chương trình, kế hoạch. Nếu chủ thể là người làm việc trong cơ quan, tổ chức thì phải xây dựng chương trình, kế hoạch bằng văn bản. Tuy nhiên, nếu chủ thể là người dân lao động ngoài hệ thống chính trị thì không cần thiết bắt buộc, chỉ cần có người định hướng, tuyên truyền miệng để họ tự hình thành trong nhận thức là được. Nội dung của chương trình, kế hoạch cần đảm bảo xác định rõ mục tiêu vận dụng căn cứ vào nhiệm vụ công việc đang đảm nhận. Mục tiêu đó phải phù hợp với nội dung và môi trường vận dụng. Từ các mục tiêu này, đề ra các công việc cần phải thực hành theo chỉ dẫn của nội dung tư tưởng. Các công việc này không nên rườm rà, to tát mà ngắn gọn, súc tích, cụ thể, đi thẳng vào thực tế của bản thân. Khi đã bám sát với thực tế của bản thân chủ thể thì nội dung chương trình, kế hoạch hành động sẽ được chủ thể dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng làm theo. Chương trình kế hoạch giữa các năm nên có tính kế thừa, tránh tình trạng chỉ biết năm nay không biết năm trước. Đồng thời, cần cụ thể hóa nội dung cho từng tháng để tập trung vận dụng và theo dõi, đánh giá.
Bốn là, chủ động theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
Quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi chủ thể chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Để khắc phục điều đó cần chủ động theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Có hai hình thức: tự bản thân và cơ quan, tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Tự thân theo dõi, đánh giá cần phải được thực hiện trước bởi vận dụng là công việc chính của bản thân mình. Sau khi đề ra chương trình, kế hoạch vận dụng thì trong lộ trình thực hiện phải định kỳ hàng tháng tự theo dõi, đánh giá để trước là chủ động điều chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót, sau là để báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Mặt khác, cơ quan, tổ chức cần quan tâm theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình của thành viên. Nhắc nhở, yêu cầu các cá nhân báo cáo kết quả định kỳ trong dịp sinh hoạt tập thể hàng tháng, 6 tháng và cả năm. Phát huy dân chủ, thực hiện phê bình, đóng góp để xây dựng, hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả cần đi vào thực chất.
Đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là nội dung và động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị và xã hội trên con đường thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tầm quan trọng đó đòi hỏi nhiệm vụ này phải được tiến hành mang lại hiệu quả cao. Sự quan tâm đến những vấn đề cần lưu ý trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức nêu trên do đó càng cần thiết hơn bao giờ hết. /.
Vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là hoạt động đòi hỏi cách làm khoa học. Thời gian qua tồn tại biểu hiện người người, nhà nhà, ngành ngành vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đánh giá bề nổi, trước mắt có thể tạm xem đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được quan tâm thực hiện trên phạm vi rộng. Tuy nhiên, nghiêm túc và thẳng thắn mà nói, có nhiều bất cập, còn không ít cách làm nặng về hình thức, chưa đi vào thực chất. Có nhiều nguyên nhân, trong đó, thiếu hiểu biết về cách vận dụng và phát triển là yếu tố hàng đầu. Vì chưa nắm chắc những yêu cầu cơ bản về cách thức thực hiện nên kể cả những người chú tâm nghiêm túc thực hiện việc vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhưng hiệu quả mang lại vẫn không nhiều. Không chỉ thế, thiếu hiểu biết về cách thức còn dẫn đến những sai lầm gây tác dụng ngược lại ngoài mong muốn.
Cách thức vận dụng và phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của chủ thể thực hiện. Tuy nhiên, có những vấn đề là mẫu số chung mang tính nguyên tắc đòi hỏi phải đảm bảo nếu muốn làm đúng cách và đạt hiệu quả:
Một là, xác định nội dung vận dụng.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về đạo đức và xây dựng đạo đức. Tất cả các nội dung đều có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, rất cần thiết đối với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, không vì thế mà ôm đồm, cái gì cũng mang ra vận dụng. Chủ thể cần chọn trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh những nội dung gì cần thiết phải liên hệ, vận dụng ngay, nội dung gì cần thực hiện từ từ trong thời gian dài. Làm được như thế, chủ thể đã sắp xếp được nội dung cần làm căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của bản thân và giá trị tương thích mà nội dung mang lại khi vận dụng. Đây là một trong những yêu cầu đảm bảo hiệu quả thực tế của việc vận dụng, loại trừ cách làm hình thức.
Hai là, xác định công việc và môi trường để vận dụng.
Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đưa nội dung tư tưởng vào thực tiễn của chủ thể để giúp chủ thể phát triển theo chiều hướng ngày càng tiến bộ hơn. Đã xác định được nội dung, việc tiếp theo là chủ thể phải xác định được hoạt động nào, môi trường nào của mình cần thiết vận dụng vào. Nếu yêu cầu hoạt động thực tiễn này là cấp thiết, cần làm ngay nhưng nội dung được xác định để vận dụng vào lại cần phải làm lâu dài mới đạt được hiệu quả thì khập khiễng; trái lại, nếu nội dung được xác định có thể nhanh chóng tạo sự chuyển biến lớn, đáp ứng yêu cầu bức xúc đang đặt ra nhưng lại mang gắn với các hoạt động lâu dài thì chậm phát huy được hiệu quả, giống như lấy muối bỏ biển. Để xác định được công việc và môi trường vận dụng đúng đắn, cần xuất phát từ nhu cầu đang đặt ra, cái gì cần kíp trước mắt, cái gì lâu dài. Điều này không khó bởi đó là nhu cầu của chính chủ thể và môi trường chủ thể đang tồn tại.
Ba là, xây dựng chương trình, kế hoạch vận dụng nội dung vào công việc và môi trường.
Đây là công việc đang được yêu cầu thực hiện thường kỳ đầu năm của tất cả cán bộ, đảng viên làm việc trong hệ thống chính trị. Đầu năm, căn cứ vào chủ đề học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và chương trình, kế hoạch của cơ quan, mỗi cá nhân đều xây dựng chương trình hành động để thực hiện. Trong khi tất cả mọi người đều có chương trình kế hoạch hành động thì số lượng không nhỏ trong đó chỉ mang tính hình thức. Trên thức tế, có rất nhiều trường hợp khi được hỏi đến nội dung chương trình hành động của bản thân là gì thì không nhớ, nhớ không đầy đủ. Đến mỗi kỳ họp, khi được yêu cầu báo cáo thì có người mới xem lại nội dung mình đăng ký là gì để đối phó, sau khi xong rồi thì lại quên, gần như không đọng lại được gì. Như vậy, làm chương trình, kế hoạch chỉ mang tính hình thức, đối phó. Giữa nội dung vận dụng với công việc của người vận dụng vẫn rất xa nhau, không gắn kết lại được. Có trường hợp rất nghiêm túc nghiên cứu xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết để vận dụng nhưng lại đề ra nội dung quá to tát dẫn đến vừa quá sức, vừa “loãng” quá trình vận dụng.
Chương trình, kế hoạch vận dụng nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công việc và môi trường của chủ thể là yếu tố rất cần thiết. Nó đảm bảo cho việc vận dụng có trình tự, khoa học. Tuy nhiên, cần khắc phục bệnh rập khuôn, hình thức, đơn giản và cường điệu quá mức. Cần xuất phát từ đặc điểm của chủ thể để đề ra chương trình, kế hoạch. Nếu chủ thể là người làm việc trong cơ quan, tổ chức thì phải xây dựng chương trình, kế hoạch bằng văn bản. Tuy nhiên, nếu chủ thể là người dân lao động ngoài hệ thống chính trị thì không cần thiết bắt buộc, chỉ cần có người định hướng, tuyên truyền miệng để họ tự hình thành trong nhận thức là được. Nội dung của chương trình, kế hoạch cần đảm bảo xác định rõ mục tiêu vận dụng căn cứ vào nhiệm vụ công việc đang đảm nhận. Mục tiêu đó phải phù hợp với nội dung và môi trường vận dụng. Từ các mục tiêu này, đề ra các công việc cần phải thực hành theo chỉ dẫn của nội dung tư tưởng. Các công việc này không nên rườm rà, to tát mà ngắn gọn, súc tích, cụ thể, đi thẳng vào thực tế của bản thân. Khi đã bám sát với thực tế của bản thân chủ thể thì nội dung chương trình, kế hoạch hành động sẽ được chủ thể dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng làm theo. Chương trình kế hoạch giữa các năm nên có tính kế thừa, tránh tình trạng chỉ biết năm nay không biết năm trước. Đồng thời, cần cụ thể hóa nội dung cho từng tháng để tập trung vận dụng và theo dõi, đánh giá.
Bốn là, chủ động theo dõi, kiểm tra, đánh giá.
Quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi chủ thể chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Để khắc phục điều đó cần chủ động theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Có hai hình thức: tự bản thân và cơ quan, tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Tự thân theo dõi, đánh giá cần phải được thực hiện trước bởi vận dụng là công việc chính của bản thân mình. Sau khi đề ra chương trình, kế hoạch vận dụng thì trong lộ trình thực hiện phải định kỳ hàng tháng tự theo dõi, đánh giá để trước là chủ động điều chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót, sau là để báo cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Mặt khác, cơ quan, tổ chức cần quan tâm theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình của thành viên. Nhắc nhở, yêu cầu các cá nhân báo cáo kết quả định kỳ trong dịp sinh hoạt tập thể hàng tháng, 6 tháng và cả năm. Phát huy dân chủ, thực hiện phê bình, đóng góp để xây dựng, hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả cần đi vào thực chất.
Đạo đức vừa là mục tiêu, vừa là nội dung và động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị và xã hội trên con đường thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tầm quan trọng đó đòi hỏi nhiệm vụ này phải được tiến hành mang lại hiệu quả cao. Sự quan tâm đến những vấn đề cần lưu ý trong quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng đạo đức nêu trên do đó càng cần thiết hơn bao giờ hết. /.
Nguyễn Phương An
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng