Học giả quốc tế lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông
- Được đăng: Thứ năm, 25 Tháng 7 2019 20:44
- Lượt xem: 1826
Các học giả bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và cảnh báo các nước liên quan cần đưa ra những thông điệp rõ ràng nhằm ngăn chặn tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại CSIS thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia và học giả quốc tế.
Ngày 24/7, Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại trụ sở của CSIS, thủ đô Washington DC của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Hội thảo Biển Đông thường niên năm nay gồm các phiên thảo luận Diễn biến tình hình hiện nay trên Biển Đông; Lịch sử và nghiên cứu lịch sử về những tranh chấp trên Biển Đông; và Cách thức để quản lý tranh chấp tại Biển Đông và những lợi ích quốc tế liên quan đến Biển Đông.
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của các viện nghiên cứu lớn từ Mỹ và các nước Indonesia, Philippines, Australia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam, như chuyên gia Evan Laksmana thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Jakarta; Giám đốc AMTI Gregory B.Poling; Giáo sư Stein Tonnesson từ Viện nghiên cứu Hòa Bình Oslo (PRIO); chuyên gia Bill Hayton thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House); và trợ lý Giáo sư Lan Nguyen từ trường Đại học Luật Utrencht...
Tại hội thảo, các học giả bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và nguy cơ xảy ra xung đột từ một sự cố giữa các bên tranh chấp, đồng thời cảnh báo các nước liên quan cần đưa ra những thông điệp rõ ràng và có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp hơn nhằm ngăn chặn tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Các chuyên gia cũng thảo luận những nỗ lực chính trị hợp pháp nhằm quản lý các tranh chấp, thúc đẩy hòa bình và ổn định trên Biển Đông, nhấn mạnh những bất đồng trong khu vực phải do chính các nước ASEAN tự giải quyết dựa trên Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và biện pháp xây dựng niềm tin.
Theo ông Prashanth Parameswaran từ tạp chí The Diplomat, việc xây dựng lòng tin giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông là điều rất quan trọng và xây dựng lòng tin không chỉ trong vấn đề Biển Đông mà trong nhiều vấn đề khác trong khu vực.
Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về cách tiếp cận hai mặt hiện nay là vừa xây dựng lòng tin vừa làm xói mòn lòng tin, trong đó một mặt tuyên bố mong muốn tạo dựng môi trường ổn định, nhưng mặt khác lại tiến hành các hành động đơn phương gây mất ổn trong khu vực. Ông nhấn mạnh điều này lặp đi lặp lại trong vấn đề Biển Đông.
Hội thảo lần này được đánh giá là cơ hội để giới chuyên gia, học giả, báo chí truyền thông có các cuộc thảo luận, phân tích sâu và đa chiều về những diễn biến tại Biển Đông trong năm vừa qua, đặc biệt trong thời gian gần đây khi xuất hiện các hành động cản trở hoạt động khai thác dầu khí của các nước tại Biển Đông./.
Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại CSIS thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia và học giả quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Hội thảo Biển Đông thường niên năm nay gồm các phiên thảo luận Diễn biến tình hình hiện nay trên Biển Đông; Lịch sử và nghiên cứu lịch sử về những tranh chấp trên Biển Đông; và Cách thức để quản lý tranh chấp tại Biển Đông và những lợi ích quốc tế liên quan đến Biển Đông.
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, học giả hàng đầu của các viện nghiên cứu lớn từ Mỹ và các nước Indonesia, Philippines, Australia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam, như chuyên gia Evan Laksmana thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược của Jakarta; Giám đốc AMTI Gregory B.Poling; Giáo sư Stein Tonnesson từ Viện nghiên cứu Hòa Bình Oslo (PRIO); chuyên gia Bill Hayton thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House); và trợ lý Giáo sư Lan Nguyen từ trường Đại học Luật Utrencht...
Tại hội thảo, các học giả bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và nguy cơ xảy ra xung đột từ một sự cố giữa các bên tranh chấp, đồng thời cảnh báo các nước liên quan cần đưa ra những thông điệp rõ ràng và có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp hơn nhằm ngăn chặn tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Các chuyên gia cũng thảo luận những nỗ lực chính trị hợp pháp nhằm quản lý các tranh chấp, thúc đẩy hòa bình và ổn định trên Biển Đông, nhấn mạnh những bất đồng trong khu vực phải do chính các nước ASEAN tự giải quyết dựa trên Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và biện pháp xây dựng niềm tin.
Theo ông Prashanth Parameswaran từ tạp chí The Diplomat, việc xây dựng lòng tin giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông là điều rất quan trọng và xây dựng lòng tin không chỉ trong vấn đề Biển Đông mà trong nhiều vấn đề khác trong khu vực.
Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về cách tiếp cận hai mặt hiện nay là vừa xây dựng lòng tin vừa làm xói mòn lòng tin, trong đó một mặt tuyên bố mong muốn tạo dựng môi trường ổn định, nhưng mặt khác lại tiến hành các hành động đơn phương gây mất ổn trong khu vực. Ông nhấn mạnh điều này lặp đi lặp lại trong vấn đề Biển Đông.
Hội thảo lần này được đánh giá là cơ hội để giới chuyên gia, học giả, báo chí truyền thông có các cuộc thảo luận, phân tích sâu và đa chiều về những diễn biến tại Biển Đông trong năm vừa qua, đặc biệt trong thời gian gần đây khi xuất hiện các hành động cản trở hoạt động khai thác dầu khí của các nước tại Biển Đông./.
Tin, ảnh: Đặng Huyền/TTXVN