Truy cập hiện tại

Đang có 144 khách và không thành viên đang online

Tình hình Nga - Ukraine

(TUAG)- Các phương tiện truyền thông trong suốt thời gian phản ánh tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine, Nga và Mỹ, Nato, EU. Đặc biệt là sự kiện Nga tuyên bố hai nước Donetsk và Lugansk độc lập, sau đó tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tiến vào lãnh thổ Ukraine. Phản ứng của các nước rất là đa dạng:


Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên họp. 

Các nước phương Tây phản ứng ở mức mạnh mẽ nhất chính trường hiện nay, về cả phát ngôn cũng như các biện pháp trừng phạt với Nga. Ví dụ như là Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ có những phản ứng kiên quyết nhất khiến Nga phải trả giá đắt và đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Các nước phương Tây khác như: Pháp, Đức, Anh sẽ đưa ra những phát ngôn và biện pháp phối hợp chặt chẽ như vậy.

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh giữa Nga và Ukraine cần giải quyết vấn đề bằng đàm phán khẳng định lập trường cơ bản là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.

Ở Ấn Độ giữ lập trường tương đối trung lập bài tỏ lo ngại với Nga.

Ở khu vực Đông Nam Á: Singapore một nước lên án mạnh mẽ hành động xâm lược vô cớ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Chúng ta cũng chứng kiến chiến dịch quân sự của Nga đã gây ra làn sóng biểu tình phản đối rất mạnh mẽ ngay trong lòng nước Nga cũng như là nhiều nơi trên thế giới. Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng đã có những lời kêu gọi trước khi sự kiện xảy ra, hy vọng Nga không đưa quân đội tấn công Ukraine, tạo cơ hội cho hòa bình, nhưng sau đó có những phát ngôn bài tỏ quan ngại chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay lập tức đã tiến hành họp, dự thảo Nghị quyết do Mỹ đề xuất đã bị Nga thực hiện quyền phủ quyết. Bên cạnh đó, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc cũng đã tiến hành phiên họp đặc biệt, khẩn cấp, đây là lần thứ 11 kể từ khi Liên Hợp quốc được thành lập 1945, Liên Hợp quốc mới triệu tập cuộc họp khẩn cấp.

Về tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay, cuộc khủng hoảng này có tác động sâu sắc, đa chiều và sẽ có những hệ lụy lâu dài đối với tình hình an ninh chính trị thế giới, nhất là cục diện an ninh Châu Âu, Châu Âu phải đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh, di cư và năng lượng lớn nhất từ trước đến nay. Và có thể sẽ dẫn đến việc phân chia lại khu vực ảnh hưởng của các nước lớn ở khu vực Châu Âu và rõ ràng Ukraine là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất. Sự kiện này sẽ làm Châu Âu và thế giới có thể bước vào giai đoạn bất ổn kéo dài, có nguy cơ xuất hiện các cuộc chiến tranh cục bộ, chiến tranh hổn hợp, chiến tranh mạng thời gian tới. Hành động của Nga thể hiện mục đích phòng vệ, lợi ích cốt lõi của Nga, không gian Nga, không gian Liên bang Xô Viết, khu vực có ảnh hưởng truyền thống đặc quyền trong khi đó ngăn cản sự mở rộng của Nato và EU. Về phía Mỹ cũng coi Nga là lực lượng cạnh tranh trong chiến lược toàn cầu nên tìm cách lôi kéo, dẫn dắt Ukraine để kiềm chế Nga. Hiện nay, Mỹ đang cùng các nước phương Tây có các biện pháp trừng phạt, cô lập, làm suy yếu nước Nga.

Chúng ta không đánh giá đúng sai, dư luận có nhiều luồng ý kiến rất ủng hộ Nga, nhiều ý kiến ủng hộ Ukraine và quan điểm của các nước phương Tây. Nếu xét theo luật pháp quốc tế thì hành động một nước sử dụng vũ lực tấn công một quốc gia có chủ quyền là không phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc nhưng đây không phải là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến hành động như vậy, chúng ta cũng là nạn nhân đã từng chứng kiến hành vi xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Gần đây hơn, ở khu vực Châu Âu có cuộc tấn công vào Nam Tư cũ; Trung Đông có cuộc tấn công Iraq năm 2003, những hành động như vậy xét về góc độ không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc về tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Những hành động xâm phạm như vậy tạo thành tiền lệ rất nguy hiểm khi các nước lớn bất chấp luật pháp quốc tế, sẵn sàng sử dụng sức mạnh để bắt nạt nước nhỏ nhằm đạt được lợi ích của mình. Cũng có những ý kiến đánh giá, sự căng thẳng hiện nay giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây có thể làm cho Mỹ và các nước phương Tây sa lầy vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và sẽ giảm bớt sự quan tâm, hỗ trợ các nước trong khu vực dưới bức tranh tác động chung chính trị, an ninh.

Về kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng ngay lập tức có tác động rất tiêu cực trong hoàn cảnh kinh tế thế giới đang bắt đầu trên đà phục hồi, cuộc khủng hoảng là gia tăng rủi ro và đặt ra áp lực nguồn cung trên các lĩnh vực quan trọng như năng lượng, lương thực, một số kim loại. Theo một số đánh giá quốc tế, xung đột kéo dài sẽ khiến giá dầu tăng lên mức 120 - 140 USD/thùng, chính vì vậy sẽ làm gia tăng lạm phát các nền kinh tế phát triển, lên khoảng 2%. Việc Mỹ và phương Tây loại bỏ một số ngân hàng của Nga ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT sẽ có những tác động rất tiêu cực đối với thị trường của Nga đối với áp dung biện pháp trừng phạt kỹ thuật trên diện rộng như: Phong tỏa khách sạn, định cư của người dân phương Tây hiện nay. Với những hành động như vậy từ 02 phía có thể coi sẽ dẫn đến cuộc chiến tranh kinh tế toàn diện giữa các bên, EU là khu vực sẽ chịu thiệt hại kinh tế rất là nặng nề, chắc chắn nền kinh tế Nga cũng chịu tác động kinh tế rất nặng nề trong thời gian tới. Ngay lập tức chúng ta chứng kiến đồng Rúp giảm giá trị 30% thì thị trường chứng khoán Moscow phải đóng cửa và tiếp đến là các giải pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây với Nga và Nga là 5% GDP tổn thất rất lớn đối với Nga.

Qua cuộc xung đột này có một số tác động đến nền kinh tế của Việt Nam. Cả 02 nước Nga và Ukraine đều là các đối tác quan trọng, những bạn bè truyền thống của Việt Nam: Nga là một trong những đối tác chiến lược toàn diện, Ukraine là một trong những đối tác hợp tác toàn diện. Về mặt chiến lược, cuộc khủng hoảng tại Ukraine khiến Việt Nam rất khó xử trong quan hệ với các đối tác trực tiếp là Nga và Ukraine, một phần nào đó trong quan hệ của Việt Nam với các đối tác lớn khác như Mỹ, các nước EU và các nước khác và thật ra cái khó khăn của chúng ta thật sự công tác ngoại giao trên diễn đàn quốc tế, nhất là trong khu vực, quan hệ với Trung Quốc.

Về kinh tế, thương mại đầu tư mặc dù tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam ngay trước mắt chưa phải là lớn nhưng cần lưu ý đến các rủi ro nó tác động đến kinh tế thế giới, sẽ tác động ngược trở lại kinh tế Việt Nam như gia tăng lạm phát, giá năng lượng, nguồn cung trên toàn cầu sẽ làm gia tăng áp lực, thử thách cho Việt Nam, ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Việc Mỹ và các nước phương Tây siết chặt các biện pháp trừng phạt tài chính bao gồm các ngân hàng, quỹ tín dụng của Nga ảnh hưởng đến quan hệ thương mại, thanh toán của Nga với các nước, các vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam. Cụ thể hơn, trong số hơn 100 dự án đầu tư của Nga ở Việt Nam hiện nay với tổng trị giá gần 1 tỷ USD, trước mắt có một số dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp do các biện pháp trừng phạt của các nước phương Tây đang áp đặt đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của Nga. Trong vấn đề Ukraine Việt Nam không phải là bên liên quan trực tiếp nhưng có những lợi ích rất là căn bản (04 lợi ích):

(1) Lợi ích đầu tiên quốc gia, dân tộc, lợi ích của việc bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, của Hiến chương Liên Hợp Quốc là những nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp công việc nội bộ, không đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các bất đồng và tranh chấp mang lại lợi ích rất lớn cho Việt Nam trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

(2) Chúng ta có rất lớn trong đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ giữa Việt Nam với Nga, với Ukraine cũng như là với các nước lớn, các nước quan trọng trong khu vực. Quan hệ song phương với Nga, với Ukraine, với các đối tác hết sức quan trọng đối với Việt Nam cần đảm bảo sự cân bằng.

(3) Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho cơ quan đại diện, cho công dân, cho các cơ sở kinh tế của Việt Nam tại Nga và Ukraine, cho công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine trong trường hợp chiến sự kéo dài, có các phương án sơ tán cán bộ, công dân Việt Nam ra khỏi chiến trường.

(4) Thái độ của Việt Nam trong vấn đề này sẽ có những tác động nhất định đối với phản ứng đối với quan hệ của hai nước khi những sự việc tương tự có thể xảy ra. Xuất phát từ lợi ích đấy thì phương châm ứng xử của chúng ta thể hiện lập trường quan điểm độc lập, tự chủ khách quan, cân bằng trên cơ sở phân định ủng hộ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, chúng ta có cách tiếp cận phù hợp, khách quan, linh hoạt và cũng không để hiểu ta đi với nước này, chống nước kia, cũng chủ động, trao đổi với các nước liên quan để các nước hiểu rõ quan điểm của Việt Nam, bản sắc, lập trường của các nước ASEAN.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc phát biểu tại cuộc họp, đã có phát biểu thể hiện lập trường của Việt Nam trong vấn đề giữa Nga và Ukraine.

Thứ nhất, thể hiện nhất quán của Việt Nam yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp quốc, giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng, đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

Thứ hai, khẳng định đối với vấn đề Ukraine bài tỏ sự quan ngại sử dụng vũ trang Chúng ta kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, không sử dụng vũ lực tránh gây thương vong, tổn thất nhất là dân thường, kêu gọi các bên giảm căng thẳng, nối lại đối thoại, tìm giải pháp lâu dài có tính thuyết phục trên cơ sở quyền, lợi ích chính đáng của các bên liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn, những nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo vệ các cơ sở sản xuất thiết yếu, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Thứ ba, chúng ta ủng hộ và kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước trong và ngoài khu vực tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để các bên đối thoại, thúc đẩy viện trợ, cứu trợ nhân đạo cho dân thường và đề nghị các bên liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho người nước ngoài sinh sống tại Ukraine trong đó có cộng đồng người Việt Nam và tạo điều kiện khi cần thiết phải sơ tán./.

P.TT
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40760495