Cô Nguyễn Thị Phượng tâm huyết với công tác Hội và chăm lo đời sống hội viên
- Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 6 2023 15:22
- Lượt xem: 370
(TUAG)- Nơi xã đầu nguồn biên giới Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, mang lại niềm phấn khởi trong Nhân dân khi xã nhà đã đạt chuẩn Xã nông thôn mới. Song hành cùng Nhân dân, những năm qua, các hội đoàn thể và từng đoàn viên, hội viên luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, góp sức cùng địa phương thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó, cô Nguyễn Thị Phượng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 3, xã Vĩnh Xương vẫn luôn xông xáo, tích cực với công tác Hội và vận động chị em hội viên phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, để khi nhìn thấy kết quả hôm nay, không riêng gì bản thân cô Phượng và các chị em cũng rất vui mừng.
Cô Nguyễn Thị Phượng (áo xanh) đứng ngoài bìa
Đã 15 năm gắn bó cùng công tác Hội Phụ nữ với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 3, xã Vĩnh Xương, cô Nguyễn Thị Phượng, mà mọi người vẫn thường gọi Thiếm 2, nếu gặp gỡ và trò chuyện cùng cô Phượng, sẽ khó nhận ra được năm nay cô đã hơn 60 tuổi, vì ở cô luôn vui vẻ cùng tinh thần nhiệt tình, hăng hái với mọi hoạt động phong trào tại địa phương. Cô Nguyễn Thị Phượng bày tỏ: “Mình tham gia Hội rất vui, đi họp hội gặp chị em thường xuyên, cũng tha thiết với Hội, giúp đỡ chị em phát triển”.
Cô Phượng đang tuyên truyền cho chị em hội viên phụ nữ về BHYT
Từ thời còn trẻ cô Phượng đã gắn bó cùng nghề may, để cùng chồng nuôi 03 người con ăn học, hiện tại người con cả và con gái út đang mở một tổ may công nghiệp, cũng góp phần tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ nhàn rỗi tại địa phương; còn người con trai hiện đang công tác tại UBND xã Vĩnh Xương và anh vẫn đang tiếp tục học Đại học Luật. Không chỉ lo chu toàn cho gia đình kể từ khi chú mất vào năm 2008 đến nay, cô Phượng đã luôn tích cực tham gia công tác Hội, vận động chị em phụ nữ trở thành hội viên, đến nay, Chi hội Phụ nữ ấp 3 có 517 hội viên. Bà Nguyễn Thùy Trang, Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu cho biết thêm: “Trong thời gian vừa qua, cô Phượng thường xuyên xuống địa bàn để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em, từ đó, cũng đề xuất với Hội mở lớp may công nghiệp, giới thiệu cho chị em vào cơ sở để may tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình, và cô cũng thường xuyên mời chị em hội họp, tổ chức tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chương trình xây dựng nông thôn mới và các phong trào của Hội Phụ nữ xã trong thời gian vừa qua, đạt hiệu quả rất là cao”.
Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, đã hơn năm qua bà con trong xã không còn xa lạ với hình ảnh cô Phượng đi tuyên truyền, vận động chị em hội viên phụ nữ tham gia thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu, đặc biệt là các tiêu chí không cần vốn. Cô Phượng chia sẻ thêm: “Mời chị em lại tuyên truyền về tiêu chí 5 không 3 sạch, bảo hiểm y tế, cảnh quan sạch, đẹp của môi trường, sau nghe tuyên truyền, chị em cũng đồng tình với nhau dọn dẹp nhà cửa, cải tạo cảnh quan môi trường, chị em cũng đồng tình dữ lắm”.
Để hoạt động Hội đi vào thực chất, đặc biệt hướng đến quyền và lợi ích cho chị em phụ nữ, cô Phượng còn thành lập các mô hình tiết kiệm như mô hình tiết kiệm 200.000đ với 15 thành viên tham gia, hay mô hình tổ liên kết mua bán tạp hóa có 10 thành viên tham gia, qua đó, chị em vừa chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, vừa tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. “Mình tạo công ăn việc làm cho chị em, mình giúp đỡ cho chị em cho nên chị em thấy được, tin tưởng mình, người ta tham gia vào Hội, mình mời người ta cũng nhiệt tình, như cô nè, cô xuống địa bàn cô mời là hội viên đi hết trơn. Cũng như đóng góp cho xã hội, chị em rất mừng, thậm chí, những chị khá giả người ta cũng giúp vô như là hỗ trợ bệnh, ốm đau, nói là người ta hỗ trợ”, cô Phượng cho biết.
Trong suốt cuộc trò chuyện cùng với cô Phượng, hầu hết, từng câu nói của cô là “tham gia vào Hội vui lắm” hay “làm sao để giúp được chị em phụ nữ”, cũng đã thấy rằng, niềm vui giờ đây của cô là khi được làm việc, được cống hiến và được giúp đỡ, đặc biệt với những chị em phụ nữ hoàn cảnh còn khó khăn, đây cũng là điều cô Phượng học tập và làm theo Bác với tinh thần yêu thương, chia sẻ, cô Phượng bày tỏ: “Bác là trên hết mình phải học tập, làm theo, tâm đắc của cô là tiết kiệm, gần gũi với chị em, vận động chị em, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em, làm sao để có mô hình thiết thực tốt hơn để giúp đỡ chị em".
Cô Phượng (đứng thứ 4 bên phải qua) nhận quà dịp 8/3
Khi được hỏi trong thời gian tới, để hoạt động Hội đi vào thực chất cũng như tương xứng với kết quả xây dựng thành công nông thôn mới trên quê hương, cô Phượng có những suy nghĩ hay mong muốn gì, thì vỏn vẹn với cô cũng là được giúp đỡ chị em hội viên phụ nữ. Cô Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Bây giờ chị em cũng có nhu cầu mở thêm lớp làm móng nữa, trong thời gian tới, cô cũng mong muốn sẽ thực hiện được để tạo công việc cho chị em, cho đời sống chị em ổn định hơn”.
Trải qua nhiều năm công tác, bản thân cô Nguyễn Thị Phượng đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp và Kỉ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam”, những ghi nhận ấy sẽ là động lực để cô Phượng tiếp tục gắn bó, đồng hành cùng chị em phụ nữ, để góp phần đưa công tác Hội ngày càng phát triển rộng khắp và đời sống chị em phụ nữ vùng biên cũng sẽ phát triển từng ngày./.
Huyền Thoại
Cô Nguyễn Thị Phượng (áo xanh) đứng ngoài bìa
Cô Phượng đang tuyên truyền cho chị em hội viên phụ nữ về BHYT
Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, đã hơn năm qua bà con trong xã không còn xa lạ với hình ảnh cô Phượng đi tuyên truyền, vận động chị em hội viên phụ nữ tham gia thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu, đặc biệt là các tiêu chí không cần vốn. Cô Phượng chia sẻ thêm: “Mời chị em lại tuyên truyền về tiêu chí 5 không 3 sạch, bảo hiểm y tế, cảnh quan sạch, đẹp của môi trường, sau nghe tuyên truyền, chị em cũng đồng tình với nhau dọn dẹp nhà cửa, cải tạo cảnh quan môi trường, chị em cũng đồng tình dữ lắm”.
Để hoạt động Hội đi vào thực chất, đặc biệt hướng đến quyền và lợi ích cho chị em phụ nữ, cô Phượng còn thành lập các mô hình tiết kiệm như mô hình tiết kiệm 200.000đ với 15 thành viên tham gia, hay mô hình tổ liên kết mua bán tạp hóa có 10 thành viên tham gia, qua đó, chị em vừa chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, vừa tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. “Mình tạo công ăn việc làm cho chị em, mình giúp đỡ cho chị em cho nên chị em thấy được, tin tưởng mình, người ta tham gia vào Hội, mình mời người ta cũng nhiệt tình, như cô nè, cô xuống địa bàn cô mời là hội viên đi hết trơn. Cũng như đóng góp cho xã hội, chị em rất mừng, thậm chí, những chị khá giả người ta cũng giúp vô như là hỗ trợ bệnh, ốm đau, nói là người ta hỗ trợ”, cô Phượng cho biết.
Trong suốt cuộc trò chuyện cùng với cô Phượng, hầu hết, từng câu nói của cô là “tham gia vào Hội vui lắm” hay “làm sao để giúp được chị em phụ nữ”, cũng đã thấy rằng, niềm vui giờ đây của cô là khi được làm việc, được cống hiến và được giúp đỡ, đặc biệt với những chị em phụ nữ hoàn cảnh còn khó khăn, đây cũng là điều cô Phượng học tập và làm theo Bác với tinh thần yêu thương, chia sẻ, cô Phượng bày tỏ: “Bác là trên hết mình phải học tập, làm theo, tâm đắc của cô là tiết kiệm, gần gũi với chị em, vận động chị em, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của chị em, làm sao để có mô hình thiết thực tốt hơn để giúp đỡ chị em".
Cô Phượng (đứng thứ 4 bên phải qua) nhận quà dịp 8/3
Khi được hỏi trong thời gian tới, để hoạt động Hội đi vào thực chất cũng như tương xứng với kết quả xây dựng thành công nông thôn mới trên quê hương, cô Phượng có những suy nghĩ hay mong muốn gì, thì vỏn vẹn với cô cũng là được giúp đỡ chị em hội viên phụ nữ. Cô Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Bây giờ chị em cũng có nhu cầu mở thêm lớp làm móng nữa, trong thời gian tới, cô cũng mong muốn sẽ thực hiện được để tạo công việc cho chị em, cho đời sống chị em ổn định hơn”.
Trải qua nhiều năm công tác, bản thân cô Nguyễn Thị Phượng đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp và Kỉ niệm chương “Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam”, những ghi nhận ấy sẽ là động lực để cô Phượng tiếp tục gắn bó, đồng hành cùng chị em phụ nữ, để góp phần đưa công tác Hội ngày càng phát triển rộng khắp và đời sống chị em phụ nữ vùng biên cũng sẽ phát triển từng ngày./.
Huyền Thoại