Vận dụng quan điểm “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước hiện nay
- Được đăng: Thứ sáu, 22 Tháng 6 2018 09:17
- Lượt xem: 2576
(TGAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” vào ngày 11/6/1948, phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tích cực thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc. Thực hiện lời kêu gọi thi đua yêu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang trong lịch sử, thành công trong công cuộc đổi mới ngày nay. Trải qua 70 năm, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, nhất là những chỉ dẫn về lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước.
Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước
Một là, về vai trò lãnh đạo đối với phong trào thi đua yêu nước.
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng”. Điều này có nghĩa là sự lãnh đạo đúng là nhân tố quyết định thành công của phong trào thi đua yêu nước; ngược lại, ở nơi nào phong trào thi đua yếu kém là do có khuyết điểm trong công tác tổ chức lãnh đạo phong trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ các biểu hiện yếu kém của phong trào thi đua như: hướng dẫn thiếu thống nhất; chương trình nhiều nơi chưa sát thực tế; kế hoạch thiếu chu đáo, tỉ mỷ; nơi thì thiếu bền bỉ, nơi thì làm quá sức, nơi thì chưa tự động... Theo Người, nguyên nhân của tình trạng này là: “Tổ chức và lãnh đạo còn kém, không phát triển được hết sáng kiến và năng lực của quần chúng. Cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các địa phương thiếu sự phối hợp với nhau, thiếu sự tổng kết và trao đổi kinh nghiệm.
Hai là, lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân thi đua yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ yêu cầu phát huy sức mạnh của toàn dân, động viên đông đảo nhân dân tích cực tham gia phong trào yêu nước: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái trai; bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ đều phải trở nên một người chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Muốn thuyết phục được nhân dân, cần lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng của thi đua yêu nước. Hơn nữa, thi đua yêu nước đem lại cả lợi ích chung và lợi ích riêng: “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng, cho nước, cho dân tộc". Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa thi đua và yêu nước, chỉ ra tiêu chí nhận diện người yêu nước là người tham gia vào phong trào thi đua: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và, những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Ba là, lãnh đạo xây dựng phong trào thi đua yêu nước một cách thiết thực và toàn diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ điều kiện bảo đảm cho thắng lợi của phong trào thi đua là phải có “sự lãnh đạo thiết thực và toàn diện". Trước hết, cần lãnh đạo xây dựng kế hoạch thi đua một cách tỉ mỷ, “phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm". Kế hoạch thi đua yêu nước phải bảo đảm tính “thiết thực, rõ ràng, đúng mực, phải tuyệt đối tránh sự sơ suất, “đại khái”, quá cao, phiền phức, miễn cưỡng”.
Bốn là, lãnh đạo kiểm tra công tác thi đua, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng người kiểu mẫu.
Kiểm tra công tác thi đua nhằm kiểm điểm xem chủ trương, kế hoạch thi đua có đúng đắn không, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Theo Người, kiểm tra là một phương thức lãnh đạo của Đảng: "nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn trước. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ: tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi, nêu gương người kiểu mẫu, người tốt, việc tốt là một phương pháp hay, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng bởi lẽ: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".
Giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay
Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác lãnh đạo phong trào thi đua hiện nay. Các cấp ủy đảng phải xác định lãnh đạo công tác thi đua, khen thưởng là nội dung lãnh đạo quan trọng, cần tổ chức lớp học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tăng cường công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lóp nhân dân. Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, kế hoạch, tiêu chí đánh giá thi đua.
Hai là, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp cần làm tốt công tác tham mưu đề xuất với cấp ủy và chính quyền đề ra các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm và trong từng giai đoạn; thường xuyên có kế hoạch kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời phát hiện các nhân tố điển hình tiên tiến tại cơ quan, đơn vị, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nhân điển hình ra toàn thể cơ quan, đơn vị mình; phát huy hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trong việc đề xuất, lựa chọn các tập thể, cá nhân xứng đáng để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng, tạo đột phá thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Coi trọng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng.
Ba là, đổi mới phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, học tập kinh nghiệm, cách làm hay, của điển hình tiên tiến. Quan tâm phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng điển hình tiên tiến và nhân rộng các điển hình thông qua việc tổng kết và phát động phong trào học tập các điển hình tiên tiến.
Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai các phong trào thi đua và bình xét khen thưởng, làm cho phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng, xuất hiện nhiều gương điển hình tiến tiến, nhân tố mới, mô hình mới; khen thưởng kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, người đúng đầu cơ quan, đơn vị phải thực sự khách quan, trung thực trong việc đánh giá thi đua.
Năm là, xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, cấp ủy đảng cùng cấp lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp. Cơ quan chính quyền chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong toàn thể các tầng lớp nhân dân.
Sáu là, cấp ủy đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng./.
Hòa Bình
Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước
Một là, về vai trò lãnh đạo đối với phong trào thi đua yêu nước.
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng”. Điều này có nghĩa là sự lãnh đạo đúng là nhân tố quyết định thành công của phong trào thi đua yêu nước; ngược lại, ở nơi nào phong trào thi đua yếu kém là do có khuyết điểm trong công tác tổ chức lãnh đạo phong trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ các biểu hiện yếu kém của phong trào thi đua như: hướng dẫn thiếu thống nhất; chương trình nhiều nơi chưa sát thực tế; kế hoạch thiếu chu đáo, tỉ mỷ; nơi thì thiếu bền bỉ, nơi thì làm quá sức, nơi thì chưa tự động... Theo Người, nguyên nhân của tình trạng này là: “Tổ chức và lãnh đạo còn kém, không phát triển được hết sáng kiến và năng lực của quần chúng. Cơ quan lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các địa phương thiếu sự phối hợp với nhau, thiếu sự tổng kết và trao đổi kinh nghiệm.
Hai là, lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ động nhân dân thi đua yêu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ yêu cầu phát huy sức mạnh của toàn dân, động viên đông đảo nhân dân tích cực tham gia phong trào yêu nước: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái trai; bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ đều phải trở nên một người chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa”. Muốn thuyết phục được nhân dân, cần lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng của thi đua yêu nước. Hơn nữa, thi đua yêu nước đem lại cả lợi ích chung và lợi ích riêng: “Thi đua ái quốc là ích lợi cho mình, ích lợi cho gia đình mình và lợi ích cho làng, cho nước, cho dân tộc". Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa thi đua và yêu nước, chỉ ra tiêu chí nhận diện người yêu nước là người tham gia vào phong trào thi đua: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và, những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Ba là, lãnh đạo xây dựng phong trào thi đua yêu nước một cách thiết thực và toàn diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ điều kiện bảo đảm cho thắng lợi của phong trào thi đua là phải có “sự lãnh đạo thiết thực và toàn diện". Trước hết, cần lãnh đạo xây dựng kế hoạch thi đua một cách tỉ mỷ, “phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm". Kế hoạch thi đua yêu nước phải bảo đảm tính “thiết thực, rõ ràng, đúng mực, phải tuyệt đối tránh sự sơ suất, “đại khái”, quá cao, phiền phức, miễn cưỡng”.
Bốn là, lãnh đạo kiểm tra công tác thi đua, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng người kiểu mẫu.
Kiểm tra công tác thi đua nhằm kiểm điểm xem chủ trương, kế hoạch thi đua có đúng đắn không, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Theo Người, kiểm tra là một phương thức lãnh đạo của Đảng: "nhân lúc quần chúng thực hành, ta xem xét lại, coi ý kiến đó đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn trước. Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ: tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi, nêu gương người kiểu mẫu, người tốt, việc tốt là một phương pháp hay, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng bởi lẽ: “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền".
Giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn hiện nay
Một là, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác lãnh đạo phong trào thi đua hiện nay. Các cấp ủy đảng phải xác định lãnh đạo công tác thi đua, khen thưởng là nội dung lãnh đạo quan trọng, cần tổ chức lớp học tập, quán triệt các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về thi đua, khen thưởng trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, sự chỉ đạo và quản lý của Nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Tăng cường công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lóp nhân dân. Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông trong tuyên truyền về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, kế hoạch, tiêu chí đánh giá thi đua.
Hai là, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp cần làm tốt công tác tham mưu đề xuất với cấp ủy và chính quyền đề ra các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong từng năm và trong từng giai đoạn; thường xuyên có kế hoạch kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời phát hiện các nhân tố điển hình tiên tiến tại cơ quan, đơn vị, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, nhân điển hình ra toàn thể cơ quan, đơn vị mình; phát huy hơn nữa trách nhiệm của từng thành viên trong việc đề xuất, lựa chọn các tập thể, cá nhân xứng đáng để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng, tạo đột phá thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Coi trọng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng.
Ba là, đổi mới phong trào thi đua với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, học tập kinh nghiệm, cách làm hay, của điển hình tiên tiến. Quan tâm phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng điển hình tiên tiến và nhân rộng các điển hình thông qua việc tổng kết và phát động phong trào học tập các điển hình tiên tiến.
Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức triển khai các phong trào thi đua và bình xét khen thưởng, làm cho phong trào thi đua yêu nước phát triển sâu rộng, xuất hiện nhiều gương điển hình tiến tiến, nhân tố mới, mô hình mới; khen thưởng kịp thời, chính xác. Bên cạnh đó, người đúng đầu cơ quan, đơn vị phải thực sự khách quan, trung thực trong việc đánh giá thi đua.
Năm là, xây dựng quy chế phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, cấp ủy đảng cùng cấp lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp. Cơ quan chính quyền chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước trong toàn thể các tầng lớp nhân dân.
Sáu là, cấp ủy đảng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng và giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng./.
Hòa Bình
__________
(Nguồn: BTGTW)