Tháng tám về thăm quê Bác Tôn
- Được đăng: Thứ năm, 02 Tháng 8 2018 14:24
- Lượt xem: 3633
(TGAG)- Nằm giữa dòng sông Hậu, được phù sa bồi đắp quanh năm, xã Mỹ Hòa Hưng hay còn gọi là Cù Lao Ông Hổ (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) quanh năm cây trái trĩu cành, đồng lúa rập rờn xanh tốt, không gian thoáng đãng, hiền hòa… Nơi đây đã sinh ra người cộng sản trung kiên, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất, người con ưu tú của quê hương: Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Những ngày giữa tháng Tám, chúng tôi về xã Mỹ Hòa Hưng trong không khí lễ hội tưng bừng diễn ra. Chính quyền và nhân dân An Giang đang chuẩn bị lễ kỉ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Năm 2012, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vui lớn cho quê hương Bác Tôn và dân An Giang.
Từ thành phố Long Xuyên, mất khoảng 15 phút để đi phà qua Mỹ Hòa Hưng, một khoảng không gian yên bình, trên con đường trải nhựa dài thẳng tắp, đi tiếp vài trăm mét, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng hiện ra vừa uy nghi vừa giản dị.
Căn nhà sàn thời niên thiếu Bác Tôn ở
Không nhớ rõ đây là lần thứ mấy tôi đến Mỹ Hòa Hưng, nhưng mỗi lần đến trong tôi lại mang nhiều cảm súc khó tả. Không chỉ là sự ngưỡng vọng, tôn kính trước tấm gương của một người cộng sản bất khuất, một nhân cách sống mẫu mực, một đạo đức cách mạng trong sáng; mà còn được đắm mình trong một không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành, yên ắng, khác xa với sự ồn ào, hối hả và ngột ngạt nơi phố thị. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bao bọc bởi một vườn cây mát mẻ, những thảm cỏ xanh tươi. Khu này bắt đầu hình thành từ 12/1988, khi Bộ Văn hóa Thông tin có quyết định công nhận ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng là di tích lịch sử lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Sau đó, chính quyền tiến hành việc tôn tạo, trùng tu và quy hoạch xây dựng, để đến hôm nay, nơi đây trở thành khu di tích lịch sử phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.
Khu di tích gồm nhiều hạng mục như: Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Bác Tôn, nhà lưu niệm thời niên thiếu, đền tưởng niệm, nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, chiếc phi cơ chở Bác vào Sài Gòn dự lễ mít tinh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mô hình nhà lán của Bác Tôn ở ATK (Thái Nguyên), cầu treo dài 80m đón khách tham quan bằng đường sông và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khác… Mỗi khu có một vẻ đẹp riêng, được thiết kế lồng ghép với hệ thống công viên, cây xanh, những con rạch nhỏ, cầu kiều, ao cá cùng với những con đường nội bộ thoáng và đẹp.
Cứ mỗi lần trở lại Mỹ Hòa Hưng, tôi đều đến Đền tưởng niệm để thắp một nén nhang tưởng nhớ Người, - một người đã cống hiến cả cuộc đời mình vì nước vì dân và bức tranh bằng chất liệu gáo dừa do họa sĩ Bùi Quang Vinh phác thảo “Bác Tôn và quê hương hương An Giang thật ấn tượng và ý nghĩa, nói lên được sự gắn kết của 4 dân tộc anh em, và một An Giang đang hội nhập và phát triển... Kế đến tôi sẽ tham quan nhà lưu niệm, trưng bày các hình ảnh, kỷ vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Thật sự khâm phục và xúc động. Những thước phim lịch sử quay về, hiện hiện hình ảnh một chàng thanh niên gắn gỏi của đất cù lao Ông Hổ, rời phà Ô Môi, đi hoạt động cách mạng hơn nửa thế kỷ mới có dịp về thăm lại quê hương. Ôi, thật tự hào cho mãnh đất cù lao và quê hương An Giang".
Rồi tôi đến tham quan ngôi nhà thời niên thiếu Bác từng sống, để nhớ lại một thời tuổi thơ Người ở nơi đây, và mảnh đất này, ngôi nhà này đã hun đúc nên ý chí của một người cộng sản kiên trung. Ngôi nhà được xây theo kiểu nhà sàn ba gian, một kiểu nhà truyền thống của người dân Nam bộ, có chân tán, cột gỗ, nền sàn lót ván, mái lợp ngói âm dương. Bên trong ngôi nhà còn lưu giữ nhiều hiện vật như bộ ngựa gỗ, tủ thờ cẩn ốc xà cừ… Phía sau ngôi nhà là phần mộ song thân của Bác. Dù đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhưng khu này vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Mỗi lần tham quan xong ngôi nhà thời niên thiếu của Người, tôi thường đứng trầm mặc rất lâu, mọi sự vật xung quanh dường như cũng im ắng, theo những dòng suy nghĩ của tôi. Trong ngôi nhà đó, tôi cảm thấy, từng thước đất đều mang đậm dấu ấn và hơi ấm của Người. Mỗi câu chuyện về Bác và gia đình Bác đều làm cho người người khâm phục, mến yêu lẫn kính trọng.
Ngày nay, Mỹ Hòa Hưng đã khoác lên mình chiếc áo mới, đầy kiêu hãnh. Không chỉ tự hào là nơi sinh ra người con ưu tú Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mà còn tự hòa là một xã văn hóa, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, Mỹ Hòa Hưng thật sự tạo nên sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Chạy xe vòng quanh xã Mỹ Hòa Hưng, đường sá đã được nâng cao và trải nhựa phẳng lì, nhà nhà làm lại hàng rào dâm bụt thông thoáng và mát mẻ, hệ thống đèn chiếu sáng đã được gần 15 km, những cây cầu được xây mới bằng bê tông, kiên cố… Đúng là, Mỹ Hòa Hưng đã có một cuộc “cách mạng” về cơ sở hạ tầng. Vậy là, dù là vùng đất thấp, nhưng từ nay mùa lũ về, dân cù lao Ông Hổ không còn lo sợ nữa.
Chuyến phà đưa tôi rời Mỹ Hòa Hưng, gió sông Hậu lộng lộng thổi vào người, một thứ cảm giác rợn ngợp và bịn rịn. Mỹ Hòa Hưng khuất dần, một mảnh vườn cây cối xanh um, hiển hiện ra giữa dòng sông Hậu, bao bọc xung quanh bởi làng bè nuôi cá khiến cho tôi liên tưởng, những làng bè nuôi cá như những chiếc phao cứ nâng dần Mỹ Hòa Hưng lên sánh ngang và vượt trội các địa phương khác trong tỉnh về sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đầu tôi chợt ngân lên câu đối của nhà thơ Hồ Thanh Điền về con người và vùng đất này:
Những ngày giữa tháng Tám, chúng tôi về xã Mỹ Hòa Hưng trong không khí lễ hội tưng bừng diễn ra. Chính quyền và nhân dân An Giang đang chuẩn bị lễ kỉ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Năm 2012, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. Đây là niềm vui lớn cho quê hương Bác Tôn và dân An Giang.
Từ thành phố Long Xuyên, mất khoảng 15 phút để đi phà qua Mỹ Hòa Hưng, một khoảng không gian yên bình, trên con đường trải nhựa dài thẳng tắp, đi tiếp vài trăm mét, Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng hiện ra vừa uy nghi vừa giản dị.
Căn nhà sàn thời niên thiếu Bác Tôn ở
Không nhớ rõ đây là lần thứ mấy tôi đến Mỹ Hòa Hưng, nhưng mỗi lần đến trong tôi lại mang nhiều cảm súc khó tả. Không chỉ là sự ngưỡng vọng, tôn kính trước tấm gương của một người cộng sản bất khuất, một nhân cách sống mẫu mực, một đạo đức cách mạng trong sáng; mà còn được đắm mình trong một không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành, yên ắng, khác xa với sự ồn ào, hối hả và ngột ngạt nơi phố thị. Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bao bọc bởi một vườn cây mát mẻ, những thảm cỏ xanh tươi. Khu này bắt đầu hình thành từ 12/1988, khi Bộ Văn hóa Thông tin có quyết định công nhận ngôi nhà ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng là di tích lịch sử lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Sau đó, chính quyền tiến hành việc tôn tạo, trùng tu và quy hoạch xây dựng, để đến hôm nay, nơi đây trở thành khu di tích lịch sử phục vụ du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.
Khu di tích gồm nhiều hạng mục như: Nhà trưng bày giới thiệu về cuộc đời hoạt động của Bác Tôn, nhà lưu niệm thời niên thiếu, đền tưởng niệm, nhà trưng bày các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ, chiếc phi cơ chở Bác vào Sài Gòn dự lễ mít tinh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, mô hình nhà lán của Bác Tôn ở ATK (Thái Nguyên), cầu treo dài 80m đón khách tham quan bằng đường sông và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khác… Mỗi khu có một vẻ đẹp riêng, được thiết kế lồng ghép với hệ thống công viên, cây xanh, những con rạch nhỏ, cầu kiều, ao cá cùng với những con đường nội bộ thoáng và đẹp.
Cứ mỗi lần trở lại Mỹ Hòa Hưng, tôi đều đến Đền tưởng niệm để thắp một nén nhang tưởng nhớ Người, - một người đã cống hiến cả cuộc đời mình vì nước vì dân và bức tranh bằng chất liệu gáo dừa do họa sĩ Bùi Quang Vinh phác thảo “Bác Tôn và quê hương hương An Giang thật ấn tượng và ý nghĩa, nói lên được sự gắn kết của 4 dân tộc anh em, và một An Giang đang hội nhập và phát triển... Kế đến tôi sẽ tham quan nhà lưu niệm, trưng bày các hình ảnh, kỷ vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Thật sự khâm phục và xúc động. Những thước phim lịch sử quay về, hiện hiện hình ảnh một chàng thanh niên gắn gỏi của đất cù lao Ông Hổ, rời phà Ô Môi, đi hoạt động cách mạng hơn nửa thế kỷ mới có dịp về thăm lại quê hương. Ôi, thật tự hào cho mãnh đất cù lao và quê hương An Giang".
Rồi tôi đến tham quan ngôi nhà thời niên thiếu Bác từng sống, để nhớ lại một thời tuổi thơ Người ở nơi đây, và mảnh đất này, ngôi nhà này đã hun đúc nên ý chí của một người cộng sản kiên trung. Ngôi nhà được xây theo kiểu nhà sàn ba gian, một kiểu nhà truyền thống của người dân Nam bộ, có chân tán, cột gỗ, nền sàn lót ván, mái lợp ngói âm dương. Bên trong ngôi nhà còn lưu giữ nhiều hiện vật như bộ ngựa gỗ, tủ thờ cẩn ốc xà cừ… Phía sau ngôi nhà là phần mộ song thân của Bác. Dù đã được nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhưng khu này vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Mỗi lần tham quan xong ngôi nhà thời niên thiếu của Người, tôi thường đứng trầm mặc rất lâu, mọi sự vật xung quanh dường như cũng im ắng, theo những dòng suy nghĩ của tôi. Trong ngôi nhà đó, tôi cảm thấy, từng thước đất đều mang đậm dấu ấn và hơi ấm của Người. Mỗi câu chuyện về Bác và gia đình Bác đều làm cho người người khâm phục, mến yêu lẫn kính trọng.
Ngày nay, Mỹ Hòa Hưng đã khoác lên mình chiếc áo mới, đầy kiêu hãnh. Không chỉ tự hào là nơi sinh ra người con ưu tú Chủ tịch Tôn Đức Thắng, mà còn tự hòa là một xã văn hóa, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, Mỹ Hòa Hưng thật sự tạo nên sức bật từ phong trào xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Chạy xe vòng quanh xã Mỹ Hòa Hưng, đường sá đã được nâng cao và trải nhựa phẳng lì, nhà nhà làm lại hàng rào dâm bụt thông thoáng và mát mẻ, hệ thống đèn chiếu sáng đã được gần 15 km, những cây cầu được xây mới bằng bê tông, kiên cố… Đúng là, Mỹ Hòa Hưng đã có một cuộc “cách mạng” về cơ sở hạ tầng. Vậy là, dù là vùng đất thấp, nhưng từ nay mùa lũ về, dân cù lao Ông Hổ không còn lo sợ nữa.
Chuyến phà đưa tôi rời Mỹ Hòa Hưng, gió sông Hậu lộng lộng thổi vào người, một thứ cảm giác rợn ngợp và bịn rịn. Mỹ Hòa Hưng khuất dần, một mảnh vườn cây cối xanh um, hiển hiện ra giữa dòng sông Hậu, bao bọc xung quanh bởi làng bè nuôi cá khiến cho tôi liên tưởng, những làng bè nuôi cá như những chiếc phao cứ nâng dần Mỹ Hòa Hưng lên sánh ngang và vượt trội các địa phương khác trong tỉnh về sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đầu tôi chợt ngân lên câu đối của nhà thơ Hồ Thanh Điền về con người và vùng đất này:
“Tựa lưng Bảy Núi, uống nước Cửu Long, Mỹ Hòa Hưng ngời danh xứ sở
Khơi lửa Ba Son, kéo cờ Hắc Hải, Tôn Đức Thắng rạng tiếng non sông”
Trần Nhiên