Chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân theo lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ năm, 05 Tháng 9 2024 09:42
- Lượt xem: 432
(TUAG)- Ngày 09/9/1969, Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, có đoạn: “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề: Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai cấp công nhân và Nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào”.
Trong suốt 55 năm qua, kể cả khi đất nước còn đang chiến tranh cho đến khi đã hòa bình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo cuộc sống của Nhân dân, luôn lấy người dân làm trung tâm, là mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước. Đặc biệt, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Từ một quốc gia bị chia cắt hai miền, chìm ngập trong khói lửa chiến tranh, ra khỏi cuộc chiến tranh với đầy thương tích... Việt Nam đã trở thành một quốc gia hòa bình, thống nhất, Nhân dân được sống trong độc lập, tự do, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trong ASEAN. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.300 USD, tăng 54 lần so với năm 1975 (80 USD); Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới.
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm đều khoảng 1,5% - từ 58% (theo chuẩn cũ) năm 1993 xuống chỉ còn 2,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều) năm 2023.
Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả.
Tính đến hết tháng 6/2024, cả nước có 6.274/8.162 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 76,86%); trong đó, có 2.115 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và đặc biệt là phủ sóng 4G đến cả những xã vùng sâu, vùng xa.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023. Năm 2023, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,726, thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao của thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Tiếp tục thực hiện lời dặn của Bác Hồ, mới đây, trong bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau”[1].
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã không ngừng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, phát huy ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vận dụng sáng tạo những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Ở An Giang, việc chăm lo đời sống nhân dân thời gian qua được triển khai thực hiện đồng bộ, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, từ cán bộ, đảng viên và lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, như: Quỹ Vì người nghèo; Phát động đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thực hành tiết kiệm góp phần chăm lo an sinh xã hội; Xe chuyển bệnh miễn phí; Xã hội hóa xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn; Quỹ khuyến học, khuyến tài; Bếp ăn từ thiện và nhiều mô hình thiện nguyện khác.
Nhìn lại 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không khỏi tự hào, phấn khởi, vui mừng với những điều đã làm được theo lời căn dặn của Bác. Qua đó càng thấy rõ, tư tưởng về chăm lo đời sống Nhân dân của Người còn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
_____________
[1] Trích Bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đại tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong suốt 55 năm qua, kể cả khi đất nước còn đang chiến tranh cho đến khi đã hòa bình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo cuộc sống của Nhân dân, luôn lấy người dân làm trung tâm, là mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước. Đặc biệt, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Từ một quốc gia bị chia cắt hai miền, chìm ngập trong khói lửa chiến tranh, ra khỏi cuộc chiến tranh với đầy thương tích... Việt Nam đã trở thành một quốc gia hòa bình, thống nhất, Nhân dân được sống trong độc lập, tự do, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.
Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trong ASEAN. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.300 USD, tăng 54 lần so với năm 1975 (80 USD); Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới.
Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm đều khoảng 1,5% - từ 58% (theo chuẩn cũ) năm 1993 xuống chỉ còn 2,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều) năm 2023.
Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả.
Tính đến hết tháng 6/2024, cả nước có 6.274/8.162 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 76,86%); trong đó, có 2.115 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và đặc biệt là phủ sóng 4G đến cả những xã vùng sâu, vùng xa.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023. Năm 2023, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,726, thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao của thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Tiếp tục thực hiện lời dặn của Bác Hồ, mới đây, trong bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau”[1].
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã không ngừng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, phát huy ý chí tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vận dụng sáng tạo những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Ở An Giang, việc chăm lo đời sống nhân dân thời gian qua được triển khai thực hiện đồng bộ, thông suốt từ tỉnh đến cơ sở, từ cán bộ, đảng viên và lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Qua đó, xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, được Nhân dân đồng tình ủng hộ, như: Quỹ Vì người nghèo; Phát động đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức thực hành tiết kiệm góp phần chăm lo an sinh xã hội; Xe chuyển bệnh miễn phí; Xã hội hóa xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn; Quỹ khuyến học, khuyến tài; Bếp ăn từ thiện và nhiều mô hình thiện nguyện khác.
Nhìn lại 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không khỏi tự hào, phấn khởi, vui mừng với những điều đã làm được theo lời căn dặn của Bác. Qua đó càng thấy rõ, tư tưởng về chăm lo đời sống Nhân dân của Người còn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
H.B
_____________
[1] Trích Bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đại tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.