Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
- Được đăng: Thứ hai, 20 Tháng 6 2022 09:34
- Lượt xem: 1952
(TUAG)- Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần tạo sự chuyển biến tích cực. Từ đó, ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từng bước được nâng cao; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã chú trọng đầu tư các công trình xử lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm và BVMT.
Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm giải quyết nhiều vấn đề về môi trường; phát huy việc khai thác sử dụng các tiềm năng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và xã hội một cách có hiệu quả, tạo ra nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương; gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và đồng bộ với công tác BVMT để phát triển bền vững; đẩy mạnh các hoạt động, phong trào tuyên truyền, giáo dục về BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân. Nhiều doanh nghiệp cũng đã quan tâm đầu tư hơn cho hệ thống hạ tầng phục vụ cho công tác xử lý ô nhiễm; tập trung giải quyết được cơ bản các điểm bức xúc về ô nhiễm môi trường.
Các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh cũng tăng cường tuyên truyền, thực hiện nhiều công trình, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, đô thị, đoạn sông, kênh rạch,... Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để tăng hàng năm, các nguồn gây ô nhiễm từng bước được kiểm soát.
Hàng năm, tỉnh phê duyệt chương trình quan trắc môi trường chung trên địa bàn toàn tỉnh với 35 điểm quan trắc môi trường không khí, 83 điểm quan trắc môi trường nước mặt, 12 điểm quan trắc môi trường nước ngầm, và 22 điểm quan trắc môi trường đất nhằm đánh giá diễn biến chất lượng các thành phần môi trường để có giải pháp kiểm soát phù hợp, đồng thời làm căn cứ trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, các sở, ngành, đơn vị, địa phương cũng đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả với xu hướng giảm dần tỷ lệ chôn lấp, tăng tỷ lệ chất thải được tái chế, tái sử dụng. Chất thải nguy hại được quản lý tốt hơn thông qua việc kiểm soát nguồn phát thải, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý.
Tuy nhiên, môi trường tỉnh vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn và vấn đề cấp bách cần được tập trung giải quyết, xử lý như: Áp lực chất thải từ sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt ngày một gia tăng; sự cố môi trường có nguy cơ xảy ra nếu không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu; việc thực hiện chính sách và pháp luật BVMT, trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập; một số cơ sở sản xuất vận hành công trình xử lý môi trường còn mang tính chất đối phó; một số cơ sở sản xuất nguồn lực tài chính còn hạn chế nên gặp khó khăn trong đầu tư các hạng mục BVMT. Vì vậy, vẫn còn hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ, mang tính tức thời đang diễn ra tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất do công trình xử lý môi trường gặp sự cố. Tình trạng phản ánh của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư vẫn còn,..
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 06/NQ-CP (tại Quyết định số 2828/QĐ-UBND, ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang), với mục tiêu bảo vệ môi trường từ nay đến năm 2025 là: Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từng bước kiềm chế xu hướng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn; chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 90%; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% tổng lượng chất thải được thu gom; 100% chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý. Bảo đảm 100% khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường,... Trong giai đoạn 2021 - 2025, có trên 32 nhiệm vụ, dự án BVMT được ưu tiên triển khai về lĩnh vực: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về BVMT; thu gom xử lý rác thải sinh hoạt (đô thị, nông thôn); đóng cửa và xử lý ô nhiễm môi trường các bãi rác; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải; đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải; xây dựng các quy định về môi trường của địa phương, xây dựng công trình xử lý chất thải, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động liên tục; thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025;...
Ngoài ra, quan điểm bảo vệ môi trường được Chính phủ xác định trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân có vai trò quan trọng. Bảo vệ môi trường phải lấy bảo vệ sức khỏe của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Ưu tiên chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường, kết hợp với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang đang tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Chương trình bảo vệ môi trường của tỉnh để cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang.
TÔ HOÀNG MÔN
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm giải quyết nhiều vấn đề về môi trường; phát huy việc khai thác sử dụng các tiềm năng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và xã hội một cách có hiệu quả, tạo ra nguồn lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương; gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và đồng bộ với công tác BVMT để phát triển bền vững; đẩy mạnh các hoạt động, phong trào tuyên truyền, giáo dục về BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân. Nhiều doanh nghiệp cũng đã quan tâm đầu tư hơn cho hệ thống hạ tầng phục vụ cho công tác xử lý ô nhiễm; tập trung giải quyết được cơ bản các điểm bức xúc về ô nhiễm môi trường.
Các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh cũng tăng cường tuyên truyền, thực hiện nhiều công trình, giải pháp kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, đô thị, đoạn sông, kênh rạch,... Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để tăng hàng năm, các nguồn gây ô nhiễm từng bước được kiểm soát.
Hàng năm, tỉnh phê duyệt chương trình quan trắc môi trường chung trên địa bàn toàn tỉnh với 35 điểm quan trắc môi trường không khí, 83 điểm quan trắc môi trường nước mặt, 12 điểm quan trắc môi trường nước ngầm, và 22 điểm quan trắc môi trường đất nhằm đánh giá diễn biến chất lượng các thành phần môi trường để có giải pháp kiểm soát phù hợp, đồng thời làm căn cứ trong hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với việc thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, các sở, ngành, đơn vị, địa phương cũng đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả với xu hướng giảm dần tỷ lệ chôn lấp, tăng tỷ lệ chất thải được tái chế, tái sử dụng. Chất thải nguy hại được quản lý tốt hơn thông qua việc kiểm soát nguồn phát thải, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý.
Tuy nhiên, môi trường tỉnh vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn và vấn đề cấp bách cần được tập trung giải quyết, xử lý như: Áp lực chất thải từ sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt ngày một gia tăng; sự cố môi trường có nguy cơ xảy ra nếu không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu; việc thực hiện chính sách và pháp luật BVMT, trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập; một số cơ sở sản xuất vận hành công trình xử lý môi trường còn mang tính chất đối phó; một số cơ sở sản xuất nguồn lực tài chính còn hạn chế nên gặp khó khăn trong đầu tư các hạng mục BVMT. Vì vậy, vẫn còn hiện tượng ô nhiễm môi trường cục bộ, mang tính tức thời đang diễn ra tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất do công trình xử lý môi trường gặp sự cố. Tình trạng phản ánh của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh xen kẽ trong khu dân cư vẫn còn,..
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP, ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị. Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 06/NQ-CP (tại Quyết định số 2828/QĐ-UBND, ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang), với mục tiêu bảo vệ môi trường từ nay đến năm 2025 là: Xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Từng bước kiềm chế xu hướng ô nhiễm môi trường không khí ở các đô thị lớn; chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt 90%; phấn đấu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 30% tổng lượng chất thải được thu gom; 100% chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom, xử lý. Bảo đảm 100% khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 30% tổng lượng nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% đối với các đô thị từ loại V trở lên được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường,... Trong giai đoạn 2021 - 2025, có trên 32 nhiệm vụ, dự án BVMT được ưu tiên triển khai về lĩnh vực: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về BVMT; thu gom xử lý rác thải sinh hoạt (đô thị, nông thôn); đóng cửa và xử lý ô nhiễm môi trường các bãi rác; đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải; đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải; xây dựng các quy định về môi trường của địa phương, xây dựng công trình xử lý chất thải, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động liên tục; thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025;...
Ngoài ra, quan điểm bảo vệ môi trường được Chính phủ xác định trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân có vai trò quan trọng. Bảo vệ môi trường phải lấy bảo vệ sức khỏe của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu. Ưu tiên chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường, kết hợp với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang đang tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Chương trình bảo vệ môi trường của tỉnh để cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang.
TÔ HOÀNG MÔN
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường