Hội nghị tập huấn truyền thông về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới
- Được đăng: Thứ tư, 27 Tháng 11 2024 14:42
- Lượt xem: 24
(TUAG)- Từ ngày 25/11 đến ngày 5/12/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới năm 2024 tại 8 huyện, thị xã: Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Chợ Mới, Phú Tân, An Phú và Đảng uỷ khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh.
Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hà, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hiền, Chi cục Trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo huyện, thị ủy, lãnh đạo phòng, ban huyện, tuyên truyền viên cấp xã, phường, thị trấn, các chi hội, chức sắc, chức việc của tôn giáo, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đại diện hộ sản xuất kinh doanh giỏi… với hơn 1.800 đại biểu tham dự.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo viên Nguyễn Mạnh Hà, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo chuyên đề “Chương trình hành động số 23-CTr/TU, ngày 05/5/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Chi cục Trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo chuyên đề “Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang”.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong giai đoạn mới. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, nông dân là chủ thể và là trung tâm của quá trình phát triển nông thôn; gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn. Nông dân phát triển toàn diện, văn minh, yêu nước, đoàn kết, tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, có trình độ, học vấn và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường. Hướng đến tầm nhìn năm 2045, Nông dân An Giang văn minh, chuyên nghiệp, giai cấp nông dân vững mạnh toàn diện, hầu hết nông dân làm chủ được công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, làm chủ nông thôn, có thu nhập trung bình cao trở lên. Nông nghiệp sinh thái, bền vững và mang bản sắc văn hóa sông nước của vùng đất đầu nguồn sông Mê Kông. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối thông suốt với khu vực trong nước và quốc tế, có ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại hàng đầu trong khu vực và cả nước. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.
Thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang phấn đấu có 20.609 hecta diện tích sản xuất đạt các tiêu chỉ của quy trình sản xuất một triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trường xanh; lượng giống gieo từ 80-100kg/ha; thu gom rơm rạ ra khỏi đồng ruộng hoặc xử lý bằng chế phẩm vi sinh phân huỷ rơm rạ; giảm phân bón hóa học và thuốc BVTV theo quy trình một triệu hecta; áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong sản xuất và quản lý dịch hại theo IPM; thực hiện liên kết sản xuất với tổ chức thu mua thông qua hợp đồng trách nhiệm. Theo đó, xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng đồng bộ quy trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, trình diễn vận hành mô hình và Hội thảo đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân, tổ chức lớp tập huấn quy trình sản xuất 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, Hội thảo tổng kết, đánh giá nhân rộng mô hình, tổ chức các lớp nâng cao năng lực hợp tác xã tham gia kế hoạch, hoạt động thông tin tuyên truyền, ứng dụng công nghệ số và giải pháp thị trường.
Việc tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm để cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là cán bộ nông nghiệp và tuyên truyền viên ở cơ sở nắm vững những quan điểm, mục tiêu, nội dung cốt lõi, các định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu chủ yếu, để từ đó cụ thể hoá tổ chức triển khai, tuyên truyền, quán triệt kịp thời sáng tạo hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị./.
Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hà, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Hiền, Chi cục Trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo huyện, thị ủy, lãnh đạo phòng, ban huyện, tuyên truyền viên cấp xã, phường, thị trấn, các chi hội, chức sắc, chức việc của tôn giáo, người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đại diện hộ sản xuất kinh doanh giỏi… với hơn 1.800 đại biểu tham dự.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo viên Nguyễn Mạnh Hà, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy báo cáo chuyên đề “Chương trình hành động số 23-CTr/TU, ngày 05/5/2023 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Chi cục Trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo chuyên đề “Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang”.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong giai đoạn mới. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ nền kinh tế, nông dân là chủ thể và là trung tâm của quá trình phát triển nông thôn; gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn. Nông dân phát triển toàn diện, văn minh, yêu nước, đoàn kết, tự chủ, tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, có trình độ, học vấn và năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường. Hướng đến tầm nhìn năm 2045, Nông dân An Giang văn minh, chuyên nghiệp, giai cấp nông dân vững mạnh toàn diện, hầu hết nông dân làm chủ được công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, làm chủ nông thôn, có thu nhập trung bình cao trở lên. Nông nghiệp sinh thái, bền vững và mang bản sắc văn hóa sông nước của vùng đất đầu nguồn sông Mê Kông. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối thông suốt với khu vực trong nước và quốc tế, có ngành công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại hàng đầu trong khu vực và cả nước. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.
Thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại An Giang phấn đấu có 20.609 hecta diện tích sản xuất đạt các tiêu chỉ của quy trình sản xuất một triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trường xanh; lượng giống gieo từ 80-100kg/ha; thu gom rơm rạ ra khỏi đồng ruộng hoặc xử lý bằng chế phẩm vi sinh phân huỷ rơm rạ; giảm phân bón hóa học và thuốc BVTV theo quy trình một triệu hecta; áp dụng kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ trong sản xuất và quản lý dịch hại theo IPM; thực hiện liên kết sản xuất với tổ chức thu mua thông qua hợp đồng trách nhiệm. Theo đó, xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng đồng bộ quy trình 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, trình diễn vận hành mô hình và Hội thảo đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân, tổ chức lớp tập huấn quy trình sản xuất 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, Hội thảo tổng kết, đánh giá nhân rộng mô hình, tổ chức các lớp nâng cao năng lực hợp tác xã tham gia kế hoạch, hoạt động thông tin tuyên truyền, ứng dụng công nghệ số và giải pháp thị trường.
Việc tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm để cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là cán bộ nông nghiệp và tuyên truyền viên ở cơ sở nắm vững những quan điểm, mục tiêu, nội dung cốt lõi, các định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, chỉ tiêu chủ yếu, để từ đó cụ thể hoá tổ chức triển khai, tuyên truyền, quán triệt kịp thời sáng tạo hiệu quả phù hợp với tình hình địa phương, đơn vị./.
Trúc Linh