Đa dạng việc vận động tham gia BHYT ở Chợ Mới
- Được đăng: Thứ năm, 24 Tháng 6 2021 08:47
- Lượt xem: 1473
(TUAG)- Là địa phương có dân số đông dân nhất trong tỉnh An Giang, địa bàn rộng, đời sống kinh tế người dân còn phụ thuộc vào nông nghiệp, thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp ủy, chính quyền cơ sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện, chủ động phối hợp ngành BHXH đề ra các mô hình, giải pháp cụ thể, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Đến hết tháng 5/2021, theo cơ quan chuyên môn số người tham gia BHYT toàn huyện Chợ Mới là 276.457 người, đạt 98,35% chỉ tiêu ngành tỉnh giao, tăng 773 người so với tháng trước. Trong đó, 04 xã NTM đạt tỷ lệ từ 93% đến 95,19% là: Long Điền B, Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp, Kiến Thành cao nhất trong huyện. Trước khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, chợ, khu dân cư và dừng các hội nghị, hội thảo không cần thiết để phòng, chống dịch bệnh. Vô hình chung đẩy công tác truyền thông, vận động của ngành BHXH huyện gặp khó khăn. Nhưng “cái khó ló cái khôn”, đơn vị BHXH huyện đã khuyến khích các đại lý thu ở các xã, thị trấn chủ động phát triển mô hình tuyên truyền nhóm tại các tổ tự quản, các hộ gia đình, trong đó ngoài tuyên truyền chính sách BHYT, BHXH, các ưu đãi của người có thâm niên tham gia BHYT, chính sách mới ban hành có hiệu lực mang lại ích lợi cho người dân.
Cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, 70 tuổi ngụ tại ấp Long Thượng, xã Kiến An, cùng chồng hơn 20 năm tham gia BHYT, cô thấu hiểu hơn ai hết những lợi ích của chiếc thẻ BHYT đối với gia đình. Dù rằng cô không hề bệnh tật gì nhưng chiếc thẻ lại hữu ích với chồng cô, khi chú bệnh tiểu đường, tiêu hóa, tai biến, cách dăm ba bữa lại phải vào lãnh thuốc tại Bệnh viện huyện. Nếu không có sự đồng hành của “chiếc thẻ nhỏ bé”, chắc rằng chi phí dành cho điều trị bệnh của gia đình rất lớn.
Cô Ánh trần tình: “Lãnh thuốc một lần có thể 300 ngàn đồng, nếu ra ngoài nhiều khi cao hơn. Còn cô có bệnh cũng không đi lãnh, dù cô có sổ, do cô nghĩ chồng đã lãnh thuốc rồi nên cô mua thuốc ngoài cho nhà nước đỡ tốn tiền, vì ông nhà cũng lãnh thuốc ở bệnh viện 10 mấy năm rồi. Đừng nghĩ thuốc bệnh viện tệ, cô thấy thuốc bệnh viện chất lượng hơn bên ngoài. Mình đi mua thuốc đôi khi thuốc trong bệnh viện mắc hơn thuốc thị trường mà chất lượng đôi khi còn cao hơn”.
Chính nhờ “tranh thủ” dư luận về những hoàn cảnh được lợi từ chiếc thẻ BHYT trong thời gian qua, nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ công chức, viên chức vận động người thân tham gia, do đó số đối tượng “truyền tai” nhau đăng ký BHYT ngày một đông. Bên cạnh, ngành BHXH còn tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền qua hình thức livestream, triển khai toàn diện việc đăng ký tài khoản giao dịch điện tử cho cá nhân, liên thông dữ liệu thẻ và cấp đổi thẻ trong ngày,... nên đã dần chiếm được cảm tình của bà con.
Các đoàn viên, hội viên phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh cũng là đối tượng được quan tâm truyền thông. Các cấp hội thường xuyên xây dựng nội dung tuyên truyền, cải tiến hình thức nhằm tạo sự mới mẻ, thu hút hội viên, gắn việc tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, BHXH với nội dung của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Giúp cán bộ, hội viên thấy được tính nhân văn, nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận, không vì mục tiêu tài chính, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của chính sách BHYT, BHXH. Các nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT ở các cấp hội nông dân, phụ nữ cũng là đầu mối tích cực vận động, đi sâu cơ sở, đi sát hội viên, đến từng ngõ, gõ từng nhà phổ biến, tuyên truyền để hội viên hiểu ý nghĩa nhân văn của BHXH, BHYT, từ đó tự nguyện tham gia. Ðặc biệt, các cấp hội luôn chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng của hội viên, đặc biệt là những trường hợp khó khăn, không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm để có cách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả. Ðồng thời, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, vận động hội viên, phụ nữ thực hành tiết kiệm, tạo nguồn quỹ để giúp nhau mua BHYT chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Bà Lê Ngọc Lam, Phó giám đốc BHXH huyện Chợ Mới cho biết thêm: “Để thực hiện chỉ tiêu, Nghị quyết của năm 2021, ngành BHXH sẽ tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, UBND thực hiện tốt vai trò của thành viên trong tổ an sinh. Đồng thời chủ động phối hợp các ban, ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn chung tay thực hiện mái ấm an sinh, đảm bảo cho người lao động, người dân không ai bị bỏ lại phía sau”.
Chỉ tiêu vận động đối tượng mới rất khó, chỉ ngành BHXH vận động sẽ không hiệu quả và mang tính toàn diện. Do đó về lâu, về dài cần sự chủ động của cấp ủy, chính quyền các cấp xoắn tay thực hiện, kết hợp nhiều kênh thông tin, phổ biến đến từng người, vào từng nhà, giúp chính sách BHYT đến gần hơn với người dân, để không còn những hoàn cảnh “nghèo hóa” khi chẳng may bệnh tật mà không có thẻ BHYT, cùng thực hiện hoàn thành chính sách an sinh xã hội, chăm sóc tốt sức khỏe toàn dân./.
Đến hết tháng 5/2021, theo cơ quan chuyên môn số người tham gia BHYT toàn huyện Chợ Mới là 276.457 người, đạt 98,35% chỉ tiêu ngành tỉnh giao, tăng 773 người so với tháng trước. Trong đó, 04 xã NTM đạt tỷ lệ từ 93% đến 95,19% là: Long Điền B, Bình Phước Xuân, Mỹ Hiệp, Kiến Thành cao nhất trong huyện. Trước khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, chợ, khu dân cư và dừng các hội nghị, hội thảo không cần thiết để phòng, chống dịch bệnh. Vô hình chung đẩy công tác truyền thông, vận động của ngành BHXH huyện gặp khó khăn. Nhưng “cái khó ló cái khôn”, đơn vị BHXH huyện đã khuyến khích các đại lý thu ở các xã, thị trấn chủ động phát triển mô hình tuyên truyền nhóm tại các tổ tự quản, các hộ gia đình, trong đó ngoài tuyên truyền chính sách BHYT, BHXH, các ưu đãi của người có thâm niên tham gia BHYT, chính sách mới ban hành có hiệu lực mang lại ích lợi cho người dân.
Cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, 70 tuổi ngụ tại ấp Long Thượng, xã Kiến An, cùng chồng hơn 20 năm tham gia BHYT, cô thấu hiểu hơn ai hết những lợi ích của chiếc thẻ BHYT đối với gia đình. Dù rằng cô không hề bệnh tật gì nhưng chiếc thẻ lại hữu ích với chồng cô, khi chú bệnh tiểu đường, tiêu hóa, tai biến, cách dăm ba bữa lại phải vào lãnh thuốc tại Bệnh viện huyện. Nếu không có sự đồng hành của “chiếc thẻ nhỏ bé”, chắc rằng chi phí dành cho điều trị bệnh của gia đình rất lớn.
Cô Ánh trần tình: “Lãnh thuốc một lần có thể 300 ngàn đồng, nếu ra ngoài nhiều khi cao hơn. Còn cô có bệnh cũng không đi lãnh, dù cô có sổ, do cô nghĩ chồng đã lãnh thuốc rồi nên cô mua thuốc ngoài cho nhà nước đỡ tốn tiền, vì ông nhà cũng lãnh thuốc ở bệnh viện 10 mấy năm rồi. Đừng nghĩ thuốc bệnh viện tệ, cô thấy thuốc bệnh viện chất lượng hơn bên ngoài. Mình đi mua thuốc đôi khi thuốc trong bệnh viện mắc hơn thuốc thị trường mà chất lượng đôi khi còn cao hơn”.
Chính nhờ “tranh thủ” dư luận về những hoàn cảnh được lợi từ chiếc thẻ BHYT trong thời gian qua, nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ công chức, viên chức vận động người thân tham gia, do đó số đối tượng “truyền tai” nhau đăng ký BHYT ngày một đông. Bên cạnh, ngành BHXH còn tận dụng mạng xã hội để tuyên truyền qua hình thức livestream, triển khai toàn diện việc đăng ký tài khoản giao dịch điện tử cho cá nhân, liên thông dữ liệu thẻ và cấp đổi thẻ trong ngày,... nên đã dần chiếm được cảm tình của bà con.
Các đoàn viên, hội viên phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh cũng là đối tượng được quan tâm truyền thông. Các cấp hội thường xuyên xây dựng nội dung tuyên truyền, cải tiến hình thức nhằm tạo sự mới mẻ, thu hút hội viên, gắn việc tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, BHXH với nội dung của cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Giúp cán bộ, hội viên thấy được tính nhân văn, nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận, không vì mục tiêu tài chính, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của chính sách BHYT, BHXH. Các nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT ở các cấp hội nông dân, phụ nữ cũng là đầu mối tích cực vận động, đi sâu cơ sở, đi sát hội viên, đến từng ngõ, gõ từng nhà phổ biến, tuyên truyền để hội viên hiểu ý nghĩa nhân văn của BHXH, BHYT, từ đó tự nguyện tham gia. Ðặc biệt, các cấp hội luôn chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng của hội viên, đặc biệt là những trường hợp khó khăn, không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm để có cách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả. Ðồng thời, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, vận động hội viên, phụ nữ thực hành tiết kiệm, tạo nguồn quỹ để giúp nhau mua BHYT chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.
Bà Lê Ngọc Lam, Phó giám đốc BHXH huyện Chợ Mới cho biết thêm: “Để thực hiện chỉ tiêu, Nghị quyết của năm 2021, ngành BHXH sẽ tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, UBND thực hiện tốt vai trò của thành viên trong tổ an sinh. Đồng thời chủ động phối hợp các ban, ngành đoàn thể, UBND các xã, thị trấn chung tay thực hiện mái ấm an sinh, đảm bảo cho người lao động, người dân không ai bị bỏ lại phía sau”.
Chỉ tiêu vận động đối tượng mới rất khó, chỉ ngành BHXH vận động sẽ không hiệu quả và mang tính toàn diện. Do đó về lâu, về dài cần sự chủ động của cấp ủy, chính quyền các cấp xoắn tay thực hiện, kết hợp nhiều kênh thông tin, phổ biến đến từng người, vào từng nhà, giúp chính sách BHYT đến gần hơn với người dân, để không còn những hoàn cảnh “nghèo hóa” khi chẳng may bệnh tật mà không có thẻ BHYT, cùng thực hiện hoàn thành chính sách an sinh xã hội, chăm sóc tốt sức khỏe toàn dân./.
Bảo Dinh