Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam và sự vận dụng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
- Được đăng: Thứ bảy, 17 Tháng 2 2018 21:28
- Lượt xem: 2330
(TGAG)- Kỷ niệm 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (24/02/1848 - 24/02/2018):
Tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (TNĐCS) nói riêng là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam. Từ bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin năm 1920.
Bản Luận cương phát triển sáng tạo tư tưởng của Tuyên ngôn trong điều kiện lịch sử mới, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam. Cách mạng Việt Nam càng phát triển, càng khẳng định những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn là đúng đắn.
Vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của TNĐCS, nhất là về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, về cách mạng XHCN, về vị trí, vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân,... vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, huy động được mọi nguồn lực, kết hơp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợi vẻ vang trong cách mạng dân tộc dân chủ và đang từng bước tiến hành cách mạng XHCN. Trong suốt quá trình cách mạng, mục đích cao cả của Đảng ta đặt ra hoàn toàn phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn, đó là giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách áp bức bóc lột, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính khoa học, tính cách mạng của TNĐCS được Đảng ta tiếp thu, vận dụng sáng tạo, cụ thể thể hiện qua những nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội và những văn kiện gần đây của Đảng. Những nội dung lý luận về định hướng xã hội chủ nghĩa, về mục tiêu, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, về những đặc trưng thể hiện bản chất của xã hội XHCN và con đường, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế... là thành quả của quá trình đổi mới tư duy, phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng, đồng thời đó cũng chính là sự kế thừa, vận dụng những “tư tưởng cơ bản”, “nguyên lý phổ quát” của Tuyên ngôn.
Tư tưởng cơ bản của TNĐCS được vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và xây dựng đảng. Cụ thể:
- Về kinh tế, Đảng luôn luôn quán triệt tư tưởng cơ bản của TNĐCS là: "Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy"(*). Vận dụng quan điểm đó, Đảng ta xác định, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước hết và trung tâm là xây dựng, phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đồng thời với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục, vì mục tiêu phát triển con người, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Về chính trị, xuất phát từ các giá trị lý luận về nhà nước và pháp luật trong TNĐCS và các giá trị phổ quát của nhân loại về xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Về xây dựng Đảng, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu trong tất cả các giai đoạn cách mạng; đồng thời khẳng định vấn đề nâng cao bản chất giai cấp công nhân là tư tưởng xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng để bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo. Sự thống nhất lợi ích của Đảng và giai cấp - tư tưởng này là cơ sở để xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách nhằm xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi trong Đảng. Trong đường lối cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt và vận dụng tư tưởng cốt lõi của Tuyên ngôn, coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức" là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hơn 30 năm qua, đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, thể hiện sự trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, TNĐCS nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
170 năm trôi qua, kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời cho đến nay, thế giới đã có nhiều biến đổi, song lịch sử tiếp tục chứng minh rằng, những tư tưởng vĩ đại của TNĐCS sẽ tiếp tục soi đường cho nhân loại tiến về tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.
Kỷ niệm 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, nhìn lại chặng đường cách mạng của Đảng gần 9 thập kỷ qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử cũng như những hạn chế, yếu kém trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của TNĐCS; từ đó chủ động, không ngừng vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể nước ta để thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
(*) C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 21, tr.11.
Tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (TNĐCS) nói riêng là ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam. Từ bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin năm 1920.
Bản Luận cương phát triển sáng tạo tư tưởng của Tuyên ngôn trong điều kiện lịch sử mới, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam. Cách mạng Việt Nam càng phát triển, càng khẳng định những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn là đúng đắn.
Vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của TNĐCS, nhất là về mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, về cách mạng XHCN, về vị trí, vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân,... vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, huy động được mọi nguồn lực, kết hơp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợi vẻ vang trong cách mạng dân tộc dân chủ và đang từng bước tiến hành cách mạng XHCN. Trong suốt quá trình cách mạng, mục đích cao cả của Đảng ta đặt ra hoàn toàn phù hợp với tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn, đó là giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách áp bức bóc lột, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính khoa học, tính cách mạng của TNĐCS được Đảng ta tiếp thu, vận dụng sáng tạo, cụ thể thể hiện qua những nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội và những văn kiện gần đây của Đảng. Những nội dung lý luận về định hướng xã hội chủ nghĩa, về mục tiêu, động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam, về những đặc trưng thể hiện bản chất của xã hội XHCN và con đường, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế... là thành quả của quá trình đổi mới tư duy, phát triển lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng, đồng thời đó cũng chính là sự kế thừa, vận dụng những “tư tưởng cơ bản”, “nguyên lý phổ quát” của Tuyên ngôn.
Tư tưởng cơ bản của TNĐCS được vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện rõ nhất trên lĩnh vực kinh tế, chính trị và xây dựng đảng. Cụ thể:
- Về kinh tế, Đảng luôn luôn quán triệt tư tưởng cơ bản của TNĐCS là: "Trong mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy"(*). Vận dụng quan điểm đó, Đảng ta xác định, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước hết và trung tâm là xây dựng, phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế đồng thời với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục, vì mục tiêu phát triển con người, mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
- Về chính trị, xuất phát từ các giá trị lý luận về nhà nước và pháp luật trong TNĐCS và các giá trị phổ quát của nhân loại về xây dựng nhà nước pháp quyền, Đảng chủ trương tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- Về xây dựng Đảng, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng là tất yếu trong tất cả các giai đoạn cách mạng; đồng thời khẳng định vấn đề nâng cao bản chất giai cấp công nhân là tư tưởng xuyên suốt trong công tác xây dựng Đảng để bảo đảm cho Đảng hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo. Sự thống nhất lợi ích của Đảng và giai cấp - tư tưởng này là cơ sở để xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách nhằm xóa bỏ những đặc quyền, đặc lợi trong Đảng. Trong đường lối cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt và vận dụng tư tưởng cốt lõi của Tuyên ngôn, coi công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức" là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hơn 30 năm qua, đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, thể hiện sự trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, TNĐCS nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
170 năm trôi qua, kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời cho đến nay, thế giới đã có nhiều biến đổi, song lịch sử tiếp tục chứng minh rằng, những tư tưởng vĩ đại của TNĐCS sẽ tiếp tục soi đường cho nhân loại tiến về tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.
Kỷ niệm 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, nhìn lại chặng đường cách mạng của Đảng gần 9 thập kỷ qua, đặc biệt là những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử cũng như những hạn chế, yếu kém trong hơn 30 năm đổi mới đất nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của TNĐCS; từ đó chủ động, không ngừng vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể nước ta để thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
TGAG
_____________(*) C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, Tập 21, tr.11.