Thực thi đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai
- Được đăng: Thứ năm, 20 Tháng 6 2019 13:30
- Lượt xem: 1798
(TGAG)- Sáng ngày 20/6, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Đầu cầu An Giang do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Thư chủ trì.
Năm 2018, tuy diễn biến thời tiết không quá khốc liệt nhưng những yếu tố cực đoan của thời tiết diễn ra trên khắp cả nước với 14 cơ bão, 212 trận giông lốc, 15 trận lũ quét, sạt lở, 4 đợt rét đậm rét hại, 11 đợt nắng nóng, 30 đợt mưa lớn diện rộng... Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề về triều cường với đỉnh triều cao nhất từ trước đến nay và sạt lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nghiêm trọng khắp các tỉnh trong vùng. Con số cụ thể do thiên tai gây ra trong năm 2018 như: 224 người chết và mất tích (92 người do mưa lũ (chiếm 41%); 82 người do lũ quét, sạt lở đất (chiếm 37%); 50 người do các thiên tai khác (chiếm 22%)); 1.967 nhà bị đổ, trôi; hơn 31 nghìn nhà bị ngập, hư hỏng và di dời khẩn cấp; hơn 261 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; hơn 43 nghìn ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ, gãy; 29,4 nghìn con gia súc và hơn 774 nghìn con gia cầm bị chết; gần 12 nghìn ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 884 km đê, kè, kênh mương, bờ bao và 8,4 triệu m3 đất đá đường Quốc lộ, tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn bị sạt trượt; hơn 86 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở; 107 tàu thuyền bị chìm do bão, âu thuyền neo đậu với 467 tàu, thuyền bị chìm. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20 nghìn tỷ đồng.
Những tháng đầu năm 2019, thiên tai đã xảy ra ở khắp các vùng miền trên cả nước: mưa lớn cực đoan, mưa đá, giông lốc, sạt lở bờ sông, bờ biển,... nhất là tại khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại người và tài sản. Gần đây nhất, từ ngày 25/5 đến ngày 01/6, các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa to đến rất to, gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Yên Bái. Thiên tai từ đầu năm đã làm 23 người chết và mất tích, 36 người bị thương và thiệt hại lớn về hoa mau, tài sản của nhân dân.
Riêng An Giang, năm 2018 có 2.873 ha lúa (chỉ chiếm 1,91 % diện tích xuống giống) bị mất trắng do diện tích xuống giống ngoài đê bao. Có 5 trường học bị ngập đường vào và sân trường (Tân Châu 03, An Phú 01, Chợ Mới 01) so với năm 2000 là 461 điểm trường bị ngập với 130.758 học sinh phải nghỉ học. Đầu năm 2019 đến nay cũng diễn ra nhiều vụ giông lốc gây thiệt hại về tài sản như sập, tốc mái hàng trăm căn nhà và đặc biệt là tình trạng sạt lở bờ sông liên tục xảy ra.
Trên cơ sở nhận định tình hình thiên tai, rút kinh nghiệm từ thực tế chỉ đạo, điều hành trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương, ban, ngành, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác PCTT; triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ từ phòng ngừa đến ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tướng chỉ rõ:
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Các ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách làm cơ sở tổ chức triển khai, thực thi đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai; tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” của các cấp chính quyền và người dân phù hợp với thực tiễn hiện nay; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai...
Song song đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các ngành, địa phương đặc biệt, tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai như bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai, ưu tiên các hộ dân phải di dời nhưng chưa có nhà ở hoặc vùng có nguy cơ cao, không đảm bảo an toàn; ưu tiên bố trí nguồn kinh phí nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, an toàn hồ chứa,… Cùng với đó, nghiên cứu, ứng dụng khoa học sát với thực tiễn để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo, xác định chi tiết cấp độ rủi ro đối với các loại hình thiên tai, đáp ứng yêu cầu PCTT ngày càng cao của xã hội, nhất là trong dự báo mưa định lượng, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; hợp tác chia sẻ thông tin với các nước trong khu vực và quốc tế. Các cơ quan báo chí cũng đặc biệt quan tâm đưa thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời đối với công tác dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống thiên tai.
Năm 2018, tuy diễn biến thời tiết không quá khốc liệt nhưng những yếu tố cực đoan của thời tiết diễn ra trên khắp cả nước với 14 cơ bão, 212 trận giông lốc, 15 trận lũ quét, sạt lở, 4 đợt rét đậm rét hại, 11 đợt nắng nóng, 30 đợt mưa lớn diện rộng... Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng nặng nề về triều cường với đỉnh triều cao nhất từ trước đến nay và sạt lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nghiêm trọng khắp các tỉnh trong vùng. Con số cụ thể do thiên tai gây ra trong năm 2018 như: 224 người chết và mất tích (92 người do mưa lũ (chiếm 41%); 82 người do lũ quét, sạt lở đất (chiếm 37%); 50 người do các thiên tai khác (chiếm 22%)); 1.967 nhà bị đổ, trôi; hơn 31 nghìn nhà bị ngập, hư hỏng và di dời khẩn cấp; hơn 261 nghìn ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; hơn 43 nghìn ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ, gãy; 29,4 nghìn con gia súc và hơn 774 nghìn con gia cầm bị chết; gần 12 nghìn ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 884 km đê, kè, kênh mương, bờ bao và 8,4 triệu m3 đất đá đường Quốc lộ, tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn bị sạt trượt; hơn 86 km bờ sông, bờ biển bị sạt lở; 107 tàu thuyền bị chìm do bão, âu thuyền neo đậu với 467 tàu, thuyền bị chìm. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính gần 20 nghìn tỷ đồng.
Những tháng đầu năm 2019, thiên tai đã xảy ra ở khắp các vùng miền trên cả nước: mưa lớn cực đoan, mưa đá, giông lốc, sạt lở bờ sông, bờ biển,... nhất là tại khu vực miền núi phía Bắc, gây thiệt hại người và tài sản. Gần đây nhất, từ ngày 25/5 đến ngày 01/6, các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa to đến rất to, gây lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Yên Bái. Thiên tai từ đầu năm đã làm 23 người chết và mất tích, 36 người bị thương và thiệt hại lớn về hoa mau, tài sản của nhân dân.
Riêng An Giang, năm 2018 có 2.873 ha lúa (chỉ chiếm 1,91 % diện tích xuống giống) bị mất trắng do diện tích xuống giống ngoài đê bao. Có 5 trường học bị ngập đường vào và sân trường (Tân Châu 03, An Phú 01, Chợ Mới 01) so với năm 2000 là 461 điểm trường bị ngập với 130.758 học sinh phải nghỉ học. Đầu năm 2019 đến nay cũng diễn ra nhiều vụ giông lốc gây thiệt hại về tài sản như sập, tốc mái hàng trăm căn nhà và đặc biệt là tình trạng sạt lở bờ sông liên tục xảy ra.
Trên cơ sở nhận định tình hình thiên tai, rút kinh nghiệm từ thực tế chỉ đạo, điều hành trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các địa phương, ban, ngành, tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác PCTT; triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ từ phòng ngừa đến ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thủ tướng chỉ rõ:
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.
Các ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách làm cơ sở tổ chức triển khai, thực thi đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả công tác phòng chống thiên tai; tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” của các cấp chính quyền và người dân phù hợp với thực tiễn hiện nay; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai...
Song song đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các ngành, địa phương đặc biệt, tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống thiên tai như bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai, ưu tiên các hộ dân phải di dời nhưng chưa có nhà ở hoặc vùng có nguy cơ cao, không đảm bảo an toàn; ưu tiên bố trí nguồn kinh phí nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, an toàn hồ chứa,… Cùng với đó, nghiên cứu, ứng dụng khoa học sát với thực tiễn để nâng cao chất lượng công tác dự báo, cảnh báo, xác định chi tiết cấp độ rủi ro đối với các loại hình thiên tai, đáp ứng yêu cầu PCTT ngày càng cao của xã hội, nhất là trong dự báo mưa định lượng, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; hợp tác chia sẻ thông tin với các nước trong khu vực và quốc tế. Các cơ quan báo chí cũng đặc biệt quan tâm đưa thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời đối với công tác dự báo thời tiết, tìm kiếm cứu nạn và phòng chống thiên tai.
Hải Thư, Đắc Thắng