Ngoại giao cây tre Việt Nam luôn vững vàng và mạnh mẽ
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 3 2024 10:33
- Lượt xem: 542
(TUAG)- Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”. Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Cây tre là hiện thân của dân tộc Việt Nam
Từ ngày xưa, hình ảnh cây tre luôn luôn gắn liền với đất nước Việt Nam. Cây tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cây tre xuất hiện trong thơ ca và trong từng câu chuyện cổ. Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết: “Tre xanh/ Xanh tự bao giờ?/ Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh/ Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?/ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu... ”. Cây tre tượng trưng cho người Việt Nam, từ người già đến trẻ thơ. Qua hình tượng cây tre, tác giả đã nói lên nhiều phẩm chất cao đẹp như: Đoàn kết, giàu tình yêu thương, ngay thẳng và chính trực.
Hình ảnh cây tre trong bài thơ chính là hiện thân của dân tộc Việt Nam, một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng luôn biết phát huy sức mạnh đoàn kết, linh hoạt, kiên cường. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam vô cùng khéo léo và mạnh mẽ trong thích ứng với thiên nhiên và đấu tranh với kẻ thù để tồn tại và không ngừng phát triển. Đó cũng chính là phẩm chất và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam!
Trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”
Đảng Cộng sản Việt Nam có sự vận dụng thú vị biểu tượng cây tre vào lãnh đạo công tác ngoại giao của nước ta. Biểu tượng cây tre “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” chính là triết lý, phương pháp luận và phương châm chỉ đạo của ngoại giao Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo “cây tre Việt Nam” thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc sắc của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”chính là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương, biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.
Những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã xuyên tạc mục đích tốt đẹp của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, đã viết tin, bài có nội dung xấu, độc, tung lên mạng xã hội nhằm công kích, bài xích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước ta; tiêu điểm là chống phá “trường phái ngoại giao cây tre của Đảng, Nhà nước Việt Nam”. Họ đang cổ súy cho những luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật về “ngoại giao cây tre của Đảng, Nhà nước ta”, mà thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta, cho rằng “ngoại giao cây tre của Đảng, Nhà nước Việt Nam” là “ba phải”, “không có chính kiến, thiếu lập trường nhất quán”, “đu dây”, “đi dây”, “bắt cá hai tay”, “ba phải”, “không phù hợp” với thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Với lập luận rằng, thế giới hiện nay đã hoàn toàn khác xưa, là thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ. Thế nhưng, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với “trường phái ngoại giao cây tre” vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ là “bảo thủ”, “trì trệ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy” của lịch sử.
Chúng lợi dụng các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ, Pháp, Nhật, Singapore và Trung Quốc…, một số người bất mãn đã cố tình xuyên tạc: Việt Nam “đang ngấm ngầm “theo chân” nước này chống nước kia”, Việt Nam đã “nghiêng về bên này để chống bên kia”, đã “từ bỏ” chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của mình; có người còn võ đoán rằng, chính Việt Nam là người “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, “gây ra sự nghị kỵ, rối ren trong quan hệ giữa các nước lớn”.
Với “trăm phương, ngàn kế” nhằm mục tiêu chống phá, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, vô hiệu hóa đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Những luận điệu trên ít nhiều đã khiến cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, gây khó khăn cho hoạt động đối ngoại, cũng như xử lý các mối quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Tiếp tục phát huy trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam"
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; trong các loại vũ khí ông cha ta sử dụng để chống giặc, có cây tre, gậy tre, chông tre…, những loại vũ khí đều từ từ cây tre mà ra nên nó luôn gần gũi với cuộc sống của người dân, mang đậm cốt cách văn hóa, tinh thần và nhân cách con người Việt Nam.
Trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam là gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam” và ngày càng được quốc tế thừa nhận rộng rãi. Chúng ta đã làm đúng lời dạy của Bác Hồ “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “thêm bạn bớt thù”, “sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai”… Bởi, sự nghiệp này là chữ “Đồng”, chữ “Tâm” gắn kết với nhau, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.
Bản sắc và thế mạnh của cây tre Việt Nam là “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận biện chứng để Đảng ta nhìn nhận, tìm thấy giá trị của cây tre Việt Nam và vận dụng ý nghĩa, tác dụng của nó vào hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta với tâm thế chủ động, tích cực giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mong muốn con cháu ngàn đời được sống trong hòa bình, độc lập, tự do; không phải đổ máu, hy sinh vì chiến tranh, xung đột… Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc trong mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế hiện nay của Đảng, Nhà nước ta. Đó cũng là cơ sở vững chắc, thuyết phục để bác bỏ mọi quan điểm sai trái, thù địch, khi họ cố tình xuyên tạc “đường lối ngoại giao cây tre” của Đảng, Nhà nước ta. Đó cũng là giải pháp hữu hiệu để tăng cường đấu tranh phản bác mọi mưu đồ chống phá “đường lối ngoại giao cây tre” của Đảng; tiếp tục đề cao quan điểm, mục tiêu đối ngoại là “bảo đảm trên hết, trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc” trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Trong đó, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc phải là vấn đề tối thượng, cao nhất không bao giờ thay đổi.
Với đường lối, chính sách ngoại giao đúng đắn, Việt Nam luôn bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 192 trong tổng số 200 quốc gia trên thế giới; trong đó 4 nước có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng. Đó chính là thành công của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”!
Vì vậy, chúng ta phải kiên định nền đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân văn nhưng quật cường của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”! Điều đó còn có nghĩa là kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược; làm cho triết lý “ngoại giao cây tre Việt Nam” mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững; nắng mưa, bão tố không thể lay chuyển, nắng hạn, khô cằn vẫn vững vàng, tươi tốt, sinh sôi và phát triển./.
Cây tre là hiện thân của dân tộc Việt Nam
Từ ngày xưa, hình ảnh cây tre luôn luôn gắn liền với đất nước Việt Nam. Cây tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cây tre xuất hiện trong thơ ca và trong từng câu chuyện cổ. Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết: “Tre xanh/ Xanh tự bao giờ?/ Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh/ Thân gầy guộc, lá mong manh/ Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?/ Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu... ”. Cây tre tượng trưng cho người Việt Nam, từ người già đến trẻ thơ. Qua hình tượng cây tre, tác giả đã nói lên nhiều phẩm chất cao đẹp như: Đoàn kết, giàu tình yêu thương, ngay thẳng và chính trực.
Hình ảnh cây tre trong bài thơ chính là hiện thân của dân tộc Việt Nam, một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng luôn biết phát huy sức mạnh đoàn kết, linh hoạt, kiên cường. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam vô cùng khéo léo và mạnh mẽ trong thích ứng với thiên nhiên và đấu tranh với kẻ thù để tồn tại và không ngừng phát triển. Đó cũng chính là phẩm chất và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam!
Trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”
Đảng Cộng sản Việt Nam có sự vận dụng thú vị biểu tượng cây tre vào lãnh đạo công tác ngoại giao của nước ta. Biểu tượng cây tre “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” chính là triết lý, phương pháp luận và phương châm chỉ đạo của ngoại giao Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo “cây tre Việt Nam” thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc sắc của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”chính là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương, biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.
Những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã xuyên tạc mục đích tốt đẹp của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, đã viết tin, bài có nội dung xấu, độc, tung lên mạng xã hội nhằm công kích, bài xích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước ta; tiêu điểm là chống phá “trường phái ngoại giao cây tre của Đảng, Nhà nước Việt Nam”. Họ đang cổ súy cho những luận điệu sai trái, xuyên tạc sự thật về “ngoại giao cây tre của Đảng, Nhà nước ta”, mà thực chất là chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta, cho rằng “ngoại giao cây tre của Đảng, Nhà nước Việt Nam” là “ba phải”, “không có chính kiến, thiếu lập trường nhất quán”, “đu dây”, “đi dây”, “bắt cá hai tay”, “ba phải”, “không phù hợp” với thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Với lập luận rằng, thế giới hiện nay đã hoàn toàn khác xưa, là thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; các quốc gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ. Thế nhưng, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam với “trường phái ngoại giao cây tre” vẫn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ là “bảo thủ”, “trì trệ”, “tự mình cô lập mình”, là “tự tách ra khỏi dòng chảy” của lịch sử.
Chúng lợi dụng các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian gần đây, nhất là khi Việt Nam đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ, Pháp, Nhật, Singapore và Trung Quốc…, một số người bất mãn đã cố tình xuyên tạc: Việt Nam “đang ngấm ngầm “theo chân” nước này chống nước kia”, Việt Nam đã “nghiêng về bên này để chống bên kia”, đã “từ bỏ” chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của mình; có người còn võ đoán rằng, chính Việt Nam là người “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, “gây ra sự nghị kỵ, rối ren trong quan hệ giữa các nước lớn”.
Với “trăm phương, ngàn kế” nhằm mục tiêu chống phá, làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa, vô hiệu hóa đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng, Nhà nước Việt Nam, hạ thấp uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Những luận điệu trên ít nhiều đã khiến cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, gây khó khăn cho hoạt động đối ngoại, cũng như xử lý các mối quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước hiện nay.
Tiếp tục phát huy trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam"
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước; trong các loại vũ khí ông cha ta sử dụng để chống giặc, có cây tre, gậy tre, chông tre…, những loại vũ khí đều từ từ cây tre mà ra nên nó luôn gần gũi với cuộc sống của người dân, mang đậm cốt cách văn hóa, tinh thần và nhân cách con người Việt Nam.
Trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam là gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam” và ngày càng được quốc tế thừa nhận rộng rãi. Chúng ta đã làm đúng lời dạy của Bác Hồ “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “thêm bạn bớt thù”, “sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai”… Bởi, sự nghiệp này là chữ “Đồng”, chữ “Tâm” gắn kết với nhau, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”.
Bản sắc và thế mạnh của cây tre Việt Nam là “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận biện chứng để Đảng ta nhìn nhận, tìm thấy giá trị của cây tre Việt Nam và vận dụng ý nghĩa, tác dụng của nó vào hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta với tâm thế chủ động, tích cực giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mong muốn con cháu ngàn đời được sống trong hòa bình, độc lập, tự do; không phải đổ máu, hy sinh vì chiến tranh, xung đột… Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc trong mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế hiện nay của Đảng, Nhà nước ta. Đó cũng là cơ sở vững chắc, thuyết phục để bác bỏ mọi quan điểm sai trái, thù địch, khi họ cố tình xuyên tạc “đường lối ngoại giao cây tre” của Đảng, Nhà nước ta. Đó cũng là giải pháp hữu hiệu để tăng cường đấu tranh phản bác mọi mưu đồ chống phá “đường lối ngoại giao cây tre” của Đảng; tiếp tục đề cao quan điểm, mục tiêu đối ngoại là “bảo đảm trên hết, trước hết lợi ích quốc gia - dân tộc” trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Trong đó, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc phải là vấn đề tối thượng, cao nhất không bao giờ thay đổi.
Với đường lối, chính sách ngoại giao đúng đắn, Việt Nam luôn bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 192 trong tổng số 200 quốc gia trên thế giới; trong đó 4 nước có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng. Đó chính là thành công của trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”!
Vì vậy, chúng ta phải kiên định nền đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và truyền thống ngoại giao hòa hiếu, nhân văn nhưng quật cường của dân tộc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc - trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”! Điều đó còn có nghĩa là kiên định trong nguyên tắc và linh hoạt trong sách lược; làm cho triết lý “ngoại giao cây tre Việt Nam” mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững; nắng mưa, bão tố không thể lay chuyển, nắng hạn, khô cằn vẫn vững vàng, tươi tốt, sinh sôi và phát triển./.
Hòa Bình