Truy cập hiện tại

Đang có 255 khách và không thành viên đang online

Một số nội dung cần lưu ý khi xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ

(TGAG)- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử đảng bộ có vai trò quan trọng, là cơ sở để các cơ quan chức năng quyết định phê duyệt, cấp kinh phí thực hiện công trình. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử đảng bộ cần thể nội dung chủ yếu sau: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu, biên soạn chủ yếu, thời gian và dự toán ngân sách, trách nhiệm của các cơ quan. Từng nội dung phải thể hiện rõ ràng, khoa học, đúng quy định.

Kế hoạch cần phải thể hiện rõ ý nghĩa và đóng góp của công trình lịch sử Đảng bộ đối với địa phương, đơn vị. Trong kế hoạch, tùy vào mục đích yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của địa phương để xác định tên của công trình, thời gian từ mốc bắt đầu đến mốc kết thúc của một giai đoạn lịch sử dự kiến thực hiện. Cần chú ý phân kỳ lịch sử, chọn mốc thời gian hợp lý. Ví dụ: Lịch sử Đảng bộ huyện A 1954 – 2015; lịch sử phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã B 1930 – 2015; biên niên lịch sử Đảng bộ xã C 1930 – 2015... Nếu là lịch sử đảng bộ thì nên lấy mốc thời gian bắt đầu là năm thành lập chi, đảng bộ đầu tiên.

Yêu cầu không thể thiếu là phải xác định phạm vi không gian: Theo địa giới hành chính và địa bàn hoạt động của chi, đảng bộ trong mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử. Tránh trường hợp một địa phương được thành lập từ một phần địa giới của các địa phương khác nhưng khi biên soạn thì lấy toàn bộ sự kiện, diễn biến xảy ra của địa phương khác vào công trình lịch sử đảng bộ đang thực hiện.

Trong kế hoạch cần xác định rõ đối tượng nghiên cứu, giúp định hướng việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch sử đảng bộ địa phương đạt được mục tiêu đề ra và tránh việc trình bày dàn trải hoặc lệch trọng tâm.

Cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu của địa phương; khối lượng công việc thực hiện công trình để xác định tiến độ, lộ trình cho phù hợp. Lập bảng chi tiết về thời gian; nội dung công việc cần thực hiện; lực lượng tham gia; địa điểm tiến hành; cá nhân, tổ chức phụ trách, thực hiện; kết quả đạt được; sản phẩm của đề tài…

Về lực lượng sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan để phân công cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, chuyên gia, nhà nghiên cứu để quyết định thành lập ban chỉ đạo, ban biên soạn, ban sưu tầm tài liệu. Trong từng quyết định, cần ghi rõ họ và tên, chức vụ, chuyên môn, chức danh khoa học, đơn vị công tác, vị trí tham gia các khâu công việc của công trình.

Dự toán kinh phí là một khâu quan trọng trong kế hoạch. Bản dự toán kinh phí phải được xây dựng một cách cụ thể các nội dung chi sao cho phù hợp với nguồn kinh phí được cấp và đúng nguyên tắc chi tiêu tài chính của Đảng, Nhà nước và quy định của Bộ Tài chính. Trên cơ sở nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp và tài trợ do địa phương huy động được, tiến hành xây dựng dự trù kinh phí tổng thể, hằng năm, hằng quý; kinh phí nghiên cứu, biên soạn; kinh phí in ấn xuất bản, kinh phí tuyên truyền… hợp lý, cân đối, đảm bảo để ban sưu tầm tài liệu, ban biên soạn, ban biên tập và các lực lượng phối hợp đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ đặt ra./.

KIM TUYẾN
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40706183