Góc nhìn nhân vật lịch sử Quản cơ Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa
- Được đăng: Thứ tư, 27 Tháng 3 2024 15:17
- Lượt xem: 5610
(TUAG)- Ông Trần Văn Thành (? - 1873) quê ở làng Bình Thành Đông, tổng Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Năm 1840, ông vào quân đội thời vua Minh Mạng, nhờ có võ nghệ nên được cử làm suất đội chỉ huy 50 quân, tham gia đánh dẹp quân Xiêm và Chân Lạp. Đến năm 1845, do lập được nhiều công trận, ông được thăng chức từ Suất đội lên Chánh Quản cơ thời vua Thiệu Trị, chỉ huy 500 quân, đóng tại thành Châu Đốc để giữ yên biên cương phía Tây Nam Tổ quốc.
Tượng Quản cơ Trần Văn Thành
Năm 1846, ông được xuất ngũ theo chính sách “Ngụ binh ư nông”; năm 1849, ông quy y vào đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) sáng lập; năm 1851, ông được Phật Thầy Tây An phân công đi cắm 5 cây thẻ quanh vùng Thất Sơn để quản lý vùng đất, lập trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh để khẩn hoang lập làng, mở ruộng trồng trọt, chăn nuôi ổn định cuộc sống tại vùng đất mới.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến 9 năm sau ngày 22/6/1867, quân Pháp chiếm An Giang. Quản cơ Trần Văn Thành tập hợp dân quân tổ chức kết bè gỗ cản ngang sông Hậu nhằm ngăn chặn tàu chiến của Pháp và tấn công chiếm lại thành Châu Đốc nhưng không được. Sau đó ông chuyển lực lượng quân binh và gia đình vào vùng Láng Linh - Bảy Thưa. Ông đã xây dựng đồn Hưng Trung, đại bản doanh chỉ huy và xây dựng nhiều đồn trại xung quanh như: đồn Hờ, đồn Hàng Tràm, đồn Cái Môn, đồn Sơn Trung, đồn Giồng Nghệ, trạm canh Ông Tà. Tổ chức tập luyện võ nghệ, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thực. Quân Pháp nhiều lần đánh vào căn cứ Bảy Thưa và chiêu dụ ông ra hàng nhưng không kết quả. Ngày 19-20/3/1873 (nhằm 20-21/2 âl), quân Pháp tập trung lực lượng tấn công vào các đồn lũy, cuộc kháng chiến của Quản cơ Trần Văn Thành thất bại.
Qua sơ lược tiểu sử đức Quản cơ Trần Văn Thành, ông làm quan võ, chức vụ Chánh Quản cơ, ông có công rất lớn đánh dẹp quân Xiêm và quân Chân Lạp ở miền Thất Sơn, biên giới An Giang; ông là nhà tu hành theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, là đệ tử thứ nhất trong “thập nhị hiền thủ” của Phật Thầy Tây An; ông là một nhà dinh điền trực tiếp cắm thẻ quanh vùng Thất Sơn để xác lập vị trí địa giới đồn điền, để quản lý vùng đất; dựng trại ruộng Bửu Hương Các, quy tụ các tầng lớp nhân dân khai khẩn đất hoang lập làng tại vùng đất Láng Linh; là một nhà yêu nước xây dựng đồn lũy, thành lập lực lượng binh Gia Nghị, phất cờ khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp xâm lược.
Di tích đồn lũy do đức Quản cơ Trần Văn Thành xây dựng từ những năm 1867 đến năm 1873, cách nay hơn 150 năm, chỉ còn hiện hữu dưới dạng là một cơ sở tín ngưỡng. Bởi lẽ năm 1873, cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thất bại thì quân Pháp đã thiêu hủy, xóa bỏ dấu tích các đồn lũy. Tuy nhiên, Pháp không thể xóa bỏ truyền thống yêu nước của Nhân dân Châu Phú, An Giang. Cho nên tại những vị trí đồn lũy, doanh trại của ông xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp, thì ngày nay đã trở thành những cơ sở thờ phụng, tôn kính trang nghiêm.
Qua những nơi đến và quan sát, chúng tôi rất xúc động và có những góc nhìn nhân vật lịch sử Quản cơ Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa như sau:
Ông không an phận là một viên quan võ về hưu và lánh xa thế tục khi đã quy y theo đạo. Ông đã gạt bỏ sự hưởng thụ vui thú điền viên và quyết định nhập thế để cứu nước lúc lâm nguy. Ông đã liên kết với các sĩ phu yêu nước, kêu gọi các tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp xâm lược, thể hiện chí khí của người Việt Nam sẵn sàng xả thân vì nước “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng hơn bốn nghìn năm văn hiến.
Ông là một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của thời kỳ đầu kháng Pháp ở Nam bộ, thời gian kháng chiến kéo dài suốt 7 năm, từ năm 1867 đến năm 1873. Ông là dõng tướng đầy khí phách, tinh thần dũng cảm, quyết chiến với giặc Pháp, dù nhiều lần quân Pháp dùng danh vọng, vật chất chiêu dụ. Tinh thần khẳng khái, cương quyết đó được truyền tụng trong dân gian: “Thà thua xuống láng xuống bưng; Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần”.
Ông là một nhà quân sự, một chức sắc có uy tín nên đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, như: sĩ phu yêu nước, nông dân, tôn giáo, già trẻ, gái trai đoàn kết một lòng, đồng cam cộng khổ, chịu đựng mọi khó khăn, thiếu thốn quyết tâm chống giặc ngoại xâm, làm cho quân Pháp phải khiếp sợ. Ông đã tổ chức được phong trào toàn dân đánh giặc, đây chính là một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn ở Châu Phú, An Giang lúc bấy giờ.
Ông thừa biết cuộc kháng chiến đối đầu với thực dân đế quốc Pháp là không cân sức, có thể phải hy sinh và thất bại. Vì hầu hết các cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ lúc này bị thoái trào và quân Pháp thẳng tay đàn áp. Nhưng ông vẫn kiên quyết đánh kẻ thù xâm lược, để gìn giữ từng tất đất thiêng liêng của Tổ Quốc, như câu nói bất hủ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Cả gia đình đức Quản cơ Trần Văn Thành cùng chung chí hướng đánh quân xâm lược Pháp, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thạnh và các con gái: Trần Thị Hẻ, Trần Thị Nên, Trần Thị Núi trồng dâu, nuôi tầm dệt lụa, sản xuất lương thực lo việc hậu cần; các con trai: Trần Văn Nhu, Trần Văn Chái là nghĩa binh Gia Nghị. Ông Chái đã chiến đấu bị thương, bị quân Pháp bắt dụ hàng, ông đã tự sát để giữ trọn khí tiết.
Nhìn vào sơ đồ xây dựng đồn lũy kháng chiến của Quản cơ Trần Văn Thành được bố trí ở những nơi trọng yếu, chiến lược bao phủ khắp 4 huyện Châu Phú-Tri Tôn-Châu Thành-Phú Tân, tỉnh An Giang. Hệ thống đồn luỹ, doanh trại, kho lương thực, nơi đúc súng được tổ chức khoa học, tạo thế liên hoàn, cho thấy tính chất quan trọng và quy mô rất lớn của chiến khu Bảy Thưa, với “mục đích là ngăn chặn bước chân xâm lược của quân Pháp và gìn giữ vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc”.
Khi xưa xây dựng những đồn lũy làm nơi chiến hào đánh Pháp, ngày nay những đồn lũy này đã trở thành nơi thờ phụng tôn vinh, nơi bày tỏ lòng thành kính tri ân đức Quản cơ Trần Văn Thành và lực lượng nghĩa binh Gia Nghị của nhân dân địa phương, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Những nơi thờ phụng là thờ “nhân thần”, thờ những con người lịch sử có thật bằng da, bằng thịt, bằng trí tuệ và trái tim nhiệt huyết lòng yêu nước. Cụ thể, tại các bàn thờ có ghi tên những nhân vật lịch sử có thật như Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An), đức Quản cơ Trần Văn Thành, bà cố Nguyễn Thị Thạnh, ông Trần Văn Nhu, ông Trần Văn Chái…
Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do Chánh Quản cơ Trần Văn Thành lãnh đạo là dấu son chói lọi trong lịch sử chống Pháp của Nhân dân Châu Phú, An Giang. Bởi vì cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa diễn ra trong tình trạng sáu tỉnh Nam Kỳ bị quân Pháp chiếm đóng, các nơi nổi lên kháng chiến bị Pháp đàn áp cô lập. Điều đó chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân Châu Phú, An Giang đã dũng cảm, kiên trì đấu tranh với giặc Pháp góp phần làm phong phú thêm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mặc dù cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thất bại, nhưng là niềm tự hào của Nhân dân Châu Phú, An Giang. Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa của Chánh Quản cơ Trần Văn Thành đã tiếp nối ngọn lửa đấu tranh của Trương Công Định (1820-1864), Thiên Hộ Dương (1827-1866), Nguyễn Trung Trực (1838-1868), Thủ Khoa Huân (1830-1875) là những tấm gương sáng ngời, biểu tượng cao đẹp của lòng yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã được lịch sử ghi nhận công lao to lớn của những con người vì nước, vì dân với ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Những tấm gương yêu nước đó, đã truyền ngọn lửa đấu tranh cho các thế hệ sau, tiếp tục cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập cho Tổ quốc Việt Nam như hôm nay./.
Tượng Quản cơ Trần Văn Thành
Năm 1846, ông được xuất ngũ theo chính sách “Ngụ binh ư nông”; năm 1849, ông quy y vào đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do ông Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An) sáng lập; năm 1851, ông được Phật Thầy Tây An phân công đi cắm 5 cây thẻ quanh vùng Thất Sơn để quản lý vùng đất, lập trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh để khẩn hoang lập làng, mở ruộng trồng trọt, chăn nuôi ổn định cuộc sống tại vùng đất mới.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến 9 năm sau ngày 22/6/1867, quân Pháp chiếm An Giang. Quản cơ Trần Văn Thành tập hợp dân quân tổ chức kết bè gỗ cản ngang sông Hậu nhằm ngăn chặn tàu chiến của Pháp và tấn công chiếm lại thành Châu Đốc nhưng không được. Sau đó ông chuyển lực lượng quân binh và gia đình vào vùng Láng Linh - Bảy Thưa. Ông đã xây dựng đồn Hưng Trung, đại bản doanh chỉ huy và xây dựng nhiều đồn trại xung quanh như: đồn Hờ, đồn Hàng Tràm, đồn Cái Môn, đồn Sơn Trung, đồn Giồng Nghệ, trạm canh Ông Tà. Tổ chức tập luyện võ nghệ, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thực. Quân Pháp nhiều lần đánh vào căn cứ Bảy Thưa và chiêu dụ ông ra hàng nhưng không kết quả. Ngày 19-20/3/1873 (nhằm 20-21/2 âl), quân Pháp tập trung lực lượng tấn công vào các đồn lũy, cuộc kháng chiến của Quản cơ Trần Văn Thành thất bại.
Qua sơ lược tiểu sử đức Quản cơ Trần Văn Thành, ông làm quan võ, chức vụ Chánh Quản cơ, ông có công rất lớn đánh dẹp quân Xiêm và quân Chân Lạp ở miền Thất Sơn, biên giới An Giang; ông là nhà tu hành theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, là đệ tử thứ nhất trong “thập nhị hiền thủ” của Phật Thầy Tây An; ông là một nhà dinh điền trực tiếp cắm thẻ quanh vùng Thất Sơn để xác lập vị trí địa giới đồn điền, để quản lý vùng đất; dựng trại ruộng Bửu Hương Các, quy tụ các tầng lớp nhân dân khai khẩn đất hoang lập làng tại vùng đất Láng Linh; là một nhà yêu nước xây dựng đồn lũy, thành lập lực lượng binh Gia Nghị, phất cờ khởi nghĩa Bảy Thưa chống Pháp xâm lược.
Di tích đồn lũy do đức Quản cơ Trần Văn Thành xây dựng từ những năm 1867 đến năm 1873, cách nay hơn 150 năm, chỉ còn hiện hữu dưới dạng là một cơ sở tín ngưỡng. Bởi lẽ năm 1873, cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thất bại thì quân Pháp đã thiêu hủy, xóa bỏ dấu tích các đồn lũy. Tuy nhiên, Pháp không thể xóa bỏ truyền thống yêu nước của Nhân dân Châu Phú, An Giang. Cho nên tại những vị trí đồn lũy, doanh trại của ông xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp, thì ngày nay đã trở thành những cơ sở thờ phụng, tôn kính trang nghiêm.
Nhóm nghiên cứu điền dã chúng tôi đã đi qua nhiều địa phương, để trực tiếp quan sát những cơ sở thờ phụng đức Quản cơ Trần Văn Thành. Chúng tôi đã đến chiêm bái được 12 cơ sở, gồm: - Tại huyện Tri Tôn có 1 cơ sở: Miếu Ông Tà (tháp canh Ông Tà, chưa xác định) tại ấp Tân Bình, xã Tà Đảnh; - Tại huyện Châu Thành có 2 cơ sở: Chùa Thanh Tịnh (đồn Giồng Nghệ) tại ấp Cần Thới, xã Cần Đăng; Dinh Sơn Trung (lò rèn binh khí) tại ấp Vĩnh Quới, xã Vĩnh An; - Tại huyện Phú Tân có 2 cơ sở: Dinh Chánh Quản cơ Trần Văn Thành (nơi ở của gia đình Quản cơ Trần Văn Thành, chưa xác định) tại ấp Bình Thành, xã Phú Bình; Dinh quan cựu Chánh Quản cơ Trần Văn Thành (đồn Hàng Tràm, chưa xác định) tại ấp Bình Quới 2, xã Bình Thạnh Đông; - Tại huyện Châu Phú có 7 cơ sở: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (Bửu Hương Tự) và Trại ruộng Bửu Hương Các tại ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây; Miễu bà cố quản Nguyễn Thị Thạnh (đồn Hờ, chưa xác định) tại mương Khai Lấp, khóm Vĩnh Hưng, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung; Cốc đạo Cậy (đồn Hưng Trung đại bản doanh) tại ấp Hưng Trung, xã Đào Hữu Cảnh; Nam Long Tự (dinh Sơn Trung) tại ấp Hưng Thuận, xã Đào Hữu Cảnh; Dinh Đá Nổi (kho lương thực) tại ấp Bình Tây, xã Bình Phú; Dinh Hưng Trung (đồn Cái Môn, chưa xác định) tại ấp Bình Chơn, xã Bình Chánh. |
Sơ đồ chiến khu Láng Linh-Bảy Thưa (sưu tầm)
Qua những nơi đến và quan sát, chúng tôi rất xúc động và có những góc nhìn nhân vật lịch sử Quản cơ Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa như sau:
Ông không an phận là một viên quan võ về hưu và lánh xa thế tục khi đã quy y theo đạo. Ông đã gạt bỏ sự hưởng thụ vui thú điền viên và quyết định nhập thế để cứu nước lúc lâm nguy. Ông đã liên kết với các sĩ phu yêu nước, kêu gọi các tầng lớp nhân dân đứng lên chống Pháp xâm lược, thể hiện chí khí của người Việt Nam sẵn sàng xả thân vì nước “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam anh hùng hơn bốn nghìn năm văn hiến.
Ông là một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của thời kỳ đầu kháng Pháp ở Nam bộ, thời gian kháng chiến kéo dài suốt 7 năm, từ năm 1867 đến năm 1873. Ông là dõng tướng đầy khí phách, tinh thần dũng cảm, quyết chiến với giặc Pháp, dù nhiều lần quân Pháp dùng danh vọng, vật chất chiêu dụ. Tinh thần khẳng khái, cương quyết đó được truyền tụng trong dân gian: “Thà thua xuống láng xuống bưng; Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần”.
Ông là một nhà quân sự, một chức sắc có uy tín nên đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, như: sĩ phu yêu nước, nông dân, tôn giáo, già trẻ, gái trai đoàn kết một lòng, đồng cam cộng khổ, chịu đựng mọi khó khăn, thiếu thốn quyết tâm chống giặc ngoại xâm, làm cho quân Pháp phải khiếp sợ. Ông đã tổ chức được phong trào toàn dân đánh giặc, đây chính là một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn ở Châu Phú, An Giang lúc bấy giờ.
Ông thừa biết cuộc kháng chiến đối đầu với thực dân đế quốc Pháp là không cân sức, có thể phải hy sinh và thất bại. Vì hầu hết các cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kỳ lúc này bị thoái trào và quân Pháp thẳng tay đàn áp. Nhưng ông vẫn kiên quyết đánh kẻ thù xâm lược, để gìn giữ từng tất đất thiêng liêng của Tổ Quốc, như câu nói bất hủ của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Cả gia đình đức Quản cơ Trần Văn Thành cùng chung chí hướng đánh quân xâm lược Pháp, vợ ông là bà Nguyễn Thị Thạnh và các con gái: Trần Thị Hẻ, Trần Thị Nên, Trần Thị Núi trồng dâu, nuôi tầm dệt lụa, sản xuất lương thực lo việc hậu cần; các con trai: Trần Văn Nhu, Trần Văn Chái là nghĩa binh Gia Nghị. Ông Chái đã chiến đấu bị thương, bị quân Pháp bắt dụ hàng, ông đã tự sát để giữ trọn khí tiết.
Nhìn vào sơ đồ xây dựng đồn lũy kháng chiến của Quản cơ Trần Văn Thành được bố trí ở những nơi trọng yếu, chiến lược bao phủ khắp 4 huyện Châu Phú-Tri Tôn-Châu Thành-Phú Tân, tỉnh An Giang. Hệ thống đồn luỹ, doanh trại, kho lương thực, nơi đúc súng được tổ chức khoa học, tạo thế liên hoàn, cho thấy tính chất quan trọng và quy mô rất lớn của chiến khu Bảy Thưa, với “mục đích là ngăn chặn bước chân xâm lược của quân Pháp và gìn giữ vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc”.
Khi xưa xây dựng những đồn lũy làm nơi chiến hào đánh Pháp, ngày nay những đồn lũy này đã trở thành nơi thờ phụng tôn vinh, nơi bày tỏ lòng thành kính tri ân đức Quản cơ Trần Văn Thành và lực lượng nghĩa binh Gia Nghị của nhân dân địa phương, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Những nơi thờ phụng là thờ “nhân thần”, thờ những con người lịch sử có thật bằng da, bằng thịt, bằng trí tuệ và trái tim nhiệt huyết lòng yêu nước. Cụ thể, tại các bàn thờ có ghi tên những nhân vật lịch sử có thật như Đoàn Minh Huyên (Phật Thầy Tây An), đức Quản cơ Trần Văn Thành, bà cố Nguyễn Thị Thạnh, ông Trần Văn Nhu, ông Trần Văn Chái…
Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa do Chánh Quản cơ Trần Văn Thành lãnh đạo là dấu son chói lọi trong lịch sử chống Pháp của Nhân dân Châu Phú, An Giang. Bởi vì cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa diễn ra trong tình trạng sáu tỉnh Nam Kỳ bị quân Pháp chiếm đóng, các nơi nổi lên kháng chiến bị Pháp đàn áp cô lập. Điều đó chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân Châu Phú, An Giang đã dũng cảm, kiên trì đấu tranh với giặc Pháp góp phần làm phong phú thêm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mặc dù cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa thất bại, nhưng là niềm tự hào của Nhân dân Châu Phú, An Giang. Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa của Chánh Quản cơ Trần Văn Thành đã tiếp nối ngọn lửa đấu tranh của Trương Công Định (1820-1864), Thiên Hộ Dương (1827-1866), Nguyễn Trung Trực (1838-1868), Thủ Khoa Huân (1830-1875) là những tấm gương sáng ngời, biểu tượng cao đẹp của lòng yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã được lịch sử ghi nhận công lao to lớn của những con người vì nước, vì dân với ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Những tấm gương yêu nước đó, đã truyền ngọn lửa đấu tranh cho các thế hệ sau, tiếp tục cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giành độc lập cho Tổ quốc Việt Nam như hôm nay./.
Đoàn Văn Hiển
Chi hội Khoa học lịch sử huyện Châu Phú