Dấu ấn kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020
- Được đăng: Thứ ba, 16 Tháng 2 2021 10:26
- Lượt xem: 1476
(TUAG)- Năm 2020 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, kinh tế Việt Nam kế thừa những thành quả to lớn từ những năm trước đó, cùng với những cơ hội và thuận lợi ở trong nước cũng như quốc tế, đồng thời phải đối mặt với những khó khăn thách thức chưa từng có, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội: Sản xuất kinh doanh bị đình trệ; nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; hàng triệu lao động thiếu, mất việc làm, giảm sâu thu nhập.
Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai, nhất là nắng nóng, hạn hán, giông lóc, sạt lở, bão lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Cùng với những yếu tố đó, tình hình quốc tế cũng diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Trong khi đó, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động sâu rộng đến các quốc gia trên nhiều phương diện.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời và hiệu quả của Đảng và Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự năng động sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân, với phương châm vừa phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, tạo nên những thành quả rất quan trọng để chuẩn bị bước vào thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhưng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm đạt 2,91% so với năm 2019, là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới (trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm). Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN); GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.
Không chỉ giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà trong năm qua các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Đến nay, có gần 1,4 triệu người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm từ gần 10% năm 2015 xuống dưới 3% năm 2020. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 75% năm 2015 lên 90,85% năm 2020. Năm 2020, dù thế giới chịu tác động của COVID-19, nhưng cũng là năm nước ta thành công trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế, đồng thời giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng và môi trường hoà bình để phát triển.
Nhiều hoạt động đối ngoại, nhất là các hội nghị và cuộc làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp vẫn tiếp tục được triển khai có chất lượng, hiệu quả cao, góp phần hoàn thành tốt vai trò của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò kết nối, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác và làm sâu sắc thêm lòng tin giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Đặc biệt, Việt Nam nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 3 đợt bùng phát dịch COVID-19 (tháng 3, tháng 7 và tháng 11/2020). Các tổ chức quốc tế, nhiều nước và hãng thông tấn báo chí có uy tín trên thế giới đã ghi nhận, đánh giá cao Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng đã trở thành một “hình mẫu” về cách thức kiểm soát dịch bệnh, là một “tấm gương” trong phòng, chống dịch bệnh và thể hiện trách nhiệm, uy tín cao trong hợp tác quốc tế, khu vực về phòng, chống dịch. Chính sự thành công trong phòng, chống đại dịch COVID-19, đã làm giảm đáng kể thiệt hại về người, giúp nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó tạo cơ sở cho sự phục hồi kinh tế trong các tháng cuối năm 2020 và lấy lại đà tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021.
Có được thành quả đó, là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Đây là thắng lợi hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn, tạo tiền đề để sang năm 2021 Việt Nam tiếp tục có những bước tiến vững chắc. Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm cao, đặc biệt là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Chính phủ và chính quyền các cấp được củng cố, tăng cường mạnh mẽ. Đó là điểm tựa quan trọng để Việt Nam đề ra và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu ấn nổi bật và rất quan trọng nêu trên, kinh tế Việt Nam năm 2020 cũng bộc lộ những mặt hạn chế yếu kém cần tập trung khắc phục, như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra trong báo cáo tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV vừa qua, đó là: Tăng trưởng GDP ở mức thấp nhất từ năm 2011 đến nay dù một số lĩnh vực có dấu hiệu phục hồi sau dịch bệnh; đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục đà chững lại; tín dụng tăng trưởng thấp, rủi ro nợ xấu gia tăng; thâm hụt NSNN và nợ công tăng cao hơn dự kiến dù vẫn trong tầm kiểm soát; hoạt động doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, thiên tai, nhất là nắng nóng, hạn hán, giông lóc, sạt lở, bão lụt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long gây thiệt hại nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Cùng với những yếu tố đó, tình hình quốc tế cũng diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Trong khi đó, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động sâu rộng đến các quốc gia trên nhiều phương diện.
Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời và hiệu quả của Đảng và Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự năng động sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp và sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân, với phương châm vừa phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa phục hồi phát triển kinh tế, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, tạo nên những thành quả rất quan trọng để chuẩn bị bước vào thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhưng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm đạt 2,91% so với năm 2019, là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới (trong khi hầu hết các nước trên thế giới đều có mức tăng trưởng âm). Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015 (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2020 Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 ASEAN); GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.
Không chỉ giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà trong năm qua các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Đến nay, có gần 1,4 triệu người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm từ gần 10% năm 2015 xuống dưới 3% năm 2020. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 75% năm 2015 lên 90,85% năm 2020. Năm 2020, dù thế giới chịu tác động của COVID-19, nhưng cũng là năm nước ta thành công trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của đất nước trên trường quốc tế, đồng thời giữ vững ổn định an ninh, quốc phòng và môi trường hoà bình để phát triển.
Nhiều hoạt động đối ngoại, nhất là các hội nghị và cuộc làm việc trực tuyến hoặc trực tiếp vẫn tiếp tục được triển khai có chất lượng, hiệu quả cao, góp phần hoàn thành tốt vai trò của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò kết nối, tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác và làm sâu sắc thêm lòng tin giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực.
Đặc biệt, Việt Nam nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 3 đợt bùng phát dịch COVID-19 (tháng 3, tháng 7 và tháng 11/2020). Các tổ chức quốc tế, nhiều nước và hãng thông tấn báo chí có uy tín trên thế giới đã ghi nhận, đánh giá cao Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng đã trở thành một “hình mẫu” về cách thức kiểm soát dịch bệnh, là một “tấm gương” trong phòng, chống dịch bệnh và thể hiện trách nhiệm, uy tín cao trong hợp tác quốc tế, khu vực về phòng, chống dịch. Chính sự thành công trong phòng, chống đại dịch COVID-19, đã làm giảm đáng kể thiệt hại về người, giúp nhanh chóng khôi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội, từ đó tạo cơ sở cho sự phục hồi kinh tế trong các tháng cuối năm 2020 và lấy lại đà tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2021.
Có được thành quả đó, là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước. Đây là thắng lợi hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn, tạo tiền đề để sang năm 2021 Việt Nam tiếp tục có những bước tiến vững chắc. Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh kiên cường, tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm cao, đặc biệt là niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Chính phủ và chính quyền các cấp được củng cố, tăng cường mạnh mẽ. Đó là điểm tựa quan trọng để Việt Nam đề ra và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tuy nhiên, bên cạnh những dấu ấn nổi bật và rất quan trọng nêu trên, kinh tế Việt Nam năm 2020 cũng bộc lộ những mặt hạn chế yếu kém cần tập trung khắc phục, như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra trong báo cáo tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV vừa qua, đó là: Tăng trưởng GDP ở mức thấp nhất từ năm 2011 đến nay dù một số lĩnh vực có dấu hiệu phục hồi sau dịch bệnh; đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục đà chững lại; tín dụng tăng trưởng thấp, rủi ro nợ xấu gia tăng; thâm hụt NSNN và nợ công tăng cao hơn dự kiến dù vẫn trong tầm kiểm soát; hoạt động doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
P.TT