Hội thảo tham vấn Đề án thành lập và hoạt động Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- Được đăng: Chủ nhật, 24 Tháng 12 2023 10:33
- Lượt xem: 460
(TUAG)- Chiều ngày 22/12, tại TP Long Xuyên; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến của các sở, ngành tỉnh An Giang, Liên minh hợp tác xã (HTX) các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) về Đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn HTX lúa gạo vùng ĐBSCL. Đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; đồng chí Nguyễn Sĩ Lâm - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh An Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng chí Trần Văn Cứng - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh An Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh HTX Việt Nam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh An Giang đồng chủ trì Hội thảo.
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân cho biết: “Hội thảo được diễn ra với mục đích nhằm trao đổi, thảo luận làm rõ cơ sở lý luận, nhu cầu thực tiễn cho việc thành lập và hoạt động của Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng ĐBSCL. Đồng thời cho rằng, đây là Hội thảo rất quan trọng và là cơ sở để hoàn thiện, phê duyệt Đề án. Do đó, đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo cho ý kiến cụ thể ở một số vấn đề như: Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế; thẩm quyền phê duyệt đề án, phê duyệt điều lệ và quy chế quản lý, điều hành, nguồn lực; ý kiến của các doanh nghiệp về nhu cầu thực tiễn trong liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, tổ chức sản xuất và hiệu quả sản xuất khi thành lập Liên đoàn; góp ý nội dung Đề án, các cơ sở lý luận và thực tiễn trong thành lập và vận hành thí điểm Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng ĐBSCL”.
Theo dự thảo Đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng ĐBSCL xác định: Ngành lúa gạo có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Sản xuất lúa gạo không những đóng góp vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ước tính sản lượng lúa trung bình một năm của Việt Nam đạt 43 - 45 triệu tấn, tương đương khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo; trong đó, khoảng 20 triệu tấn được dành cho tiêu thụ trong nước. ĐBSCL với tổng diện tích 40.577,6 km² và có tổng dân số gần 17,8 triệu người, được xác định là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Quang cảnh Hội thảo
Thực tế, trong những năm gần đây, một số mô hình liên kết giữa các thành viên HTX, giữa HTX với các doanh nghiệp đã bước đầu thành công ở khu vực ĐBSCL như: HTX nông nghiệp Vĩnh Cường tỉnh Bạc Liêu, Tập đoàn Lộc Trời,… tuy quy mô và tính liên kết đã tăng nhưng chưa hệ thống, chưa tập trung đầy đủ sức mạnh tổng hợp của các tổ chức sản xuất, kinh doanh lúa gạo toàn vùng ĐBSCL.
Thành lập Liên đoàn là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, khi có một tổ chức theo ngành dọc, vừa đại diện cho thành viên, vừa là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân độc lập và tiến hành trực tiếp điều phối hoạt động của các HTX thành viên, thực hiện các hoạt động kinh tế riêng, điều phối chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX thành viên.
Thành lập Liên đoàn cũng phù hợp với kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới, Liên đoàn HTX các nước cũng là cánh tay nối dài nắm bắt, phổ biến chính sách của Nhà nước tới các thành viên. Thành lập Liên đoàn để hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo, liên kết sản xuất, hướng tới sản xuất lớn, trên cơ sở đó, tiến hành các biện pháp, “giảm thuốc, giảm phân”, sản xuất theo quy mô lớn, đồng bộ theo tất cả các khâu, truy xuất được nguồn gốc, quy hoạch vùng trồng, chế biến sâu… để giảm giá thành, nâng chất lượng, bán được giá cao…
Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng nêu ý kiến liên quan đến tình hình phát triển lĩnh vực lúa gạo, cơ hội và thách thức gắn với đề xuất thành lập Liên đoàn HTX lúa gạo vùng ĐBSCL. Vai trò của Liên đoàn HTX lúa gạo vùng ĐBSCL trong phát triển các HTX nông nghiệp chuyên ngành lúa gạo; cần quan tâm cơ cấu tổ chức bộ máy, trụ sở; cơ chế đặc thù cho Liên đoàn hoạt động; cần tổ chức thêm các Hội thảo tham vấn để kết hợp công tác tuyên truyền về ý nghĩa việc thành lập Liên đoàn; cần có cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp với Liên đoàn…
Trao tặng 03 bộ máy tính cho các HTX
Dịp này, HTX nông nghiệp Vĩnh Cường (tỉnh Bạc Liêu) đã trao tặng 03 bộ máy vi tính cho HTX nông nghiệp Vĩnh An (huyện Châu Thành), HTX nông nghiệp Tân Phú (huyện Châu Thành), HTX nông nghiệp An Bình (huyện Thoại Sơn) nhằm hỗ trợ các HTX nông nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi giá trị trong việc tiêu thụ lúa gạo có hiệu quả trong thời gian qua; giúp các HTX thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành và chuyển đổi số./.
Ngọc Dựng
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Theo dự thảo Đề án thí điểm thành lập và hoạt động của Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo vùng ĐBSCL xác định: Ngành lúa gạo có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Sản xuất lúa gạo không những đóng góp vào đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Ước tính sản lượng lúa trung bình một năm của Việt Nam đạt 43 - 45 triệu tấn, tương đương khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo; trong đó, khoảng 20 triệu tấn được dành cho tiêu thụ trong nước. ĐBSCL với tổng diện tích 40.577,6 km² và có tổng dân số gần 17,8 triệu người, được xác định là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo của Việt Nam.
Quang cảnh Hội thảo
Thực tế, trong những năm gần đây, một số mô hình liên kết giữa các thành viên HTX, giữa HTX với các doanh nghiệp đã bước đầu thành công ở khu vực ĐBSCL như: HTX nông nghiệp Vĩnh Cường tỉnh Bạc Liêu, Tập đoàn Lộc Trời,… tuy quy mô và tính liên kết đã tăng nhưng chưa hệ thống, chưa tập trung đầy đủ sức mạnh tổng hợp của các tổ chức sản xuất, kinh doanh lúa gạo toàn vùng ĐBSCL.
Thành lập Liên đoàn là phù hợp với xu hướng chung trên thế giới, khi có một tổ chức theo ngành dọc, vừa đại diện cho thành viên, vừa là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân độc lập và tiến hành trực tiếp điều phối hoạt động của các HTX thành viên, thực hiện các hoạt động kinh tế riêng, điều phối chuỗi cung ứng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX thành viên.
Thành lập Liên đoàn cũng phù hợp với kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới, Liên đoàn HTX các nước cũng là cánh tay nối dài nắm bắt, phổ biến chính sách của Nhà nước tới các thành viên. Thành lập Liên đoàn để hoàn thiện chuỗi giá trị lúa gạo, liên kết sản xuất, hướng tới sản xuất lớn, trên cơ sở đó, tiến hành các biện pháp, “giảm thuốc, giảm phân”, sản xuất theo quy mô lớn, đồng bộ theo tất cả các khâu, truy xuất được nguồn gốc, quy hoạch vùng trồng, chế biến sâu… để giảm giá thành, nâng chất lượng, bán được giá cao…
Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội thảo cũng nêu ý kiến liên quan đến tình hình phát triển lĩnh vực lúa gạo, cơ hội và thách thức gắn với đề xuất thành lập Liên đoàn HTX lúa gạo vùng ĐBSCL. Vai trò của Liên đoàn HTX lúa gạo vùng ĐBSCL trong phát triển các HTX nông nghiệp chuyên ngành lúa gạo; cần quan tâm cơ cấu tổ chức bộ máy, trụ sở; cơ chế đặc thù cho Liên đoàn hoạt động; cần tổ chức thêm các Hội thảo tham vấn để kết hợp công tác tuyên truyền về ý nghĩa việc thành lập Liên đoàn; cần có cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp với Liên đoàn…
Trao tặng 03 bộ máy tính cho các HTX
Ngọc Dựng