Những thăng trầm trong quan hệ Mỹ - EU
- Được đăng: Thứ tư, 18 Tháng 5 2022 09:13
- Lượt xem: 1402
(TUAG)- Với chính sách “nước Mỹ trên hết” trong bốn năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump, quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) chứng kiến những rạn nứt sâu sắc. Do đó, sự xuất hiện và cam kết đưa “nước Mỹ trở lại” của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ưu tiên hàn gắn quan hệ với các đồng minh được kỳ vọng sẽ khôi phục và đưa mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương trở lại quỹ đạo phát triển vốn có.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị Thượng đỉnh EU - Mỹ ở Brussels (Bỉ).
Châu Âu và Mỹ có mối quan hệ và sự gắn kết đặc biệt về lịch sử cũng như chính trị, kinh tế và an ninh. Trong lịch sử, Mỹ từng là thuộc địa của Anh vào thế kỷ XVII - XVIII. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu bị tàn phá nghiêm trọng và chính nguồn lực tài chính được phân bổ từ Kế hoạch Marshall của Mỹ đã góp phần hết sức quan trọng trong quá trình tái thiết châu Âu. Sự ra đời của EU cũng có vai trò và sự hậu thuẫn chính trị, kinh tế không nhỏ từ phía Mỹ.
Châu Âu là một lục địa nằm ở vị trí trọng yếu, có lợi thế trong việc sử dụng và kiểm soát các tuyến giao thông huyết mạch trên biển Đại Tây Dương, nối sang khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đặc biệt, Mỹ luôn coi châu Âu là một “bàn đạp” địa - chiến lược để nắm giữ vai trò chủ đạo ở lục địa này, kiềm chế Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, triển khai các chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ coi châu Âu là trung tâm lợi ích, là “hạt nhân an ninh” và là bạn hàng quan trọng nhất, chuyển từ trọng tâm hợp tác an ninh phòng thủ sang hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế.
Tuy nhiên, bối cảnh tình hình địa - chính trị thế giới hiện nay liên tục có những chuyển biến toàn diện và sâu sắc; thế giới không còn ở trạng thái hai cực Xô - Mỹ trước đây mà ngày càng có xu hướng đa cực; cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc ngày càng gay gắt. Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc - một thách thức chiến lược được cho là ngày càng hiện hữu đối với Mỹ, thế giới còn chứng kiến sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của các tiểu cường quốc khác nhau. Toàn cầu hóa, xu thế đa cực và đan xen lợi ích ngày càng diễn ra mạnh mẽ giữa các nước, các khu vực, khiến châu Âu không còn là mối bận tâm ưu tiên và duy nhất của Mỹ. Do đó, sợi dây kết nối giữa hai bờ Đại Tây Dương có xu hướng ngày càng bị giãn ra là điều khó có thể tránh khỏi.
Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, tuy thể hiện sự mềm dẻo, tuyên bố coi trọng sự cân bằng hơn trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương để chia sẻ trách nhiệm với EU, song việc ưu tiên đẩy mạnh chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á đã khiến mối quan hệ này trên thực tế không được quan tâm đúng mức. Mối quan hệ giữa hai bên đã bị “phủ bóng” bởi những khó khăn về kinh tế của mỗi bên cũng như những nghi kị xuất phát từ các vụ bê bối do thám của Mỹ ở khu vực châu Âu thời gian qua. Ảnh hưởng về an ninh của Mỹ ở khu vực châu Âu cũng bị giảm sút, nhiều nước trong EU phải cắt giảm mạnh chi tiêu quân sự để đối phó với áp lực ngân sách, đẩy gánh nặng chi phí trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía Mỹ. Trong giai đoạn cuối của thời gian cầm quyền, mặc dù chính quyền của Tổng thống Mỹ B. Obama có sự điều chỉnh phù hợp hơn, thúc đẩy chính sách tăng cường an ninh, hợp tác kinh tế với châu Âu, song trên thực tế, đã tồn tại những sự nghi ngại nhất định trong mối quan hệ đồng minh truyền thống này.
Bốn năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ D.Trump, mối quan hệ Mỹ - EU không chỉ dừng lại ở nghi ngại, rạn nứt mà còn có những thời điểm mâu thuẫn đã nảy sinh và bị đẩy lên cao trên nhiều lĩnh vực. Chính sách ngoại giao “nước Mỹ trên hết”, xem nhẹ quan hệ với các đồng minh, những phát ngôn và tuyên bố gây sốc cùng những quyết định và đe dọa xem xét lại quan hệ với EU của Tổng thống D. Trump đã gây ra không ít “sóng gió” cho mối quan hệ giữa hai bên.
Mỹ đe dọa xem xét lại mối quan hệ với EU và NATO, cho rằng NATO “lỗi thời”; ủng hộ Anh rời EU (Brexit); đình chỉ đàm phán Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP); đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu hàng hóa của các nước EU vào thị trường Mỹ; rút khỏi Thỏa thuận P5+1 mà Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức đã ký kết với Iran vào năm 2015 - thỏa thuận lịch sử vốn được coi là một thắng lợi ngoại giao của EU; rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu… Mối quan hệ Mỹ - EU còn bị “khoét sâu” bởi những khác biệt sâu sắc về quan điểm trong hàng loạt vấn đề chủ chốt giữa Tổng thống D. Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tuyên bố châu Âu phải thực sự “tự nắm lấy vận mệnh của chính mình” khi đề cập đến quan hệ với Mỹ của bà A. Merkel cho thấy sự xa cách và rạn nứt nghiêm trọng trong mối quan hệ đồng minh giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị Thượng đỉnh EU - Mỹ ở Brussels (Bỉ).
Châu Âu và Mỹ có mối quan hệ và sự gắn kết đặc biệt về lịch sử cũng như chính trị, kinh tế và an ninh. Trong lịch sử, Mỹ từng là thuộc địa của Anh vào thế kỷ XVII - XVIII. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu bị tàn phá nghiêm trọng và chính nguồn lực tài chính được phân bổ từ Kế hoạch Marshall của Mỹ đã góp phần hết sức quan trọng trong quá trình tái thiết châu Âu. Sự ra đời của EU cũng có vai trò và sự hậu thuẫn chính trị, kinh tế không nhỏ từ phía Mỹ.
Châu Âu là một lục địa nằm ở vị trí trọng yếu, có lợi thế trong việc sử dụng và kiểm soát các tuyến giao thông huyết mạch trên biển Đại Tây Dương, nối sang khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Đặc biệt, Mỹ luôn coi châu Âu là một “bàn đạp” địa - chiến lược để nắm giữ vai trò chủ đạo ở lục địa này, kiềm chế Liên Xô trước đây và Nga hiện nay, triển khai các chiến lược toàn cầu của Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ coi châu Âu là trung tâm lợi ích, là “hạt nhân an ninh” và là bạn hàng quan trọng nhất, chuyển từ trọng tâm hợp tác an ninh phòng thủ sang hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế.
Tuy nhiên, bối cảnh tình hình địa - chính trị thế giới hiện nay liên tục có những chuyển biến toàn diện và sâu sắc; thế giới không còn ở trạng thái hai cực Xô - Mỹ trước đây mà ngày càng có xu hướng đa cực; cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc ngày càng gay gắt. Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc - một thách thức chiến lược được cho là ngày càng hiện hữu đối với Mỹ, thế giới còn chứng kiến sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của các tiểu cường quốc khác nhau. Toàn cầu hóa, xu thế đa cực và đan xen lợi ích ngày càng diễn ra mạnh mẽ giữa các nước, các khu vực, khiến châu Âu không còn là mối bận tâm ưu tiên và duy nhất của Mỹ. Do đó, sợi dây kết nối giữa hai bờ Đại Tây Dương có xu hướng ngày càng bị giãn ra là điều khó có thể tránh khỏi.
Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, tuy thể hiện sự mềm dẻo, tuyên bố coi trọng sự cân bằng hơn trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương để chia sẻ trách nhiệm với EU, song việc ưu tiên đẩy mạnh chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á đã khiến mối quan hệ này trên thực tế không được quan tâm đúng mức. Mối quan hệ giữa hai bên đã bị “phủ bóng” bởi những khó khăn về kinh tế của mỗi bên cũng như những nghi kị xuất phát từ các vụ bê bối do thám của Mỹ ở khu vực châu Âu thời gian qua. Ảnh hưởng về an ninh của Mỹ ở khu vực châu Âu cũng bị giảm sút, nhiều nước trong EU phải cắt giảm mạnh chi tiêu quân sự để đối phó với áp lực ngân sách, đẩy gánh nặng chi phí trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về phía Mỹ. Trong giai đoạn cuối của thời gian cầm quyền, mặc dù chính quyền của Tổng thống Mỹ B. Obama có sự điều chỉnh phù hợp hơn, thúc đẩy chính sách tăng cường an ninh, hợp tác kinh tế với châu Âu, song trên thực tế, đã tồn tại những sự nghi ngại nhất định trong mối quan hệ đồng minh truyền thống này.
Bốn năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ D.Trump, mối quan hệ Mỹ - EU không chỉ dừng lại ở nghi ngại, rạn nứt mà còn có những thời điểm mâu thuẫn đã nảy sinh và bị đẩy lên cao trên nhiều lĩnh vực. Chính sách ngoại giao “nước Mỹ trên hết”, xem nhẹ quan hệ với các đồng minh, những phát ngôn và tuyên bố gây sốc cùng những quyết định và đe dọa xem xét lại quan hệ với EU của Tổng thống D. Trump đã gây ra không ít “sóng gió” cho mối quan hệ giữa hai bên.
Mỹ đe dọa xem xét lại mối quan hệ với EU và NATO, cho rằng NATO “lỗi thời”; ủng hộ Anh rời EU (Brexit); đình chỉ đàm phán Hiệp định Đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương (TTIP); đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế xuất khẩu hàng hóa của các nước EU vào thị trường Mỹ; rút khỏi Thỏa thuận P5+1 mà Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức đã ký kết với Iran vào năm 2015 - thỏa thuận lịch sử vốn được coi là một thắng lợi ngoại giao của EU; rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu… Mối quan hệ Mỹ - EU còn bị “khoét sâu” bởi những khác biệt sâu sắc về quan điểm trong hàng loạt vấn đề chủ chốt giữa Tổng thống D. Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tuyên bố châu Âu phải thực sự “tự nắm lấy vận mệnh của chính mình” khi đề cập đến quan hệ với Mỹ của bà A. Merkel cho thấy sự xa cách và rạn nứt nghiêm trọng trong mối quan hệ đồng minh giữa hai bờ Đại Tây Dương.
P.N