An Giang: Quyết tâm mở rộng vùng sản xuất rau, màu an toàn ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy
- Được đăng: Thứ ba, 04 Tháng 10 2016 09:18
- Lượt xem: 3628
(TGAG)- Như đã thông tin, sau chuyến khảo sát thực tế tình hình triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Tân Châu và Châu Đốc, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh đã khẳng định cần nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao và đặc biệt là sản xuất rau màu.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao các sở, ban, ngành liên quan nhanh chóng tháo gở những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện mô hình sản xuất rau màu an toàn, cũng như tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, bởi khi và chỉ khi người nông dân có thể sống được với vườn rau của mình thì mô hình sản xuất rau an toàn mới có thể phát triển và sản xuất nhân rộng. Và có đủ như vậy, người tiêu vùng mới có đủ rau sạch cho bữa ăn hàng ngày của mình; Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho các ngành chức năng, các địa phương nhanh chóng nghiên cứu, đề xuất quy hoạch vùng rau màu an toàn để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến các sản phẩm rau màu an toàn.
Được thành lập năm 1995, khởi đầu Cơ sở ươm cây giống rau Út Nay đã thực hiện quy trình sản xuất, kinh doanh ươm giống theo kiểu truyền thống. Năm 2015, cơ sở nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình ứng dụng, đổi mới công nghệ theo Quyết định 538 của tỉnh, đầu tư xây dựng nhà lưới lên hệ thống nhà màng, diện tích xây dựng 4.000 m2, với số tiền hỗ trợ 340 triệu đồng (tương đương 30% tổng kinh phí, cơ sở đối ưng 70%). Đến năm 2016, cơ sở Út Nay tiếp tục mở rộng diện tích nhà màng lên 10.000 m2, đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như: máy gieo hạt, máy trộn giá thể, hệ thống tưới phun sương,… với số công nhân lao động tại cơ sở mỗi ngày trên 30 người và hàng năm cơ sở cung cấp ra thị trường trên 5 triệu cây giống.
Chị Lưu Hồng Nhiên, Chủ cơ sở ươm cây giống rau Út Nay (xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu) cho biết: “Trong quá trình sản xuất cây giống của cơ sở luôn được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhờ vậy mà cơ sở được sự hỗ trợ vốn của các cơ quan, ban, ngành tỉnh. Trong thời gian sắp tới cơ sở Út Nay sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình sản xuất. Cũng mong sắp tới, tỉnh sẽ có chương trình học hỏi giao lưu ở địa phương hoặc là ở ngoài tỉnh, xa hơn có thể học hỏi từ các nước bạn”.
Còn đối với cơ sở sản xuất rau an toàn và sản xuất trong nhà vòm của nông dân Hồ Tấn Phong, với diện tích 4.000 m2, chuyên ương, ghép giống cây con để cung cấp cho các thành viên trong tổ sản xuất rau an toàn trên địa bàn. Gồm dưa lê, dưa lưới, cà chua ghép gốc, cà chua đen và rau, củ, quả các loại. Riêng, nhà vòm đã được đầu tư xây dựng bằng vật liệu có chất lượng bền vững, tổng kinh phí trên 450 triệu đồng.
Ông Hồ Tấn Phong - Chủ cơ sở sản xuất rau an toàn Tuấn Phong - phường Châu Phú “B”, TP Châu Đốc cho biết: “Tổ sản xuất rau an toàn Tuấn Phong đã thành lập được 3 năm; về mặt thuận lợi, thời gian qua nhờ cơ quan, ban ngành của thành phố Châu Đốc thường xuyên đến hướng dẫn cho cơ sở thực hiện quy trình sản xuất; hiện tại cơ Tổ sản xuất ra an toàn của cơ sở Tuấn Phong đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Về khó khăn, sản xuất trong nhà vòm khi sản phẩm làm ra thì mẫu mã rất đẹp, rất tốt, nhưng chi phí đầu tư rất cao, nếu mà được sự hỗ trợ của cơ quan các cấp của tỉnh, thành phố hỗ trợ sẽ giúp cơ sở mở rộng hơn nữa, cung ứng rau, màu an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh”.
Đến nay thị xã Tân Châu đã triển khai thực hiện quy hoạch được 7 gói sản phẩm, bao gồm: Nhóm sản phẩm lúa gạo, Nhóm sản phẩm rau màu, Nhóm sản phẩm chăn nuôi, Nhóm sản phẩm thủy sản, Nhóm sản phẩm cây ăn trái, Nhóm sản phẩm nấm ăn và Nhóm sản phẩm hoa, cây kiểng. Với nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng lúa Nhật, mô hình cánh đồng lớn, mô hình nhà màng, nhà lưới giá rẻ, trồng nấm rơm trong nhà, mô hình nuôi lươn trong bễ không bùn,… về mô hình nhà màng.
Thành phố Châu đốc đang triển khai thực hiện được 5 mô hình như: mô hình nhà vòm (sản xuất dưa lê, dưa lưới, giống cà chua gốc ghép); mô hình nhà sơ chế rau an toàn; mô hình nhà lưới giá rẻ; mô hình sản xuất rau màu an toàn và mô hình Cúc Phalê trong chậu. Với tổng diện tích 14,85 hécta, sản xuất khoảng 24 loại rau, củ, quả. Riêng năm 2016 này, 2 Tổ sản xuất rau an toàn của thành phố Châu Đốc đã cung cấp rau, củ ra thị trường trên 600 tấn (trong đó, rau, củ qua sơ chế khoảng 40 tấn/năm).
Tại cuộc trao đổi với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nông dân và UBND thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc vừa qua. Chủ tịch UBND tỉnh - Vương Bình Thạnh đã ghi nhận tinh thần dám nghĩ, dám làm của các hộ dân và doanh nghiệp trong thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về ứng dụng công nghệ cao, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp như An Giang hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan nhanh chóng xử lý nhanh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cũng như tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp và cần xác định được thế mạnh của từng địa phương là cây gì, con gì.
Để Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy tiếp tục đi vào thực tiễn, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo, triển khai hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, nguồn vốn, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ dân trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, nhất là nhân rộng mô hình sản xuất rau màu an toàn có giá trị kinh tế cao.
Tin rằng, với sự chỉ đạo sâu sát qua chuyến khảo sát thực tế của đồng chí Chủ tịch của UBND tỉnh, cùng các giải pháp thiết thực của địa phương, cũng như sự hưởng tích cực của doanh nghiệp và bà con nông dân. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy, sẽ là đòn bẩy để đưa nền nông nghiệp của tỉnh An Giang phát triển theo hướng bền vững, quy mô hơn và chất lượng hơn, giúp nông dân làm giàu và tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ du khách và người tiêu dùng, hướng đến một nền phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bài, ảnh: Văn Phô
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao các sở, ban, ngành liên quan nhanh chóng tháo gở những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện mô hình sản xuất rau màu an toàn, cũng như tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, bởi khi và chỉ khi người nông dân có thể sống được với vườn rau của mình thì mô hình sản xuất rau an toàn mới có thể phát triển và sản xuất nhân rộng. Và có đủ như vậy, người tiêu vùng mới có đủ rau sạch cho bữa ăn hàng ngày của mình; Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho các ngành chức năng, các địa phương nhanh chóng nghiên cứu, đề xuất quy hoạch vùng rau màu an toàn để đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến các sản phẩm rau màu an toàn.
Được thành lập năm 1995, khởi đầu Cơ sở ươm cây giống rau Út Nay đã thực hiện quy trình sản xuất, kinh doanh ươm giống theo kiểu truyền thống. Năm 2015, cơ sở nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình ứng dụng, đổi mới công nghệ theo Quyết định 538 của tỉnh, đầu tư xây dựng nhà lưới lên hệ thống nhà màng, diện tích xây dựng 4.000 m2, với số tiền hỗ trợ 340 triệu đồng (tương đương 30% tổng kinh phí, cơ sở đối ưng 70%). Đến năm 2016, cơ sở Út Nay tiếp tục mở rộng diện tích nhà màng lên 10.000 m2, đầu tư nhiều thiết bị hiện đại như: máy gieo hạt, máy trộn giá thể, hệ thống tưới phun sương,… với số công nhân lao động tại cơ sở mỗi ngày trên 30 người và hàng năm cơ sở cung cấp ra thị trường trên 5 triệu cây giống.
Chị Lưu Hồng Nhiên, Chủ cơ sở ươm cây giống rau Út Nay (xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu) cho biết: “Trong quá trình sản xuất cây giống của cơ sở luôn được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhờ vậy mà cơ sở được sự hỗ trợ vốn của các cơ quan, ban, ngành tỉnh. Trong thời gian sắp tới cơ sở Út Nay sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình sản xuất. Cũng mong sắp tới, tỉnh sẽ có chương trình học hỏi giao lưu ở địa phương hoặc là ở ngoài tỉnh, xa hơn có thể học hỏi từ các nước bạn”.
Còn đối với cơ sở sản xuất rau an toàn và sản xuất trong nhà vòm của nông dân Hồ Tấn Phong, với diện tích 4.000 m2, chuyên ương, ghép giống cây con để cung cấp cho các thành viên trong tổ sản xuất rau an toàn trên địa bàn. Gồm dưa lê, dưa lưới, cà chua ghép gốc, cà chua đen và rau, củ, quả các loại. Riêng, nhà vòm đã được đầu tư xây dựng bằng vật liệu có chất lượng bền vững, tổng kinh phí trên 450 triệu đồng.
Ông Hồ Tấn Phong - Chủ cơ sở sản xuất rau an toàn Tuấn Phong - phường Châu Phú “B”, TP Châu Đốc cho biết: “Tổ sản xuất rau an toàn Tuấn Phong đã thành lập được 3 năm; về mặt thuận lợi, thời gian qua nhờ cơ quan, ban ngành của thành phố Châu Đốc thường xuyên đến hướng dẫn cho cơ sở thực hiện quy trình sản xuất; hiện tại cơ Tổ sản xuất ra an toàn của cơ sở Tuấn Phong đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Về khó khăn, sản xuất trong nhà vòm khi sản phẩm làm ra thì mẫu mã rất đẹp, rất tốt, nhưng chi phí đầu tư rất cao, nếu mà được sự hỗ trợ của cơ quan các cấp của tỉnh, thành phố hỗ trợ sẽ giúp cơ sở mở rộng hơn nữa, cung ứng rau, màu an toàn cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh”.
Đến nay thị xã Tân Châu đã triển khai thực hiện quy hoạch được 7 gói sản phẩm, bao gồm: Nhóm sản phẩm lúa gạo, Nhóm sản phẩm rau màu, Nhóm sản phẩm chăn nuôi, Nhóm sản phẩm thủy sản, Nhóm sản phẩm cây ăn trái, Nhóm sản phẩm nấm ăn và Nhóm sản phẩm hoa, cây kiểng. Với nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: mô hình trồng lúa Nhật, mô hình cánh đồng lớn, mô hình nhà màng, nhà lưới giá rẻ, trồng nấm rơm trong nhà, mô hình nuôi lươn trong bễ không bùn,… về mô hình nhà màng.
Thành phố Châu đốc đang triển khai thực hiện được 5 mô hình như: mô hình nhà vòm (sản xuất dưa lê, dưa lưới, giống cà chua gốc ghép); mô hình nhà sơ chế rau an toàn; mô hình nhà lưới giá rẻ; mô hình sản xuất rau màu an toàn và mô hình Cúc Phalê trong chậu. Với tổng diện tích 14,85 hécta, sản xuất khoảng 24 loại rau, củ, quả. Riêng năm 2016 này, 2 Tổ sản xuất rau an toàn của thành phố Châu Đốc đã cung cấp rau, củ ra thị trường trên 600 tấn (trong đó, rau, củ qua sơ chế khoảng 40 tấn/năm).
Tại cuộc trao đổi với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nông dân và UBND thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc vừa qua. Chủ tịch UBND tỉnh - Vương Bình Thạnh đã ghi nhận tinh thần dám nghĩ, dám làm của các hộ dân và doanh nghiệp trong thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về ứng dụng công nghệ cao, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với một tỉnh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp như An Giang hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan nhanh chóng xử lý nhanh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, cũng như tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp và cần xác định được thế mạnh của từng địa phương là cây gì, con gì.
Để Nghị quyết 09-NQ/TU của Tỉnh ủy tiếp tục đi vào thực tiễn, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc và thành phố Long Xuyên cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo, triển khai hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, nguồn vốn, tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ dân trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, nhất là nhân rộng mô hình sản xuất rau màu an toàn có giá trị kinh tế cao.
Tin rằng, với sự chỉ đạo sâu sát qua chuyến khảo sát thực tế của đồng chí Chủ tịch của UBND tỉnh, cùng các giải pháp thiết thực của địa phương, cũng như sự hưởng tích cực của doanh nghiệp và bà con nông dân. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy, sẽ là đòn bẩy để đưa nền nông nghiệp của tỉnh An Giang phát triển theo hướng bền vững, quy mô hơn và chất lượng hơn, giúp nông dân làm giàu và tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ du khách và người tiêu dùng, hướng đến một nền phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bài, ảnh: Văn Phô