Bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang
- Được đăng: Thứ tư, 25 Tháng 1 2017 08:08
- Lượt xem: 8055
(TGAG)- Bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang gồm 3 tập bao quát toàn bộ tiến trình lịch sử An Giang từ thời mở đất, giữ đất; lịch sử hình thành, phát triển và lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, giải phóng quê hương của Đảng bộ tỉnh An Giang. Trải qua hơn hai trăm năm, quân và dân An Giang đã viết nên những trang sử hào hùng, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và máu của các thế hệ cha ông. Tự hào và kế tục truyền thống cha ông, các thế hệ sau lại tiếp bước, viết thêm những trang sử mới, khẳng định vị thế của An Giang. Với những sử liệu, số liệu, hình ảnh phong phú, đa dạng cung cấp những kiến thức lịch sử cơ bản, dễ hiểu là tài liệu quý để lưu giữ và giáo dục truyền thống lịch sử, tri ân những thế hệ đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của quê hương.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập I giai đoạn 1927 – 1954 dày 347 trang gồm 03 phần: Phần mở đầu: Vài nét về vùng đất An Giang trước khi có Đảng; Phần thứ nhất: Đấu tranh giành chính quyền (1927 - 1945); Phần thứ hai: Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
Quyển sách đã tái hiện lại một cách sinh động và trung thực quá trình hình thành vùng đất, con người An Giang, truyền thống văn hóa, yêu nước chống giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các thế hệ người dân An Giang luôn cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, đời sống cơ cực lầm than. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), nhân dân An Giang một lòng đi theo Đảng, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trường kỳ chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ quê hương.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập II giai đoạn 1954 – 1975, dày 285 trang gồm 04 chương: Chương I: Từ thi hành Hiệp định Genève đến phong trào Đồng Khởi (1954 - 1960); Chương II: Tiến hành chiến tranh nhân dân góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy (1961 - 1968); Chương III: Đấu tranh chống phá âm mưu “bình định triệt để” của địch và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1968 - 1972); Chương IV: Từ Hiệp định Paris đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).
Quyển sách khắc họa đậm nét những chiến công của quân và dân An Giang kiên cường, dũng cảm đương đầu với đế quốc Mỹ giữ vững căn cứ Bảy Núi và biên giới, bảo vệ đường hành lang chiến lược về miền Tây luôn thông suốt. Đồng thời làm nghĩa vụ giúp bạn giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở hai tỉnh Kandal và Tà Keo. Chiến công 128 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Tức Dụp - núi Tô của quân dân Tri Tôn, An Giang vào cuối năm 1968, là dấu ấn đậm nét trong lòng người dân địa phương. Ở vùng tôn giáo, Đảng bộ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy danh nghĩa ông Mười Trí tiến hành công tác Hòa Hảo vận. Đảng bộ từng bước tuyên truyền, vận động làm cho đồng bào có đạo phật giáo Hòa Hảo từ hiểu rõ cách mạng đến ủng hộ cách mạng, tham gia đấu tranh và trở thành cơ sở nuôi chứa, che giấu… Suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân An Giang kiên cường đánh bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù đi đến ngày toàn thắng.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập III giai đoạn 1975 - 2005, dày 279 trang gồm 04 chương: Chương I: An Giang khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng Đảng, chính quyền cách mạng, chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (1975 - 1980); Chương II: Ổn định tình hình sau chiến tranh biên giới, bước đầu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, những chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (1980 - 1986); Chương III: thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986 - 1995); Chương IV: Đảng bộ An Giang tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương (1996 - 2005).
Nội dung quyển sách tái hiện lại bức tranh lịch sử với những đường nét đậm nhạt khác nhau thể hiện đầy đủ, sinh động tình hình An Giang sau ngày giải phóng và việc khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, dồn sức khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lại quê hương; đồng thời lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đầy cam go, ác liệt. Mặc khác, nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang phải thường xuyên đối phó với sự nghiệt ngã của thiên tai, ngập lụt, gây nhiều thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Bằng nỗ lực, phấn đấu bền bĩ, với bao tâm huyết tìm tòi, thể nghiệm, chủ động, sáng tạo, với tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân An Giang đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện: sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nông thôn từng bước trưởng thành. Trong xây dựng kinh tế, An Giang đã dũng cảm mở nhiều mũi đột phá vào cơ chế kinh tế cũ trên nhiều lĩnh vực như chính sách tam nông, chính sách tín dụng, hệ thống kho bạc, cơ chế thuế, thủy lợi, chuyển đổi trong giao thông vận tải và công nghiệp, từ liên doanh liên kết đến xuất nhập khẩu trực tiếp, cải cách hành chính… góp phần hình thành đường lối và chính sách đổi mới kinh tế của cả nước và cùng cả nước đi tới những thành quả rực rỡ.
Thông qua 03 quyển sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập I, II, III sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân An Giang thêm yêu quý và trân trọng những trang vàng lịch sử cha ông ta đã dày công xây dựng để chúng ta có được như ngày hôm nay.
Xin trân trọng giới thiệu Bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang đến bạn đọc!
Quyển sách đã tái hiện lại một cách sinh động và trung thực quá trình hình thành vùng đất, con người An Giang, truyền thống văn hóa, yêu nước chống giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các thế hệ người dân An Giang luôn cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất nhưng dưới chế độ thực dân phong kiến phải chịu cảnh áp bức, bóc lột, đời sống cơ cực lầm than. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), nhân dân An Giang một lòng đi theo Đảng, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trường kỳ chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ quê hương.
Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập II giai đoạn 1954 – 1975, dày 285 trang gồm 04 chương: Chương I: Từ thi hành Hiệp định Genève đến phong trào Đồng Khởi (1954 - 1960); Chương II: Tiến hành chiến tranh nhân dân góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy (1961 - 1968); Chương III: Đấu tranh chống phá âm mưu “bình định triệt để” của địch và thực hiện nghĩa vụ quốc tế (1968 - 1972); Chương IV: Từ Hiệp định Paris đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 - 1975).
Quyển sách khắc họa đậm nét những chiến công của quân và dân An Giang kiên cường, dũng cảm đương đầu với đế quốc Mỹ giữ vững căn cứ Bảy Núi và biên giới, bảo vệ đường hành lang chiến lược về miền Tây luôn thông suốt. Đồng thời làm nghĩa vụ giúp bạn giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở hai tỉnh Kandal và Tà Keo. Chiến công 128 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Tức Dụp - núi Tô của quân dân Tri Tôn, An Giang vào cuối năm 1968, là dấu ấn đậm nét trong lòng người dân địa phương. Ở vùng tôn giáo, Đảng bộ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy danh nghĩa ông Mười Trí tiến hành công tác Hòa Hảo vận. Đảng bộ từng bước tuyên truyền, vận động làm cho đồng bào có đạo phật giáo Hòa Hảo từ hiểu rõ cách mạng đến ủng hộ cách mạng, tham gia đấu tranh và trở thành cơ sở nuôi chứa, che giấu… Suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân An Giang kiên cường đánh bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc của kẻ thù đi đến ngày toàn thắng.
Nội dung quyển sách tái hiện lại bức tranh lịch sử với những đường nét đậm nhạt khác nhau thể hiện đầy đủ, sinh động tình hình An Giang sau ngày giải phóng và việc khắc phục hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, dồn sức khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng lại quê hương; đồng thời lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đầy cam go, ác liệt. Mặc khác, nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang phải thường xuyên đối phó với sự nghiệt ngã của thiên tai, ngập lụt, gây nhiều thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Bằng nỗ lực, phấn đấu bền bĩ, với bao tâm huyết tìm tòi, thể nghiệm, chủ động, sáng tạo, với tinh thần tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân An Giang đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và toàn diện: sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, nông thôn từng bước trưởng thành. Trong xây dựng kinh tế, An Giang đã dũng cảm mở nhiều mũi đột phá vào cơ chế kinh tế cũ trên nhiều lĩnh vực như chính sách tam nông, chính sách tín dụng, hệ thống kho bạc, cơ chế thuế, thủy lợi, chuyển đổi trong giao thông vận tải và công nghiệp, từ liên doanh liên kết đến xuất nhập khẩu trực tiếp, cải cách hành chính… góp phần hình thành đường lối và chính sách đổi mới kinh tế của cả nước và cùng cả nước đi tới những thành quả rực rỡ.
Thông qua 03 quyển sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang tập I, II, III sẽ giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân An Giang thêm yêu quý và trân trọng những trang vàng lịch sử cha ông ta đã dày công xây dựng để chúng ta có được như ngày hôm nay.
Xin trân trọng giới thiệu Bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang đến bạn đọc!
Phòng LLCT-LSĐ