Truy cập hiện tại

Đang có 74 khách và không thành viên đang online

Hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị kinh lá buông của Phật giáo Nam tông Khmer

(TUAG)- Sáng ngày 11/5, tại chùa Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo về bảo tồn và phát huy giá trị kinh lá buông của Phật giáo Nam tông Khmer.
 

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo được chia làm 02 chuyên đề: "Kinh lá buông, giá trị di sản văn hóa tộc người" và "Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản kinh lá buông". Tại hội thảo đã có khoảng 70 bài tham luận được chia sẻ liên quan đến bối cảnh ra đời và quá trình phát triển kinh lá buông; giá trị lịch sử di sản văn hóa kinh lá buông; giải pháp bảo tồn và phát huy kinh lá buông.
 

Ông Nguyễn Phú, Phó Giám đốc Sở Nội vụ - Trưởng ban Ban Tôn giáo tỉnh trao tặng lẵng hoa chúc mừng
 
Thông qua hội thảo, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa kinh lá buông là thư tịch cổ quí hiếm của Phật giáo Nam tông Khmer, cũng như góp phần làm phong phú nội dung và những sáng kiến mới phát huy di sản văn hóa phi vật thể kinh lá buông gắn liền với văn hóa tâm linh của người Khmer Nam bộ trong nền văn hóa Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, định hướng phát triển các giá trị mang bản sắc văn hóa Khmer nằm trong xu hướng chung của nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện mới theo sự phát triển của đất nước, xây dựng một nền văn hóa mang bản sắc dân tộc, có tính nhân văn và tính hiện đại vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
 

Kinh lá buông một trong những tài liệu quý, hiếm của Phật giáo Nam tông Khmer

Được biết, kinh lá buông của đồng bào Khmer là một trong những tài liệu quý, hiếm của Phật giáo Nam tông. Nó được xem là minh chứng cho thời kỳ hình thành và phát triển của loại hình kinh điển Phật giáo. Kinh lá buông nằm trong hệ thống kinh lá phổ biến của Phật giáo Theravada vùng Đông Nam Á và Nam Á. Thừa hưởng kỹ thuật biên kinh trên lá, cộng đồng người Khmer của tỉnh An Giang đã gìn giữ, lưu truyền và phát huy nghệ thuật độc đáo này qua nhiều thế hệ. Đối với đồng bào Khmer, đó không chỉ là kỹ thuật chế tác thuần túy, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh. An Giang là một trong những địa phương lưu trữ kinh lá buông nhiều nhất. Trong đó, số lượng kinh lá buông được lưu trữ trong các chùa, là khoảng 108 bộ, với hơn 730 quyển kinh. Kinh được cất giữ rải rác tại các chùa Phật giáo Nam Tông Khmer, chủ yếu tại ở huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên. Hòa thượng Chau Ty - Trụ trì chùa Soài So, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam  là nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật khắc chữ Pali, Khmer trên kinh lá buông, được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” vào ngày 12/11/2015; danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” vào ngày 08/3/2019.
 

Quang cảnh buổi tọa đàm (ảnh Châu Phong)

Trước đó, ngày 10/5, cũng tại chùa Sà Lôn, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang phối hợp cùng Phân viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức tọa đàm "Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh An Giang đồng hành cùng dân tộc". Hòa thượng Chau Ty, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN kiêm Trưởng Ban Tăng sự Trung ương; Hòa thượng Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang; Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Nam tông Khmer; chư tôn đức Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, lãnh đạo các cấp chính quyền cùng các nhà nghiên cứu, học giả tham dự.

Tiến Lên
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40102737