Một số nét đáng chú ý về tình hình kinh tế thế giới gần đây
- Được đăng: Thứ bảy, 10 Tháng 10 2020 10:25
- Lượt xem: 1676
(TGAG)- Thế giới tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hoá tiếp tục phát triển sâu rộng, đã và đang tác động tới tất cả các nước trên thế giới. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn.
Kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn ứng phó với diễn biến và hậu quả của đại dịch COVID-19, trong khi các gói, biện pháp hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả đáng kể. Trong bối cảnh làn sóng thứ hai của đại dịch bùng phát và có thêm chuyển biến về nghiên cứu vaccine ở nhiều nước, nhiều nền kinh tế đang cân nhắc thận trọng tiến hành mở cửa trở lại và dần khôi phục hoạt động kinh tế.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết, tăng trưởng tổng sản phẩm GDP toàn cầu dự báo sẽ suy giảm 4,8% trong năm 2020 trước khi tăng 4,9% vào năm 2021, nhưng “còn tùy vào các biện pháp chính sách và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh”. WTO nhận định: “Thương mại toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu phục hồi từ mức suy giảm sâu do đại dịch COVID-19, song các chuyên gia kinh tế của WTO thận trọng cho rằng, mọi sự phục hồi có thể bị đứt quãng bởi tác động của đại dịch hiện nay”. Việc nhanh chóng bào chế loại vaccine hiệu quả ngừa Covid-19 có thể làm tăng niềm tin và thúc đẩy tăng trưởng 1 - 2 điểm phần trăm vào năm 2021 và sẽ tăng thêm 3 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng thương mại.
Kinh tế Mỹ tiếp tục dấu hiệu phục hồi trở lại trong quý III/2020. Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ tháng 8/2020 tăng mạnh lên 53,1 điểm so với 50,9 điểm trong tháng 7 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 01/2020. Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ có xu hướng giảm mạnh từ 11,1% trong tháng 6/2020 xuống còn 10,2% trong tháng 7/2020 và 8,4% trong tháng 8/2020. Theo dự báo của The Conference Board (9/2020), kinh tế Mỹ có thể phục hồi tăng trưởng mạnh vào quý III/2020 với tốc độ tăng 32,9%. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của Mỹ đang có chiều hướng tăng cao do các khoản chi khổng lồ để kích thích nền kinh tế.
Khu vực châu Âu cho thấy dấu hiệu phục hồi chậm hơn. Chỉ số PMI tổng hợp của khu vực Eurozone trong tháng 8/2020 tiếp tục ở mức trên 50 điểm (51,9 điểm), thấp hơn đáng kể so với mức 54,9 điểm của tháng trước đó. Chỉ số PMI của tất cả các nền kinh tế lớn thuộc khu vực này cũng cho thấy mức giảm so với cùng kỳ tháng trước, cụ thể: Pháp 51,6 điểm (tháng 7 là 57,3 điểm), Đức 54,4 điểm (tháng 7 là 55,3 điểm); Tây Ban Nha giảm xuống chỉ còn 48,4 điểm trong khi tháng 7 là 52,8 điểm...
Tại khu vực châu Á: Kinh tế Nhật Bản phục hồi nhẹ song vẫn gặp nhiều khó khăn. Chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản trong tháng 8/2020 đạt 47,2 điểm, tăng so với mức 45,2 điểm của tháng 7/2020 nhưng cho thấy sản xuất vẫn chịu áp lực trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra. Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số PMI sản xuất của Hàn Quốc tăng lên 48,5 điểm trong tháng 8/2020 từ mức 46,9 điểm của tháng 7/2020. Kinh tế Trung Quốc có những tín hiệu tích cực hơn sau tác động nghiêm trọng của trận mưa lũ lịch sử. Sản lượng công nghiệp tháng 8/2020 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng mạnh nhất trong 8 tháng đầu năm 2020. Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó đáng chú ý xuất khẩu tăng 11,6% và nhập khẩu giảm 0,5%.
Thị trường tài chính tiền tệ thế giới tháng 9 đã ổn định hơn. Phần lớn các quyết định được đưa ra đều hướng tới việc phục hồi kinh tế thay vì đối phó với khủng hoảng từ đại dịch COVID-19. Cục Dự trữ liên bang quốc gia Mỹ tuyên bố sẽ đưa ra điều chỉnh lãi suất nhẹ sau khi chấp nhận lạm phát dao động trên ngưỡng mục tiêu 2%. Điều này buộc các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia (bao gồm cả châu Âu và Anh) có chính sách nới lỏng tương tự, tác động của đồng USD yếu hơn so với đồng nội tệ có thể đe dọa khả năng phục hồi kinh tế.
P.TT (tổng hợp)
Kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn ứng phó với diễn biến và hậu quả của đại dịch COVID-19, trong khi các gói, biện pháp hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả đáng kể. Trong bối cảnh làn sóng thứ hai của đại dịch bùng phát và có thêm chuyển biến về nghiên cứu vaccine ở nhiều nước, nhiều nền kinh tế đang cân nhắc thận trọng tiến hành mở cửa trở lại và dần khôi phục hoạt động kinh tế.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết, tăng trưởng tổng sản phẩm GDP toàn cầu dự báo sẽ suy giảm 4,8% trong năm 2020 trước khi tăng 4,9% vào năm 2021, nhưng “còn tùy vào các biện pháp chính sách và mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh”. WTO nhận định: “Thương mại toàn cầu đang có nhiều dấu hiệu phục hồi từ mức suy giảm sâu do đại dịch COVID-19, song các chuyên gia kinh tế của WTO thận trọng cho rằng, mọi sự phục hồi có thể bị đứt quãng bởi tác động của đại dịch hiện nay”. Việc nhanh chóng bào chế loại vaccine hiệu quả ngừa Covid-19 có thể làm tăng niềm tin và thúc đẩy tăng trưởng 1 - 2 điểm phần trăm vào năm 2021 và sẽ tăng thêm 3 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng thương mại.
Kinh tế Mỹ tiếp tục dấu hiệu phục hồi trở lại trong quý III/2020. Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất của Mỹ tháng 8/2020 tăng mạnh lên 53,1 điểm so với 50,9 điểm trong tháng 7 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 01/2020. Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ có xu hướng giảm mạnh từ 11,1% trong tháng 6/2020 xuống còn 10,2% trong tháng 7/2020 và 8,4% trong tháng 8/2020. Theo dự báo của The Conference Board (9/2020), kinh tế Mỹ có thể phục hồi tăng trưởng mạnh vào quý III/2020 với tốc độ tăng 32,9%. Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của Mỹ đang có chiều hướng tăng cao do các khoản chi khổng lồ để kích thích nền kinh tế.
Khu vực châu Âu cho thấy dấu hiệu phục hồi chậm hơn. Chỉ số PMI tổng hợp của khu vực Eurozone trong tháng 8/2020 tiếp tục ở mức trên 50 điểm (51,9 điểm), thấp hơn đáng kể so với mức 54,9 điểm của tháng trước đó. Chỉ số PMI của tất cả các nền kinh tế lớn thuộc khu vực này cũng cho thấy mức giảm so với cùng kỳ tháng trước, cụ thể: Pháp 51,6 điểm (tháng 7 là 57,3 điểm), Đức 54,4 điểm (tháng 7 là 55,3 điểm); Tây Ban Nha giảm xuống chỉ còn 48,4 điểm trong khi tháng 7 là 52,8 điểm...
Tại khu vực châu Á: Kinh tế Nhật Bản phục hồi nhẹ song vẫn gặp nhiều khó khăn. Chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản trong tháng 8/2020 đạt 47,2 điểm, tăng so với mức 45,2 điểm của tháng 7/2020 nhưng cho thấy sản xuất vẫn chịu áp lực trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra. Kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi. Chỉ số PMI sản xuất của Hàn Quốc tăng lên 48,5 điểm trong tháng 8/2020 từ mức 46,9 điểm của tháng 7/2020. Kinh tế Trung Quốc có những tín hiệu tích cực hơn sau tác động nghiêm trọng của trận mưa lũ lịch sử. Sản lượng công nghiệp tháng 8/2020 tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng mạnh nhất trong 8 tháng đầu năm 2020. Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tăng 6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó đáng chú ý xuất khẩu tăng 11,6% và nhập khẩu giảm 0,5%.
Thị trường tài chính tiền tệ thế giới tháng 9 đã ổn định hơn. Phần lớn các quyết định được đưa ra đều hướng tới việc phục hồi kinh tế thay vì đối phó với khủng hoảng từ đại dịch COVID-19. Cục Dự trữ liên bang quốc gia Mỹ tuyên bố sẽ đưa ra điều chỉnh lãi suất nhẹ sau khi chấp nhận lạm phát dao động trên ngưỡng mục tiêu 2%. Điều này buộc các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia (bao gồm cả châu Âu và Anh) có chính sách nới lỏng tương tự, tác động của đồng USD yếu hơn so với đồng nội tệ có thể đe dọa khả năng phục hồi kinh tế.
P.TT (tổng hợp)