Cụ thể hóa nghị quyết, phát huy giá trị văn hóa ngôi chùa Khmer An Giang
- Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 12 2019 11:38
- Lượt xem: 2955
(TGAG)- Hiện nay vì nhiều điều kiện sống, nhất là lý do công việc phải làm ăn xa nên những hiểu biết của giới trẻ Khmer ngày nay ở An Giang đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thông của ngôi chùa Khmer chưa được đầy đủ và có dấu hiệu phai dần, mai một cũng là điều rất đáng quan tâm.
Thực tế các ngôi chùa người Khmer còn nhiều khó khăn, công tác tôn tạo đều tự thân vận động nên xây dựng chắp vá cũng khiến cho một số chùa nhỏ, chùa nghèo xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng chung của một số chùa Khmer ở An Giang đã xuống cấp, một số chùa tự trùng tu tôn tạo sai lệch, làm giảm ý nghĩa thiêng liêng và trang nghiêm vốn có của ngôi chùa Khmer truyền thống.
Chùa Khmer ở An Giang dù lớn hay nhỏ thì đều là những quần thể kiến trúc rất phong phú. Mỗi khu vực, mỗi vị trí kiến trúc đều là sự phối hợp bởi những đường nét nghệ thuật độc đáo và hài hòa diễn đạt những ý nghĩa sâu xa và thâm tuý của triết lý Phật giáo. Chùa Khmer ở An Giang thật sự là một sản phẩm văn hoá dân tộc, gắn liền triết lý nhân sinh trong đời sống người Khmer trong nhiều thế kỷ qua. Do đó, việc xác định các ngôi chùa nào xứng đáng xếp hạng di tích để có chính sách hỗ trợ tôn tạo, bảo tồn cũng là điều hết sức cấp thiết.
Nhiều năm qua, các nghị quyết của Đảng đều đề cập đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thông các đồng bào dân tộc tại Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta từ những ngày đầu kháng chiến cứu quốc đến xây dựng và phát triển đất nước, chính sách dân tộc, vấn đề đồng bào dân tộc luôn là chính sách nhất quán hàng đầu. Đặc biệt, từ Đại hội Đảng lần thứ IV đến Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 vừa qua, các chính sách đặc biệt cho vùng đồng bào dân tộc luôn được ban hành phù hợp với xu thế phát triển với nguyên tắc cốt lõi và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
Do đó, việc tập trung tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 16/6/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang Về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 23/10/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, nhất là Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 12/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới…
Trên cơ sở các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch số 599 thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; triển khai Kế hoạch kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày tuyên truyền di sản văn hóa điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020; Đề án truyền dạy Nghệ thuật Dì Kê của đồng bào Khmer tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2020; Kế hoạch phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên tuyến biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2022.
Đây là những Nghị quyết, chương trình hành động, văn bản pháp quy đã và đang có hiệu lực của Đảng, Nhà nước và được tỉnh An Giang cụ thể hóa thời gian qua. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các chủ trương, chính sách trên trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung cho người Khmer An Giang và triết lý nhân sinh trong ngôi chùa người Khmer thông qua những nội dung mà tác giả đã phân tích trong luận văn này cho thấy chưa cụ thể. Do đó, tính cấp thiết là cần cụ thể hóa từ chủ trương nghị quyết thành các văn bản, kế hoạch phù hợp hơn để công tác bảo tồn các giá trị truyền thông trong ngôi chùa người Khmer An Giang.
Thực tế các ngôi chùa người Khmer còn nhiều khó khăn, công tác tôn tạo đều tự thân vận động nên xây dựng chắp vá cũng khiến cho một số chùa nhỏ, chùa nghèo xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng chung của một số chùa Khmer ở An Giang đã xuống cấp, một số chùa tự trùng tu tôn tạo sai lệch, làm giảm ý nghĩa thiêng liêng và trang nghiêm vốn có của ngôi chùa Khmer truyền thống.
Chùa Khmer ở An Giang dù lớn hay nhỏ thì đều là những quần thể kiến trúc rất phong phú. Mỗi khu vực, mỗi vị trí kiến trúc đều là sự phối hợp bởi những đường nét nghệ thuật độc đáo và hài hòa diễn đạt những ý nghĩa sâu xa và thâm tuý của triết lý Phật giáo. Chùa Khmer ở An Giang thật sự là một sản phẩm văn hoá dân tộc, gắn liền triết lý nhân sinh trong đời sống người Khmer trong nhiều thế kỷ qua. Do đó, việc xác định các ngôi chùa nào xứng đáng xếp hạng di tích để có chính sách hỗ trợ tôn tạo, bảo tồn cũng là điều hết sức cấp thiết.
Nhiều năm qua, các nghị quyết của Đảng đều đề cập đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thông các đồng bào dân tộc tại Việt Nam. Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta từ những ngày đầu kháng chiến cứu quốc đến xây dựng và phát triển đất nước, chính sách dân tộc, vấn đề đồng bào dân tộc luôn là chính sách nhất quán hàng đầu. Đặc biệt, từ Đại hội Đảng lần thứ IV đến Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 vừa qua, các chính sách đặc biệt cho vùng đồng bào dân tộc luôn được ban hành phù hợp với xu thế phát triển với nguyên tắc cốt lõi và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển.
Do đó, việc tập trung tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 16/6/2003 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang Về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 23/10/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Khmer đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, nhất là Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 12/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới…
Trên cơ sở các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh có Kế hoạch số 599 thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước; triển khai Kế hoạch kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày tuyên truyền di sản văn hóa điển hình của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020; Đề án truyền dạy Nghệ thuật Dì Kê của đồng bào Khmer tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2020; Kế hoạch phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên tuyến biên giới tỉnh An Giang giai đoạn 2018-2022.
Đây là những Nghị quyết, chương trình hành động, văn bản pháp quy đã và đang có hiệu lực của Đảng, Nhà nước và được tỉnh An Giang cụ thể hóa thời gian qua. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc áp dụng các chủ trương, chính sách trên trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nói chung cho người Khmer An Giang và triết lý nhân sinh trong ngôi chùa người Khmer thông qua những nội dung mà tác giả đã phân tích trong luận văn này cho thấy chưa cụ thể. Do đó, tính cấp thiết là cần cụ thể hóa từ chủ trương nghị quyết thành các văn bản, kế hoạch phù hợp hơn để công tác bảo tồn các giá trị truyền thông trong ngôi chùa người Khmer An Giang.
Bảo Trị