Vững bước tiến lên!
- Được đăng: Thứ năm, 02 Tháng 1 2020 09:31
- Lượt xem: 1873
(TGAG)- Gần đây các thế lực thù địch “làm nóng”, tô vẻ, thêm thắt để tiếp tục luận điệu: Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Hiện nay trong điều kiện mới, Đảng không còn vai trò nữa, hãy để lực lượng mới khác thay thế đưa đất nước tiến lên.
Thực tế tình hình một lần nữa phủ định sự xuyên tạc trắng trợn đó: Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục có những thành tựu với những kỷ lục mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Đây là năm thứ hai liên tiếp chúng ta đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức 7,02% (cũng là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2011). Quan trọng hơn là kinh tế vĩ mô ổn định trong lúc giá cả một số mặt hàng tăng cao… Đặc biệt, chỉ 2 năm sau khi kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 400 tỷ USD, năm nay có bước đột phá, đạt 510 tỷ USD (xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp với gần 10 tỷ USD). Kết quả này giúp Việt Nam là một trong 22 quốc gia có quy mô xuất khẩu lớn nhất thế giới; thuộc Top 30 các quốc gia xuất nhập khẩu tốt nhất thế giới. Việt Nam nằm trong Top đầu thế giới đang duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
Năm nay có khoảng 138.000 doanh nghiệp thành lập mới và 38.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đặc biệt, có tới gần 40.000 doanh nghiệp tăng vốn (khoảng 2 triệu tỷ đồng, nhiều hơn cả số vốn đăng ký mới). Trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Forbes Asia 2019 công bố có 7 doanh nghiệp của Việt Nam. Việt Nam xếp hạng 8 trong số các nước đáng đầu tư nhất, vượt 23 bậc so với năm ngoái; tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức kỷ lục: Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 40 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018 (vốn thực hiện ước đạt gần 18 tỷ USD, tăng 6,8%).
Theo đánh giá của WEF, Việt Nam đã dẫn đầu trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019. (tăng 10 bậc, vươn lên vị trí 67 trên 141 nền kinh tế được xếp hạng). Nhiều chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng vượt bậc (hạng 42 trên 129 quốc gia, nền kinh tế được xếp hạng; tăng 17 bậc so với năm 2016 và xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia).
Thu ngân sách ước đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng (bội thu ước đạt 114,5 nghìn tỷ đồng). Đây đang là giai đoạn thu ngân sách tốt nhất kể từ năm 2013. Cùng với đó, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công giảm xuống mức 55% GDP và ngày càng thấp xa hơn mức Quốc hội quy định. Thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao, đạt trên 70 tỷ USD…Đời sống Nhân dân được nâng lên khi với quy mô GDP ước đạt hơn 266 tỷ USD, bình quân GDP đầu người đạt gần 2.800 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. UNDP đánh giá Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. Cùng với đó, chỉ số HDI là 0,63, ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, xếp thứ 118/ 189 nước (ở gần mức trần của nhóm các nước có HDI mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào nhóm các nước có HDI mức cao).
Cùng với kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc cũng được củng cố, tăng cường (Quân đội ta đã có bước trưởng thành vượt bậc). Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng; uy tín và vị hế của Việt Nam ngày càng được nâng cao; tạo ra thế và lực ngày càng lớn mạnh.
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và tác động sâu rộng đến nước ta. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hành động quyết liệt hơn để bảo đảm cho kinh tế phát triển bền vững; quốc phòng, an ninh vững mạnh; thực lực phải tốt ; lòng dân phải yên; chính trị, xã hội phải ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất; tạo nền tảng vững chắc, tạo thành sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn./.
Sự thật
________________
Thực tế tình hình một lần nữa phủ định sự xuyên tạc trắng trợn đó: Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục có những thành tựu với những kỷ lục mới trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Đây là năm thứ hai liên tiếp chúng ta đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt mức 7,02% (cũng là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2011). Quan trọng hơn là kinh tế vĩ mô ổn định trong lúc giá cả một số mặt hàng tăng cao… Đặc biệt, chỉ 2 năm sau khi kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 400 tỷ USD, năm nay có bước đột phá, đạt 510 tỷ USD (xuất siêu năm thứ 4 liên tiếp với gần 10 tỷ USD). Kết quả này giúp Việt Nam là một trong 22 quốc gia có quy mô xuất khẩu lớn nhất thế giới; thuộc Top 30 các quốc gia xuất nhập khẩu tốt nhất thế giới. Việt Nam nằm trong Top đầu thế giới đang duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.
Năm nay có khoảng 138.000 doanh nghiệp thành lập mới và 38.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đặc biệt, có tới gần 40.000 doanh nghiệp tăng vốn (khoảng 2 triệu tỷ đồng, nhiều hơn cả số vốn đăng ký mới). Trong danh sách 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD tốt nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương do Forbes Asia 2019 công bố có 7 doanh nghiệp của Việt Nam. Việt Nam xếp hạng 8 trong số các nước đáng đầu tư nhất, vượt 23 bậc so với năm ngoái; tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức kỷ lục: Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 40 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018 (vốn thực hiện ước đạt gần 18 tỷ USD, tăng 6,8%).
Theo đánh giá của WEF, Việt Nam đã dẫn đầu trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019. (tăng 10 bậc, vươn lên vị trí 67 trên 141 nền kinh tế được xếp hạng). Nhiều chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng vượt bậc (hạng 42 trên 129 quốc gia, nền kinh tế được xếp hạng; tăng 17 bậc so với năm 2016 và xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore và Malaysia).
Thu ngân sách ước đạt trên 1,6 triệu tỷ đồng (bội thu ước đạt 114,5 nghìn tỷ đồng). Đây đang là giai đoạn thu ngân sách tốt nhất kể từ năm 2013. Cùng với đó, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ công giảm xuống mức 55% GDP và ngày càng thấp xa hơn mức Quốc hội quy định. Thị trường tiền tệ ổn định; cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao, đạt trên 70 tỷ USD…Đời sống Nhân dân được nâng lên khi với quy mô GDP ước đạt hơn 266 tỷ USD, bình quân GDP đầu người đạt gần 2.800 USD. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%. UNDP đánh giá Việt Nam đã tạo ra một câu chuyện huyền thoại trong công cuộc giảm nghèo. Cùng với đó, chỉ số HDI là 0,63, ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, xếp thứ 118/ 189 nước (ở gần mức trần của nhóm các nước có HDI mức trung bình và chỉ cần thêm 0,007 điểm để vào nhóm các nước có HDI mức cao).
Cùng với kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm. Hệ thống chính trị, khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc cũng được củng cố, tăng cường (Quân đội ta đã có bước trưởng thành vượt bậc). Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng; uy tín và vị hế của Việt Nam ngày càng được nâng cao; tạo ra thế và lực ngày càng lớn mạnh.
Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và tác động sâu rộng đến nước ta. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hành động quyết liệt hơn để bảo đảm cho kinh tế phát triển bền vững; quốc phòng, an ninh vững mạnh; thực lực phải tốt ; lòng dân phải yên; chính trị, xã hội phải ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất; tạo nền tảng vững chắc, tạo thành sức mạnh to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn./.
Sự thật
________________