Chợ chuột đồng nổi tiếng miền Tây
- Được đăng: Thứ năm, 13 Tháng 6 2024 20:20
- Lượt xem: 588
(TUAG)- Hơn 100 hộ sinh sống với nghề: Bắt, sơ chế thịt và mua bán thịt chuột đồng, chợ thịt chuột đồng Phù Dật (xã Bình Long, Châu Phú) cung ứng mỗi ngày hơn 2 tấn thịt chuột đồng đến nhiều chợ, nhà hàng, quán ăn… khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Chợ chuột đồng Phù Dật hoạt động quanh năm, chỉ nghỉ 3 ngày tết và ngày rằm hằng tháng, mỗi ngày tiêu thụ hơn 2 tấn chuột, lúc cao điểm hơn 5 tấn. Các bậc cao niên tại khu vực này, cho biết, lúc đầu, chỉ là điểm mua bán chuột tự phát, dần dần hình thành nên chợ lúc nào không biết. Trước đây người dân còn trồng lúa mùa rất vất vả. Vậy mà còn bị chuột đồng ra sức cắn phá nên ngày nào họ cũng ra sức diệt chuột. Bắt về ăn không hết nên đem ra chợ bán kiếm tiền mua gạo. Thịt chuột đồng từ lâu đã trở thành đặc sản tại ĐBSCL do loài này sống chủ yếu trong hang, lại xa với khu dân cư nên được người dân xem là sạch nên dần dần thành phổ biến. Nhiều người dân dọc kênh Phù Dật thấy dễ ăn nên cũng bắt đầu hành nghề bắt chuột, dần dần nghề sơ chế thịt chuột, săn chuột, kinh doanh thịt chuột… Nhờ đó dần dần trở thành nghề chính nuôi sống bà con nơi đây. Đàn ông thì ra đồng săn bắt chuột, khâu sơ chế thịt chuột thường do đàn bà, con gái đảm nhiệm.
Chợ chuột Phù Dật hoạt động quanh năm
Thông thường, khoảng 9 giờ sáng, các thương lái gom chuột đồng từ khắp các địa phương trong tỉnh và các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) về giao các vựa. Chủ vựa thuê nhân công sơ chế thịt chuột đồng rồi cho vào các thùng ướp đá để sau 11 giờ trưa xe tải đến nhận hàng đưa đi các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ông Nguyễn Duy Lâm hơn 17 năm sống bằng nghề thu mua chuột đồng cho biết, hơn 25 năm trước, vùng này chỉ vài hộ bán chuột, mỗi ngày chỉ vài chục ký. Nhưng sau đó số lượng người mua tăng lên kéo theo người bán cũng tăng theo. Từ đó chợ chuột đồng Phù Dật nổi tiếng miền Tây đã được hình thành. Chuột đồng Châu Phú và các huyện lân cận như: Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân, Chợ Mới… nhưng không đủ bán nên phải mở rộng vùng thu mua chuột đồng. Hiện tại, chợ chuột đồng Phù Dật có 3 vựa lớn, hàng chục điểm nhỏ chuyên thu mua bán và sơ chế thịt chuột đồng. Ông Lâm chia sẻ: "Mùa cao điểm bán chuột từ tháng 2 cho đến tháng 7 âm lịch do lúc này lúa trổ đòng đòng, chúng ăn lúa nhiều nên thịt béo, sinh sôi nhanh. Còn từ tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch là mua nước nổi về, nhiều nơi không trồng lúa mà mở đồng đón phù sa nên chuột đói, rúc lên gò cao trốn nước nên thịt săn chắc hơn".
Ông Lâm cho biết, chợ chuột đồng Phù Dật thu vào có quy định, phải đúng chuột đồng, là chuột bị đặt bẫy dính, còn chuột bị chích điện hay chuột bị dính thuốc thì tuyết đối không thu mua. Chuột đồng còn sống tùy thời điểm mà cao giá, giá trung hay giá thấp. Hiện tại chuột có giá trung bình khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg. Chủ vựa phân loại lựa chuột đồng con lớn thịt nhiều để sơ chế thịt chuột bán cho các chợ, nhà hàng, quán ăn… Còn chuột đồng con nhỏ hay những con sức yếu bị ngộp chết thì dùng để bán cho các hộ nuôi trăn, cá sấu với giá 20.000 đồng/kg. Còn các phụ phẩm của chuột đồng sau khi sơ chế như: da, đuôi… sẽ được bán lại cho các điểm nuôi cá công nghiệp với giá rẻ. “Đặc biệt, mấy ngày tết chuột luôn hút hàng, 1kg chuột giá hơn 170.000 đồng và giá này gấp đôi ngày thường nhưng không đủ bán"”- ông Lâm chia sẻ.
Tại vựa chuột đồng của ông Lâm có 15 nhân công, hầu hết là phụ nữ đủ độ tuổi với các công việc sơ chế thịt chuột đồng với giá 20.000 đồng/giờ/người. Bà Nguyễn Thị Nga, làm công việc sơ chế thịt chuột đồng hơn 10 năm cho biết: “Công việc ổn định và nhẹ nhàng, mùa nào cũng có chuột đồng về chợ đều đặn, chịu siêng một ngày làm hơn 5 tiếng có tiền dư giả. Đặc biệt từ mùng 3 đến mùng 10 Tết tiền công trả cao nên bà và nhiều người tranh thủ làm thêm để kiếm tiền”. Ông Lê Văn Kiển, hơn 14 năm sống với nghề thu mua chuột chia sẻ: “Làm nghề bán thịt chuột đồng không sợ ế hàng. Người ta ăn thịt heo, thịt bò, thịt gà vịt riết phát ngán nên nhiều người thành thị lẫn nông thôn đổi khẩu vị nên nhờ thế chợ chuột đồng luôn sôi động quanh năm. Hơn nữa ở đây bán đều là chuột đồng chuyên ăn lúa nên rất sạch. Vừa có món ngon vừa diệt được chuột phá hại mùa màng của nông dân”. Còn anh Nguyễn Văn An cho biết: “Mỗi ngày, anh khởi hành từ Châu Phú lên Tri Tôn, Tịnh Biên thu gom chuột đồng người ta bắt rồi về giao cho vựa, trừ xăng xe cũng kiếm được vài trăm nghìn để chăm lo cho gia đình”. Thực tế, Chợ chuột đồng Phù Dật đã giúp cho hàng trăm người có thu nhập ổn định. Và cũng từ những chợ chuột đồng như vậy mà lượng chuột trong tự nhiên giảm sút đáng kể, giúp người nông dân bớt nổi lo bị chuột cắn phá mùa màng.
Món ngon được chế biến thì thịt chuột đồng
Thịt chuột đồng là món ăn quen thuộc của người dân ở miền Tây. Chuột đồng thường đào hang sống ở bờ bao ruộng. Chuột đồng có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào thời điểm lúa chín vàng đồng, lúc này chuột to, lông bóng mượt, thịt đặc biệt thơm ngon. Vì vậy các nông dân tranh thủ lúc nông nhàn đi đặt rập bắt chuột chúng bớt sinh sôi cắn phá lúa. Chuột từ đấy cũng được chế biến thành nhiều món đặc sản, như: chuột quay lu, nướng mọi, khìa nước dừa, xào củ kiệu, chiên... Trong đó, món chuột đồng ướp chao nướng than hồng được nhiều người dân địa phương và du khách phương xa ưa thích. Dưới sức nóng của than củi, từng thớ thịt chuột đồng săn lại, chốc chốc mỡ chuột đồng lại lộp độp chảy từng giọt, kêu xèo xèo trên vỉ nướng. Một lát sau, thịt chuột đồng vàng ruộm, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt. Món này thường được dùng kèm với rau sống, chuối chát, chấm muối tiêu chanh hay nước mắm ớt có dầm xoài sống, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay thì ngon hết sẩy...
Chợ chuột đồng Phù Dật hoạt động quanh năm, chỉ nghỉ 3 ngày tết và ngày rằm hằng tháng, mỗi ngày tiêu thụ hơn 2 tấn chuột, lúc cao điểm hơn 5 tấn. Các bậc cao niên tại khu vực này, cho biết, lúc đầu, chỉ là điểm mua bán chuột tự phát, dần dần hình thành nên chợ lúc nào không biết. Trước đây người dân còn trồng lúa mùa rất vất vả. Vậy mà còn bị chuột đồng ra sức cắn phá nên ngày nào họ cũng ra sức diệt chuột. Bắt về ăn không hết nên đem ra chợ bán kiếm tiền mua gạo. Thịt chuột đồng từ lâu đã trở thành đặc sản tại ĐBSCL do loài này sống chủ yếu trong hang, lại xa với khu dân cư nên được người dân xem là sạch nên dần dần thành phổ biến. Nhiều người dân dọc kênh Phù Dật thấy dễ ăn nên cũng bắt đầu hành nghề bắt chuột, dần dần nghề sơ chế thịt chuột, săn chuột, kinh doanh thịt chuột… Nhờ đó dần dần trở thành nghề chính nuôi sống bà con nơi đây. Đàn ông thì ra đồng săn bắt chuột, khâu sơ chế thịt chuột thường do đàn bà, con gái đảm nhiệm.
Chợ chuột Phù Dật hoạt động quanh năm
Thông thường, khoảng 9 giờ sáng, các thương lái gom chuột đồng từ khắp các địa phương trong tỉnh và các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) về giao các vựa. Chủ vựa thuê nhân công sơ chế thịt chuột đồng rồi cho vào các thùng ướp đá để sau 11 giờ trưa xe tải đến nhận hàng đưa đi các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ông Nguyễn Duy Lâm hơn 17 năm sống bằng nghề thu mua chuột đồng cho biết, hơn 25 năm trước, vùng này chỉ vài hộ bán chuột, mỗi ngày chỉ vài chục ký. Nhưng sau đó số lượng người mua tăng lên kéo theo người bán cũng tăng theo. Từ đó chợ chuột đồng Phù Dật nổi tiếng miền Tây đã được hình thành. Chuột đồng Châu Phú và các huyện lân cận như: Châu Thành, Thoại Sơn, Phú Tân, Chợ Mới… nhưng không đủ bán nên phải mở rộng vùng thu mua chuột đồng. Hiện tại, chợ chuột đồng Phù Dật có 3 vựa lớn, hàng chục điểm nhỏ chuyên thu mua bán và sơ chế thịt chuột đồng. Ông Lâm chia sẻ: "Mùa cao điểm bán chuột từ tháng 2 cho đến tháng 7 âm lịch do lúc này lúa trổ đòng đòng, chúng ăn lúa nhiều nên thịt béo, sinh sôi nhanh. Còn từ tháng 8 cho đến tháng 11 âm lịch là mua nước nổi về, nhiều nơi không trồng lúa mà mở đồng đón phù sa nên chuột đói, rúc lên gò cao trốn nước nên thịt săn chắc hơn".
Ông Lâm cho biết, chợ chuột đồng Phù Dật thu vào có quy định, phải đúng chuột đồng, là chuột bị đặt bẫy dính, còn chuột bị chích điện hay chuột bị dính thuốc thì tuyết đối không thu mua. Chuột đồng còn sống tùy thời điểm mà cao giá, giá trung hay giá thấp. Hiện tại chuột có giá trung bình khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg. Chủ vựa phân loại lựa chuột đồng con lớn thịt nhiều để sơ chế thịt chuột bán cho các chợ, nhà hàng, quán ăn… Còn chuột đồng con nhỏ hay những con sức yếu bị ngộp chết thì dùng để bán cho các hộ nuôi trăn, cá sấu với giá 20.000 đồng/kg. Còn các phụ phẩm của chuột đồng sau khi sơ chế như: da, đuôi… sẽ được bán lại cho các điểm nuôi cá công nghiệp với giá rẻ. “Đặc biệt, mấy ngày tết chuột luôn hút hàng, 1kg chuột giá hơn 170.000 đồng và giá này gấp đôi ngày thường nhưng không đủ bán"”- ông Lâm chia sẻ.
Tại vựa chuột đồng của ông Lâm có 15 nhân công, hầu hết là phụ nữ đủ độ tuổi với các công việc sơ chế thịt chuột đồng với giá 20.000 đồng/giờ/người. Bà Nguyễn Thị Nga, làm công việc sơ chế thịt chuột đồng hơn 10 năm cho biết: “Công việc ổn định và nhẹ nhàng, mùa nào cũng có chuột đồng về chợ đều đặn, chịu siêng một ngày làm hơn 5 tiếng có tiền dư giả. Đặc biệt từ mùng 3 đến mùng 10 Tết tiền công trả cao nên bà và nhiều người tranh thủ làm thêm để kiếm tiền”. Ông Lê Văn Kiển, hơn 14 năm sống với nghề thu mua chuột chia sẻ: “Làm nghề bán thịt chuột đồng không sợ ế hàng. Người ta ăn thịt heo, thịt bò, thịt gà vịt riết phát ngán nên nhiều người thành thị lẫn nông thôn đổi khẩu vị nên nhờ thế chợ chuột đồng luôn sôi động quanh năm. Hơn nữa ở đây bán đều là chuột đồng chuyên ăn lúa nên rất sạch. Vừa có món ngon vừa diệt được chuột phá hại mùa màng của nông dân”. Còn anh Nguyễn Văn An cho biết: “Mỗi ngày, anh khởi hành từ Châu Phú lên Tri Tôn, Tịnh Biên thu gom chuột đồng người ta bắt rồi về giao cho vựa, trừ xăng xe cũng kiếm được vài trăm nghìn để chăm lo cho gia đình”. Thực tế, Chợ chuột đồng Phù Dật đã giúp cho hàng trăm người có thu nhập ổn định. Và cũng từ những chợ chuột đồng như vậy mà lượng chuột trong tự nhiên giảm sút đáng kể, giúp người nông dân bớt nổi lo bị chuột cắn phá mùa màng.
Món ngon được chế biến thì thịt chuột đồng
Thịt chuột đồng là món ăn quen thuộc của người dân ở miền Tây. Chuột đồng thường đào hang sống ở bờ bao ruộng. Chuột đồng có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào thời điểm lúa chín vàng đồng, lúc này chuột to, lông bóng mượt, thịt đặc biệt thơm ngon. Vì vậy các nông dân tranh thủ lúc nông nhàn đi đặt rập bắt chuột chúng bớt sinh sôi cắn phá lúa. Chuột từ đấy cũng được chế biến thành nhiều món đặc sản, như: chuột quay lu, nướng mọi, khìa nước dừa, xào củ kiệu, chiên... Trong đó, món chuột đồng ướp chao nướng than hồng được nhiều người dân địa phương và du khách phương xa ưa thích. Dưới sức nóng của than củi, từng thớ thịt chuột đồng săn lại, chốc chốc mỡ chuột đồng lại lộp độp chảy từng giọt, kêu xèo xèo trên vỉ nướng. Một lát sau, thịt chuột đồng vàng ruộm, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt. Món này thường được dùng kèm với rau sống, chuối chát, chấm muối tiêu chanh hay nước mắm ớt có dầm xoài sống, đủ vị mặn, ngọt, chua, cay thì ngon hết sẩy...
Thúy Uyên