Nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu
- Được đăng: Thứ hai, 26 Tháng 9 2022 14:51
- Lượt xem: 1352
(TUAG)- Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, trong đó bão, lũ lụt và hạn hán là thường xuyên và nguy hiểm nhất.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức lớn, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh, đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở nước ta đang xảy ra trên diện rộng, diễn biến phức tạp, mức độ ngày càng nghiêm trọng do tác động của BĐKH - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở thượng nguồn các con sông và sự phát triển kinh tế - xã hội nội tại. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nước ta trong một thập kỷ gần đây từ năm 2009 - 2019 là gần 250 nghìn tỷ đồng và thiệt hại về người lên tới hơn 2.500 người. Năm 2021, thiên tai diễn ra không khốc liệt như năm 2020 nhưng mang nhiều yếu tố cực đoan, cả nước xảy ra 841 trận thiên tai với 18/22 loại hình; thiên tai làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; ước tính giá trị thiệt hại trên 5.200 tỷ đồng.
Để hạn chế tác hại, rủi ro do thiên tai gây ra, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với BĐKH.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhận định “nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo… Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc”.
Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết này được xác định là văn bản quan trọng đề ra các quan điểm, giải pháp đồng bộ về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, được cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả trong những năm qua. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai…; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiên với môi trường”. Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương trên, công tác tuyên truyền cần tập trung một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong ứng phó với BĐKH. Chủ động ứng phó với BĐKH là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội; phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.
Hai là, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới thích ứng BĐKH trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đồng thời hoàn thiện thể chế, phát triển mạnh thị trường các-bon.
Ba là, chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền, nhất là các địa phương ven biển, vùng núi cao, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai. Có phương án chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai. Chú trọng chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong các vùng bị tác động mạnh của BĐKH. Phát huy trách nhiệm và huy động các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH.
Bốn là, huy động các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó với BĐKH, nhất là hệ thống đê sông, đê biển, các công trình tránh trú bão, bảo đảm an toàn cho người dân. Nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, nhất là ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc. Nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt. Bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn. Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông, trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các sông lớn khác.
Năm là, nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát BĐKH, dự báo và cảnh báo thiên tai, năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, thích nghi, ứng phó với BĐKH. Thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện nước ta trên cơ sở hỗ trợ tài chính và công nghệ của các nước và tổ chức quốc tế. Chấn chỉnh công tác bảo vệ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý môi trường, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học.
Khuyến khích nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức lớn, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động kinh tế, dân sinh, đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở nước ta đang xảy ra trên diện rộng, diễn biến phức tạp, mức độ ngày càng nghiêm trọng do tác động của BĐKH - nước biển dâng, sự gia tăng khai thác nguồn nước ở thượng nguồn các con sông và sự phát triển kinh tế - xã hội nội tại. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nước ta trong một thập kỷ gần đây từ năm 2009 - 2019 là gần 250 nghìn tỷ đồng và thiệt hại về người lên tới hơn 2.500 người. Năm 2021, thiên tai diễn ra không khốc liệt như năm 2020 nhưng mang nhiều yếu tố cực đoan, cả nước xảy ra 841 trận thiên tai với 18/22 loại hình; thiên tai làm 108 người chết, mất tích, 95 người bị thương; ước tính giá trị thiệt hại trên 5.200 tỷ đồng.
Để hạn chế tác hại, rủi ro do thiên tai gây ra, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với BĐKH.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhận định “nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo… Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc”.
Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghị quyết này được xác định là văn bản quan trọng đề ra các quan điểm, giải pháp đồng bộ về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, được cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả trong những năm qua. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với BĐKH, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai…; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiên với môi trường”. Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chủ trương trên, công tác tuyên truyền cần tập trung một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong ứng phó với BĐKH. Chủ động ứng phó với BĐKH là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội; phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng; vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.
Hai là, đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững. Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH. Tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới thích ứng BĐKH trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đồng thời hoàn thiện thể chế, phát triển mạnh thị trường các-bon.
Ba là, chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền, nhất là các địa phương ven biển, vùng núi cao, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai. Có phương án chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nông dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống thiên tai. Chú trọng chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong các vùng bị tác động mạnh của BĐKH. Phát huy trách nhiệm và huy động các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH.
Bốn là, huy động các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó với BĐKH, nhất là hệ thống đê sông, đê biển, các công trình tránh trú bão, bảo đảm an toàn cho người dân. Nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, nhất là ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc. Nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt. Bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn. Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông, trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các sông lớn khác.
Năm là, nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát BĐKH, dự báo và cảnh báo thiên tai, năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, thích nghi, ứng phó với BĐKH. Thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện nước ta trên cơ sở hỗ trợ tài chính và công nghệ của các nước và tổ chức quốc tế. Chấn chỉnh công tác bảo vệ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý môi trường, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học.
P.N