Tổ nhân dân khuyến học ở xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên
- Được đăng: Thứ ba, 23 Tháng 6 2015 14:42
- Lượt xem: 2589
(TGAG)- Năm 2008, khi nghe nói ở Đồng Tháp có mô hình Tổ nhân dân khuyến học, Hội Khuyến học tỉnh có tổ chức Đoàn đi nghiên cứu học tập mô hình này. Sau khi đi về, nhiều huyện, xã vận dụng làm theo, nhưng đến nay chỉ có xã Núi Voi, huyên Tịnh Biên là thực hiện thành công mô hình Tổ nhân dân Khuyến học trong toàn xã.
Xã Núi Voi có 3 ấp, chia thành 39 tổ an ninh nhân dân. Lúc đầu, Hội Khuyến học xã Núi Voi tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền xã thí điểm việc thành lập ở mỗi ấp một Tổ nhân dân khuyến học. Đến năm 2010, xã đã tiến hành nhân rộng ra trên toàn xã. Lồng ghép Tổ nhân dân khuyến học hoàn toàn vào Tổ an ninh nhân dân. Như vậy, toàn xã có 39 Tổ nhân dân khuyến học, với 695 hộ gia đình tham gia với 867 hội viên.
Mỗi Tổ nhân dân khuyến học bầu ra tổ trưởng, tổ phó và thư ký (có thể trùng với tổ trưởng, tổ phó, thư ký của Tổ an ninh nhân dân). Về tư cách pháp nhân, mỗi Tổ nhân dân khuyến học đều có quyết định thành lập kèm theo quyết định ban hành quy chế hoạt động do UBND xã ký. Để có nội dung hoạt động thiết thực, hiệu quả, đầu tiên các tổ tiến hành điều tra, nắm danh sách con em trong độ tuổi đến trường, số đang học ở các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học...
Mỗi tháng, lồng ghép với họp Tổ an ninh nhân dân, Tổ nhân dân khuyến học phổ biến chủ trương về công tác khuyến học, khuyến tài, động viên nhắc nhở các bậc cha mẹ quan tâm, chăm lo việc học của con em mình. Các Tổ nhân dân khuyến học cũng chủ động và thường xuyên giữ mối quan hệ với chính quyền để tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ; giữ mối quan hệ với chi hội nhà trường để nắm rõ kết quả học tập và rèn luyện của con em trong tổ; thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình trong tổ gặp khó khăn, giúp con em của tổ có thêm điều kiện để học tập, chống nguy cơ bỏ học của con em trong tổ. Vào đầu năm học mới, tổ vận động để tiếp bước đến trường, khen thưởng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, làm gương cho những học sinh yếu kém, nguy cơ bỏ học giữa chừng.
Đầu năm 2013, các Tổ nhân dân khuyến học xã Núi Voi đã phát động 2 phong trào “Xây dựng góc học tập” và “Vui học đầu hôm”. Đến tháng 9/2013 phát động thêm phong trào “Vượt lên chính mình”. Hiện nay, hầu hết gia đình ở xã Núi Voi, dù nghèo khó, cũng bố trí được một góc cho con em học tập trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, phù hợp với điều kiện kinh tế. Đến 7 giờ tối là mỗi tổ có tiếng kẻng, các cháu tuổi đi học phải vào bàn học bài, làm bài, nếu có em nào lang thang ngoài đường thì người lớn sẽ nhắc nhở. Và em nào học vượt lên chính mình (từ loại yếu, trung bình lên khá, giỏi sau mỗi học kỳ), Tổ nhân dân khuyến học sẽ phối hợp nhà trường khen thưởng động viên kịp thời. Sau khi phát động 3 phong trào trên, việc học tập của con em trong xã tiến bộ rõ nét.
Đây là một mô hình tốt, có thể áp dụng cho các nơi, nhất là các xã thí điểm xây dựng nông thôn mới.
Đặng Hoài Dũng
Xã Núi Voi có 3 ấp, chia thành 39 tổ an ninh nhân dân. Lúc đầu, Hội Khuyến học xã Núi Voi tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền xã thí điểm việc thành lập ở mỗi ấp một Tổ nhân dân khuyến học. Đến năm 2010, xã đã tiến hành nhân rộng ra trên toàn xã. Lồng ghép Tổ nhân dân khuyến học hoàn toàn vào Tổ an ninh nhân dân. Như vậy, toàn xã có 39 Tổ nhân dân khuyến học, với 695 hộ gia đình tham gia với 867 hội viên.
Mỗi Tổ nhân dân khuyến học bầu ra tổ trưởng, tổ phó và thư ký (có thể trùng với tổ trưởng, tổ phó, thư ký của Tổ an ninh nhân dân). Về tư cách pháp nhân, mỗi Tổ nhân dân khuyến học đều có quyết định thành lập kèm theo quyết định ban hành quy chế hoạt động do UBND xã ký. Để có nội dung hoạt động thiết thực, hiệu quả, đầu tiên các tổ tiến hành điều tra, nắm danh sách con em trong độ tuổi đến trường, số đang học ở các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học...
Mỗi tháng, lồng ghép với họp Tổ an ninh nhân dân, Tổ nhân dân khuyến học phổ biến chủ trương về công tác khuyến học, khuyến tài, động viên nhắc nhở các bậc cha mẹ quan tâm, chăm lo việc học của con em mình. Các Tổ nhân dân khuyến học cũng chủ động và thường xuyên giữ mối quan hệ với chính quyền để tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ; giữ mối quan hệ với chi hội nhà trường để nắm rõ kết quả học tập và rèn luyện của con em trong tổ; thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình trong tổ gặp khó khăn, giúp con em của tổ có thêm điều kiện để học tập, chống nguy cơ bỏ học của con em trong tổ. Vào đầu năm học mới, tổ vận động để tiếp bước đến trường, khen thưởng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, làm gương cho những học sinh yếu kém, nguy cơ bỏ học giữa chừng.
Đầu năm 2013, các Tổ nhân dân khuyến học xã Núi Voi đã phát động 2 phong trào “Xây dựng góc học tập” và “Vui học đầu hôm”. Đến tháng 9/2013 phát động thêm phong trào “Vượt lên chính mình”. Hiện nay, hầu hết gia đình ở xã Núi Voi, dù nghèo khó, cũng bố trí được một góc cho con em học tập trong nhà ngăn nắp, gọn gàng, phù hợp với điều kiện kinh tế. Đến 7 giờ tối là mỗi tổ có tiếng kẻng, các cháu tuổi đi học phải vào bàn học bài, làm bài, nếu có em nào lang thang ngoài đường thì người lớn sẽ nhắc nhở. Và em nào học vượt lên chính mình (từ loại yếu, trung bình lên khá, giỏi sau mỗi học kỳ), Tổ nhân dân khuyến học sẽ phối hợp nhà trường khen thưởng động viên kịp thời. Sau khi phát động 3 phong trào trên, việc học tập của con em trong xã tiến bộ rõ nét.
Đây là một mô hình tốt, có thể áp dụng cho các nơi, nhất là các xã thí điểm xây dựng nông thôn mới.
Đặng Hoài Dũng