Vùng đất linh thiêng và hào hùng
- Được đăng: Thứ hai, 24 Tháng 7 2017 15:03
- Lượt xem: 7401
(TGAG)- Là căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quê hương Thới Sơn đã đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước và cũng là lá chắn thép vững vàng trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Và hôm nay, vùng đất linh thiêng và hào hùng này, đang từng bước đổi thay và phát triển, xứng đáng là xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân được Nhà nước phong tặng đầu tiên ở tỉnh An Giang.
Vùng đất linh thiêng và hào hùng
Thới Sơn là vùng đất linh thiêng, gắn liền với nhiều giai thoại trong những ngày đầu của công cuộc khai hoang mở cõi ở phía Tây Nam biên thùy Tổ quốc. Năm 1757, nhà Nguyễn xác lập chủ quyền trên vùng đất Tầm Phong Long (An Giang), lập ra ba đạo biên thùy, thì Thới Sơn nằm trong vùng Châu Đốc đạo. Từ năm 1824, sau khi đào kênh Vĩnh Tế thì việc khai hoang lập ấp ở vùng biên giới được chú ý. Và cũng theo các nguồn tài liệu lưu truyền, thì Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, trên bước đường vân du hốt thuốc chữa bệnh cứu đời và răn dạy mọi người làm lành lánh dữ đã có công khai phá ra vùng đất này. Sau khi đến núi Sam (Châu Đốc), Ngài bắt đầu tìm những nơi hẻo lánh, cách núi Sam hơn mười mấy ngàn thước, sâu vào miệt Bảy Núi, khai phá lập nên hai làng là Hưng Thới và Xuân Sơn, sau này gọi là Thới Sơn. Khai hoang lập ấp xong, Ngài chiêu mộ đệ tử và lập ra Trại ruộng, để dạy nhân dân trong vùng cách làm ăn, tuyên truyền giáo lý, ăn ở hiền lành, tu hành và niệm Phật, dần dần hình thành nên tôn giáo bản địa đầu tiên ở vùng đất Tây Nam, đó là Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong số các đại tử của Ngài, có những người đã tạo được tiếng vang cả một vùng về tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, có thể kể, đó là Đức Bổn sư Ngô Lợi – người sáng lập ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, nhằm chiêu mộ nhân dân để khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở vùng đất Lương Phi - Ba Chúc (huyện Tri Tôn ngày nay), Đức Quản cơ Trần Văn Thành - lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa - Láng Linh (1867-1873) chống thực dân Pháp xâm lược… và hai đệ tử là ông Tăng Chủ, ông Đình Tây thì ở lại vùng đất này tiếp tục mở mang làng xóm, dân cư ngày càng đông đúc.
Hiện nay ở Thới Sơn vẫn còn nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với thời kỳ khai hoang lập ấp, đó là Chùa Phật, Chùa Phước Điền (hay còn gọi là Trại ruộng), Đình Thới Sơn đều do Đức Phật Thầy và các đệ tử xây dựng từ những ngày đầu tiên đó. Lúc đầu, những nơi này được cất bằng tranh tre, mái lá là nơi để thờ tự, sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng. Đến những năm 1955 – 1956, thì các đệ tử cùng với dân làng Thới Sơn, tín đồ gần xa đã góp công trùng tu, tôn tạo lại. Và cũng chính nơi đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã trở thành một trong những căn cứ địa cách mạng, nơi tập hợp quần chúng xuống đường đấu tranh chính trị và đây cũng là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, cất giấu vũ khí.
Theo chú Huỳnh Tấn Thành, nguyên là Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, người con của quê hương Thới Sơn anh hùng, năm nay đã 86 tuổi, từng tham gia ba cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và biên giới Tây Nam, chậm rãi kể: “Đây là một vùng đất linh thiêng và hào hùng. Linh thiêng bởi gắn liền với tên tuổi của Ngài Đoàn Minh Huyên, người có công khai hoang lập ấp, dạy nhân dân trong vùng trồng trọt, ăn ở hiền lành, nhiều đệ tử của Ngài luôn nêu cao tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm mà tiêu biểu là Đức Quản cơ Trần Văn Thành. Trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây có ba căn cứ cách mạng, Sơn Tây, Thới Thuận và Sơn Đông, có những trận ta đánh tới Châu Đốc, cũng phải quay lại Sơn Tây trú ẩn. Nhiều lần địch muốn đưa ta ra khỏi Thới Sơn để tiêu diệt nhưng đều thất bại. Cao điểm là năm 1969, bọn đế quốc Mỹ và tay sai, phá tan hoang vùng đất này, dồn dân lập ấp chiến lược, theo kiểu “rút nước bắt cá”, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, với chiêu bài nào của bọn địch thì nhân dân cũng một lòng với cách mạng và luôn che chở cho cán bộ cách mạng, phá tan mọi âm mưu của kẻ thù. Có thể kể, những ông Từ ở Đình Thới Sơn, ở Chùa Phật, chùa Phước Điền như ông Từ Mười, ông Từ Sáu và nhiều ông nữa đều là cơ sở cách mạng của ta…” .
Có lẽ vì thế, nên các cơ sở thờ tự hiện nay đều được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Tỉnh hết hả chú? Như không nghe thấy câu hỏi của tôi, chú Ba Thành, thong thả kể tiếp: “Chiến tranh biên giới Tây Nam, quân chủ lực của Quân khu 9 từng đóng quân nơi đây trước khi phản công giải phóng các xã biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Ở đây ta có lòng dân, đó là thế trận quan trọng nhất và cũng là căn cứ vững chắc nhất. Vùng đất và con người nơi đây đã hy sinh cho cách mạng nhiều lắm cháu ơi…”.
Nghe những câu chuyện chú Ba Thành kể, lòng tôi cảm thấy rưng rưng và thầm biết ơn những vùng đất anh hùng mà mình đã từng đặt chân đến. Dưới cái nắng hè chói chang, sắc cờ đỏ bay phần phật trong gió, tôi ngẩng đầu nhìn bia Tổ quốc ghi công, 222 liệt sĩ đều là người con Thới Sơn, 30 bà mẹ được Chủ tịch nước trao tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng, là địa phương có nhiều Mẹ Việt Nam anh hùng nhất của tỉnh, hơn 70% là gia đình chính sách có công với cách mạng. Ôi có xứ sở nào như xứ sở này không. Có nơi nào lạ lùng như nơi này không!
Cỏ lẽ, ít có vùng đất nào trên tuyến biên giới Tây Nam này lại trải qua những khúc quanh lịch sử bi hùng như Thới Sơn. Đất và người nơi đây thăng trầm theo lịch sử để rồi sau ngày đất nước thống nhất và chiến tranh biên giới Tây Nam, nhân dân mới có những tháng ngày yên ổn trở về sum vầy, tụ hội, cùng nhau chung tay xây dựng lại quê hương mới ấm no và hạnh phúc.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, vùng đất linh thiêng và hào hùng này đã phủ lên một màu xanh no ấm. Và chính những ký ức về một thời gian khổ nhưng oai hùng trở thành điểm tựa để người dân nơi đây vươn lên trong cuộc sống, xứng danh với truyền thống của mảnh đất anh hùng.
“Uống nước nhớ nguồn”…
Nhớ ơn người đã có công khai hoang, lập ấp, lãnh đạo huyện Tịnh Biên đã đặt tên đường từ thị trấn Nhà Bàng vào trung tâm xã Thới Sơn là đường Đoàn Minh Huyên. Ngoài ra còn đặt tên Trường THCS tại địa phương là Trường THCS Đoàn Minh Huyên. Hằng năm, vào ngày 12 tháng 8 âm lịch chính quyền và nhân dân xã Thới Sơn tổ chức lễ giỗ Ngài Đoàn Minh Huyên, đồng đạo tín đồ và khách tham quan về hành hương rất đông, có năm gần 90.000 người. Các tín đồ và nhân dân tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ công lao người đã khuất, người đã có công khai phá lập ấp, phát triển vùng đất này, cùng nhau chia sẻ, gánh vác làm những điều thiện, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích chung cho xã hội. Chính vì thế, lễ giỗ của Ngài mang tính nhân văn rất cao, mọi người đến đều thành tâm tưởng nhớ và làm việc thiện.
Thêm một nghĩa cử cao đẹp, nhằm thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, Ban Tổ chức Tết quân – dân tỉnh đã chọn xã Thới Sơn là nơi tổ chức Tết Quân – dân năm 2017, nhằm nhớ ơn quê hương anh hùng đã hy sinh rất nhiều cho cách mạng và giáo dục truyền thống hào hùng cho thế hệ trẻ. Nhờ có quyết định này, các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân, các đơn vị lực lượng vũ trang đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của để xây dựng quê hương Thới Sơn giàu đẹp. Đồng chí Huỳnh Văn Lời – Chủ tịch UBND xã Thới Sơn cho biết: “Trong chương trình Tết quân- dân 2017, các chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 892 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), Trung đoàn Bộ binh 1 (Sư đoàn 330), Lữ đoàn 416, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tịnh Biên và lực lượng Dân quân, Công an đã cùng người dân vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trên địa bàn xã. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân đã gợi nhớ đến những năm tháng hào hùng của Thới Sơn trong quá khứ”.
Có mặt ở Thới Sơn những ngày diễn ra Tết quân – dân, tôi mới cảm nhận hết nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là “uống nước nhớ nguồn”, khi mà cả xã hội tập trung vào “đền ơn đáp nghĩa” những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, những người con của Thới Sơn đã cống hiến cho cách mạng và đặc biệt là tập trung xây dựng Thới Sơn giàu đẹp nhưng vẫn giữ được cái vẻ “linh thiêng và hào hùng” của vùng đất này.
Chung tay xây dựng Nông thôn mới
Nói về phong trào xây dựng Nông thôn mới, anh Nguyễn Giang Hải – Phó Chủ tích UBND xã Thới Sơn, chia sẻ: “Xã Thới Sơn được huyện chọn là xã điểm xây dựng Nông thôn mới giai đoạn (2016 -2020), nhưng khi được chọn là địa phương tổ chức Tết quân – dân, thì rất nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ , tài trợ cho Thới Sơn hoàn thành các chỉ tiêu xã hội hóa. Chính vì thế Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của địa phương hạ quyết tâm sẽ hoàn thành các tiêu chí chỉ tiêu trong năm 2018, trước hai năm so với dự kiến”.
Thới Sơn ngày nay đã khoác lên mình một chiếc áo mới đầy kiêu hãnh. Những ai từng biết về địa phương này sẽ không khỏi ngạc nhiên về sự thay da đổi thịt. Từ một vùng đất bom đạn, là tâm điểm cho kẻ thù oanh tạc, Thới Sơn ngày nay đã phủ xanh các cánh đồng, nhiều khu vườn trồng cây ăn trái cho thu nhập cao đang được nhân rộng. Ông Nguyễn Văn Tâm, nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền, là người đã có công đem trái nhãn da bò về nơi đây nhân giống và trái thanh long ruột đỏ cho thu nhập trung bình từ 15-20 triệu đồng một tháng tâm sự: “Thới Sơn bây giờ thay đổi nhiều lắm chú, ngoài sức tưởng tượng của tôi”. Anh Tâm còn nói thêm: “Cám ơn chính quyền địa phương và phòng nông nghiệp, đã thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn cách trồng trọt, trị bệnh sâu rầy và tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với những nông dân khác, qua đó mình cũng học hỏi được rất nhiều”.
Tôi thật sự tâm đắc với cách suy nghĩ và tâm nguyện của anh Huỳnh Văn Lời về công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại địa phương: “Kết quả xây dựng Nông thôn mới không chỉ dừng lại ở các tuyến đường giao thông, trường lớp, trạm y tế, kênh mương thủy lợi…, điều quan trọng nhất mà Nông thôn mới mang lại chính là nâng cao năng lực, trình độ, sức khỏe của người dân để tiếp thu khoa học công nghệ mới; là kết quả học tập của con em nông dân; là sự quan tâm, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, khiến cho tình làng, nghĩa xóm ngày một đậm đà thắm thiết, cùng đoàn kết xây dựng đời sống mới, giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn bản chất của người nông dân. Đó chính là những tiêu chí bền vững để Thới Sơn xây dựng thành công mô hình Nông thôn mới, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân…”.
Lịch sử là sự nối tiếp nhau của các thế hệ, vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử gắn liền với nhiều địa danh nổi tiếng, là căn cứ địa cách mạng vững chắc, có trận địa lòng dân bao bọc, để lại những mốc son chói ngời, lưu danh muôn thuở. Người và đất Thới Sơn anh hùng dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bền bỉ dẻo dai vật lộn với thiên tai để tồn tại phát triển, cần cù sáng tạo trong sản xuất và xây dựng. “Ngày nay, công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc do Đảng khởi xướng, lãnh đạo, đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trong đó có sự đổi mới, tiến bộ trên quê hương Thới Sơn và huyện Tịnh Biên. Đảng ủy xã đang tập trung lãnh đạo nhân dân tiếp tục chuyển mạnh việc học tập sang làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh và đã tạo được động lực mới, nhân tố mới, nhiều điển hình mới trên mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh, trọng tâm là chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tạo ra năng suất, giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng, vật nuôi có tiềm năng năng suất, giá trị cao được đưa vào sản xuất thâm canh với quy mô lớn, sản xuất vụ đông được mở rộng, ngành nghề truyền thống được duy trì, ngành nghề mới được đưa vào sản xuất, tạo nhiều việc làm, giảm đáng kể hộ nghèo… thúc đẩy, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, thi đua hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong thời gian sớm nhất” anh Huỳnh Văn Lời khẳng định với tôi.
Sau hơn 42 năm, có được thành quả trên là sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của quân và dân Thới Sơn. Người dân nơi đây tin rằng, đời mình chưa thật sự giàu có với vốn tài nguyên được thiên nhiên ban tặng, được ông bà gìn giữ trong bao đời qua, nhưng con cháu họ sẽ khá hơn vì được chăm lo, phát triển mọi mặt. Chính thế hệ kế cận ấy sẽ góp sức lực và trí tuệ của mình để biến vùng đất anh hùng này trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội ở huyện Tịnh Biên. Vâng, có đi giữa những con đường bê tông phẳng lì, hai bên đường là những cánh đồng lúa xanh mướt, tôi mới cảm nhận một sức sống mãnh liệt đang vươn mình mạnh mẽ trên vùng đất hào hùng này…
Vùng đất linh thiêng và hào hùng
Thới Sơn là vùng đất linh thiêng, gắn liền với nhiều giai thoại trong những ngày đầu của công cuộc khai hoang mở cõi ở phía Tây Nam biên thùy Tổ quốc. Năm 1757, nhà Nguyễn xác lập chủ quyền trên vùng đất Tầm Phong Long (An Giang), lập ra ba đạo biên thùy, thì Thới Sơn nằm trong vùng Châu Đốc đạo. Từ năm 1824, sau khi đào kênh Vĩnh Tế thì việc khai hoang lập ấp ở vùng biên giới được chú ý. Và cũng theo các nguồn tài liệu lưu truyền, thì Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, trên bước đường vân du hốt thuốc chữa bệnh cứu đời và răn dạy mọi người làm lành lánh dữ đã có công khai phá ra vùng đất này. Sau khi đến núi Sam (Châu Đốc), Ngài bắt đầu tìm những nơi hẻo lánh, cách núi Sam hơn mười mấy ngàn thước, sâu vào miệt Bảy Núi, khai phá lập nên hai làng là Hưng Thới và Xuân Sơn, sau này gọi là Thới Sơn. Khai hoang lập ấp xong, Ngài chiêu mộ đệ tử và lập ra Trại ruộng, để dạy nhân dân trong vùng cách làm ăn, tuyên truyền giáo lý, ăn ở hiền lành, tu hành và niệm Phật, dần dần hình thành nên tôn giáo bản địa đầu tiên ở vùng đất Tây Nam, đó là Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong số các đại tử của Ngài, có những người đã tạo được tiếng vang cả một vùng về tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, có thể kể, đó là Đức Bổn sư Ngô Lợi – người sáng lập ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, nhằm chiêu mộ nhân dân để khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở vùng đất Lương Phi - Ba Chúc (huyện Tri Tôn ngày nay), Đức Quản cơ Trần Văn Thành - lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa - Láng Linh (1867-1873) chống thực dân Pháp xâm lược… và hai đệ tử là ông Tăng Chủ, ông Đình Tây thì ở lại vùng đất này tiếp tục mở mang làng xóm, dân cư ngày càng đông đúc.
Hiện nay ở Thới Sơn vẫn còn nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với thời kỳ khai hoang lập ấp, đó là Chùa Phật, Chùa Phước Điền (hay còn gọi là Trại ruộng), Đình Thới Sơn đều do Đức Phật Thầy và các đệ tử xây dựng từ những ngày đầu tiên đó. Lúc đầu, những nơi này được cất bằng tranh tre, mái lá là nơi để thờ tự, sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng. Đến những năm 1955 – 1956, thì các đệ tử cùng với dân làng Thới Sơn, tín đồ gần xa đã góp công trùng tu, tôn tạo lại. Và cũng chính nơi đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã trở thành một trong những căn cứ địa cách mạng, nơi tập hợp quần chúng xuống đường đấu tranh chính trị và đây cũng là nơi nuôi chứa cán bộ cách mạng, cất giấu vũ khí.
Theo chú Huỳnh Tấn Thành, nguyên là Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, người con của quê hương Thới Sơn anh hùng, năm nay đã 86 tuổi, từng tham gia ba cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và biên giới Tây Nam, chậm rãi kể: “Đây là một vùng đất linh thiêng và hào hùng. Linh thiêng bởi gắn liền với tên tuổi của Ngài Đoàn Minh Huyên, người có công khai hoang lập ấp, dạy nhân dân trong vùng trồng trọt, ăn ở hiền lành, nhiều đệ tử của Ngài luôn nêu cao tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm mà tiêu biểu là Đức Quản cơ Trần Văn Thành. Trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây có ba căn cứ cách mạng, Sơn Tây, Thới Thuận và Sơn Đông, có những trận ta đánh tới Châu Đốc, cũng phải quay lại Sơn Tây trú ẩn. Nhiều lần địch muốn đưa ta ra khỏi Thới Sơn để tiêu diệt nhưng đều thất bại. Cao điểm là năm 1969, bọn đế quốc Mỹ và tay sai, phá tan hoang vùng đất này, dồn dân lập ấp chiến lược, theo kiểu “rút nước bắt cá”, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, với chiêu bài nào của bọn địch thì nhân dân cũng một lòng với cách mạng và luôn che chở cho cán bộ cách mạng, phá tan mọi âm mưu của kẻ thù. Có thể kể, những ông Từ ở Đình Thới Sơn, ở Chùa Phật, chùa Phước Điền như ông Từ Mười, ông Từ Sáu và nhiều ông nữa đều là cơ sở cách mạng của ta…” .
Có lẽ vì thế, nên các cơ sở thờ tự hiện nay đều được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp Tỉnh hết hả chú? Như không nghe thấy câu hỏi của tôi, chú Ba Thành, thong thả kể tiếp: “Chiến tranh biên giới Tây Nam, quân chủ lực của Quân khu 9 từng đóng quân nơi đây trước khi phản công giải phóng các xã biên giới và làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Ở đây ta có lòng dân, đó là thế trận quan trọng nhất và cũng là căn cứ vững chắc nhất. Vùng đất và con người nơi đây đã hy sinh cho cách mạng nhiều lắm cháu ơi…”.
Nghe những câu chuyện chú Ba Thành kể, lòng tôi cảm thấy rưng rưng và thầm biết ơn những vùng đất anh hùng mà mình đã từng đặt chân đến. Dưới cái nắng hè chói chang, sắc cờ đỏ bay phần phật trong gió, tôi ngẩng đầu nhìn bia Tổ quốc ghi công, 222 liệt sĩ đều là người con Thới Sơn, 30 bà mẹ được Chủ tịch nước trao tặng Mẹ Việt Nam Anh hùng, là địa phương có nhiều Mẹ Việt Nam anh hùng nhất của tỉnh, hơn 70% là gia đình chính sách có công với cách mạng. Ôi có xứ sở nào như xứ sở này không. Có nơi nào lạ lùng như nơi này không!
Cỏ lẽ, ít có vùng đất nào trên tuyến biên giới Tây Nam này lại trải qua những khúc quanh lịch sử bi hùng như Thới Sơn. Đất và người nơi đây thăng trầm theo lịch sử để rồi sau ngày đất nước thống nhất và chiến tranh biên giới Tây Nam, nhân dân mới có những tháng ngày yên ổn trở về sum vầy, tụ hội, cùng nhau chung tay xây dựng lại quê hương mới ấm no và hạnh phúc.
Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, vùng đất linh thiêng và hào hùng này đã phủ lên một màu xanh no ấm. Và chính những ký ức về một thời gian khổ nhưng oai hùng trở thành điểm tựa để người dân nơi đây vươn lên trong cuộc sống, xứng danh với truyền thống của mảnh đất anh hùng.
“Uống nước nhớ nguồn”…
Nhớ ơn người đã có công khai hoang, lập ấp, lãnh đạo huyện Tịnh Biên đã đặt tên đường từ thị trấn Nhà Bàng vào trung tâm xã Thới Sơn là đường Đoàn Minh Huyên. Ngoài ra còn đặt tên Trường THCS tại địa phương là Trường THCS Đoàn Minh Huyên. Hằng năm, vào ngày 12 tháng 8 âm lịch chính quyền và nhân dân xã Thới Sơn tổ chức lễ giỗ Ngài Đoàn Minh Huyên, đồng đạo tín đồ và khách tham quan về hành hương rất đông, có năm gần 90.000 người. Các tín đồ và nhân dân tổ chức lễ giỗ để tưởng nhớ công lao người đã khuất, người đã có công khai phá lập ấp, phát triển vùng đất này, cùng nhau chia sẻ, gánh vác làm những điều thiện, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích chung cho xã hội. Chính vì thế, lễ giỗ của Ngài mang tính nhân văn rất cao, mọi người đến đều thành tâm tưởng nhớ và làm việc thiện.
Thêm một nghĩa cử cao đẹp, nhằm thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, Ban Tổ chức Tết quân – dân tỉnh đã chọn xã Thới Sơn là nơi tổ chức Tết Quân – dân năm 2017, nhằm nhớ ơn quê hương anh hùng đã hy sinh rất nhiều cho cách mạng và giáo dục truyền thống hào hùng cho thế hệ trẻ. Nhờ có quyết định này, các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân, các đơn vị lực lượng vũ trang đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của để xây dựng quê hương Thới Sơn giàu đẹp. Đồng chí Huỳnh Văn Lời – Chủ tịch UBND xã Thới Sơn cho biết: “Trong chương trình Tết quân- dân 2017, các chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 892 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), Trung đoàn Bộ binh 1 (Sư đoàn 330), Lữ đoàn 416, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tịnh Biên và lực lượng Dân quân, Công an đã cùng người dân vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trên địa bàn xã. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân đã gợi nhớ đến những năm tháng hào hùng của Thới Sơn trong quá khứ”.
Có mặt ở Thới Sơn những ngày diễn ra Tết quân – dân, tôi mới cảm nhận hết nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là “uống nước nhớ nguồn”, khi mà cả xã hội tập trung vào “đền ơn đáp nghĩa” những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, những người con của Thới Sơn đã cống hiến cho cách mạng và đặc biệt là tập trung xây dựng Thới Sơn giàu đẹp nhưng vẫn giữ được cái vẻ “linh thiêng và hào hùng” của vùng đất này.
Chung tay xây dựng Nông thôn mới
Nói về phong trào xây dựng Nông thôn mới, anh Nguyễn Giang Hải – Phó Chủ tích UBND xã Thới Sơn, chia sẻ: “Xã Thới Sơn được huyện chọn là xã điểm xây dựng Nông thôn mới giai đoạn (2016 -2020), nhưng khi được chọn là địa phương tổ chức Tết quân – dân, thì rất nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ , tài trợ cho Thới Sơn hoàn thành các chỉ tiêu xã hội hóa. Chính vì thế Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới của địa phương hạ quyết tâm sẽ hoàn thành các tiêu chí chỉ tiêu trong năm 2018, trước hai năm so với dự kiến”.
Thới Sơn ngày nay đã khoác lên mình một chiếc áo mới đầy kiêu hãnh. Những ai từng biết về địa phương này sẽ không khỏi ngạc nhiên về sự thay da đổi thịt. Từ một vùng đất bom đạn, là tâm điểm cho kẻ thù oanh tạc, Thới Sơn ngày nay đã phủ xanh các cánh đồng, nhiều khu vườn trồng cây ăn trái cho thu nhập cao đang được nhân rộng. Ông Nguyễn Văn Tâm, nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền, là người đã có công đem trái nhãn da bò về nơi đây nhân giống và trái thanh long ruột đỏ cho thu nhập trung bình từ 15-20 triệu đồng một tháng tâm sự: “Thới Sơn bây giờ thay đổi nhiều lắm chú, ngoài sức tưởng tượng của tôi”. Anh Tâm còn nói thêm: “Cám ơn chính quyền địa phương và phòng nông nghiệp, đã thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn cách trồng trọt, trị bệnh sâu rầy và tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với những nông dân khác, qua đó mình cũng học hỏi được rất nhiều”.
Tôi thật sự tâm đắc với cách suy nghĩ và tâm nguyện của anh Huỳnh Văn Lời về công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại địa phương: “Kết quả xây dựng Nông thôn mới không chỉ dừng lại ở các tuyến đường giao thông, trường lớp, trạm y tế, kênh mương thủy lợi…, điều quan trọng nhất mà Nông thôn mới mang lại chính là nâng cao năng lực, trình độ, sức khỏe của người dân để tiếp thu khoa học công nghệ mới; là kết quả học tập của con em nông dân; là sự quan tâm, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, khiến cho tình làng, nghĩa xóm ngày một đậm đà thắm thiết, cùng đoàn kết xây dựng đời sống mới, giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn bản chất của người nông dân. Đó chính là những tiêu chí bền vững để Thới Sơn xây dựng thành công mô hình Nông thôn mới, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân…”.
Lịch sử là sự nối tiếp nhau của các thế hệ, vùng đất có bề dày văn hóa và lịch sử gắn liền với nhiều địa danh nổi tiếng, là căn cứ địa cách mạng vững chắc, có trận địa lòng dân bao bọc, để lại những mốc son chói ngời, lưu danh muôn thuở. Người và đất Thới Sơn anh hùng dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bền bỉ dẻo dai vật lộn với thiên tai để tồn tại phát triển, cần cù sáng tạo trong sản xuất và xây dựng. “Ngày nay, công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc do Đảng khởi xướng, lãnh đạo, đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng trong đó có sự đổi mới, tiến bộ trên quê hương Thới Sơn và huyện Tịnh Biên. Đảng ủy xã đang tập trung lãnh đạo nhân dân tiếp tục chuyển mạnh việc học tập sang làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh và đã tạo được động lực mới, nhân tố mới, nhiều điển hình mới trên mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội, quốc phòng, an ninh, trọng tâm là chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, tạo ra năng suất, giá trị kinh tế cao. Nhiều loại cây trồng, vật nuôi có tiềm năng năng suất, giá trị cao được đưa vào sản xuất thâm canh với quy mô lớn, sản xuất vụ đông được mở rộng, ngành nghề truyền thống được duy trì, ngành nghề mới được đưa vào sản xuất, tạo nhiều việc làm, giảm đáng kể hộ nghèo… thúc đẩy, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội, thi đua hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong thời gian sớm nhất” anh Huỳnh Văn Lời khẳng định với tôi.
Sau hơn 42 năm, có được thành quả trên là sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của quân và dân Thới Sơn. Người dân nơi đây tin rằng, đời mình chưa thật sự giàu có với vốn tài nguyên được thiên nhiên ban tặng, được ông bà gìn giữ trong bao đời qua, nhưng con cháu họ sẽ khá hơn vì được chăm lo, phát triển mọi mặt. Chính thế hệ kế cận ấy sẽ góp sức lực và trí tuệ của mình để biến vùng đất anh hùng này trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế-xã hội ở huyện Tịnh Biên. Vâng, có đi giữa những con đường bê tông phẳng lì, hai bên đường là những cánh đồng lúa xanh mướt, tôi mới cảm nhận một sức sống mãnh liệt đang vươn mình mạnh mẽ trên vùng đất hào hùng này…
TRẦN SANG