Phương pháp đồng đại và phương pháp lịch đại trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng
- Được đăng: Chủ nhật, 06 Tháng 11 2016 20:23
- Lượt xem: 26251
(TGAG)- Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng không chỉ dựng lại những quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng; phong trào cách mạng của quần chúng nhằm thực hiện quan điểm, đường lối đó mà còn phải tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện, giữa các phong trào cách mạng để từ đó lý giải tìm ra quy luật, bản chất và sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử. Để đạt được yêu cầu đó, trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đòi hỏi người viết phải vận dụng phương pháp đồng đại và phương pháp lịch đại.
Phương pháp đồng đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo không gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường ngang”) là phương pháp nghiên cứu, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong cùng một giai đoạn nhưng ở những không gian khác nhau, từ đó cho thấy sự giống, khác nhau, làm rõ mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng. Qua đó, người nghiên cứu nắm bắt được cái riêng, cái chung, thấy được tính đặc thù, phổ biến, hệ thống của sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử cụ thể.
Vận dụng phương pháp đồng đại trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, người viết phải bao quát bối cảnh lịch sử về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh, địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu, biên soạn phải so sánh quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ, phong trào cách mạng của quần chúng với các Đảng bộ, địa phương lân cận và Đảng bộ cấp trên, giúp người viết thấy được sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của các Đảng bộ khi thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng.
Phương pháp lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường thẳng”). Phương pháp này xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển (là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển). Phương pháp lịch đại đòi hỏi người viết khi nghiên cứu, biên soạn các sự kiện, hiện tượng lịch sử cần phải xem xét, so sánh với các giai đoạn phát triển trước kia của nó, đồng thời có thể dự báo khuynh hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng. Bởi vì mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử trong giai đoạn sau luôn mang trong mình nó những đặc điểm và yếu tố của giai đoạn trước và ngược lại giai đoạn trước sẽ tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển của giai đoạn sau. Phương pháp lịch đại giúp cho chúng ta thấy được sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Để tiến hành xem xét, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở thời gian hoặc giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu người nghiên cứu, biên soạn phải nghiên cứu riêng sự tiến triển và đặc điểm của mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử, sau đó mới so sánh để rút ra bản chất, quy luật chi phối và những bài học kinh nghiệm.
Phương pháp đồng đại và phương pháp lịch đại được gọi chung là phương pháp so sánh lịch sử. Cả hai phương pháp đều có ưu điểm riêng. Vận dụng phương pháp đồng đại giúp chúng ta bao quát toàn vẹn các mặt hoạt động của Đảng bộ trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Vận dụng phương pháp lịch đại, giúp chúng ta nắm được quá trình vận động, phát triển của Đảng bộ. Vì vậy, việc kết hợp hai phương pháp này trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp phần tái hiện bức tranh sinh động về không gian và thời gian của lịch sử Đảng bộ.
P. LLCT & LSĐ
Phương pháp đồng đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo không gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường ngang”) là phương pháp nghiên cứu, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong cùng một giai đoạn nhưng ở những không gian khác nhau, từ đó cho thấy sự giống, khác nhau, làm rõ mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng. Qua đó, người nghiên cứu nắm bắt được cái riêng, cái chung, thấy được tính đặc thù, phổ biến, hệ thống của sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử cụ thể.
Vận dụng phương pháp đồng đại trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, người viết phải bao quát bối cảnh lịch sử về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh, địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu, biên soạn phải so sánh quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng bộ, phong trào cách mạng của quần chúng với các Đảng bộ, địa phương lân cận và Đảng bộ cấp trên, giúp người viết thấy được sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của các Đảng bộ khi thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng.
Phương pháp lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường thẳng”). Phương pháp này xuất phát từ nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển (là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển). Phương pháp lịch đại đòi hỏi người viết khi nghiên cứu, biên soạn các sự kiện, hiện tượng lịch sử cần phải xem xét, so sánh với các giai đoạn phát triển trước kia của nó, đồng thời có thể dự báo khuynh hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng. Bởi vì mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử trong giai đoạn sau luôn mang trong mình nó những đặc điểm và yếu tố của giai đoạn trước và ngược lại giai đoạn trước sẽ tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển của giai đoạn sau. Phương pháp lịch đại giúp cho chúng ta thấy được sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Để tiến hành xem xét, so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở thời gian hoặc giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu người nghiên cứu, biên soạn phải nghiên cứu riêng sự tiến triển và đặc điểm của mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử, sau đó mới so sánh để rút ra bản chất, quy luật chi phối và những bài học kinh nghiệm.
Phương pháp đồng đại và phương pháp lịch đại được gọi chung là phương pháp so sánh lịch sử. Cả hai phương pháp đều có ưu điểm riêng. Vận dụng phương pháp đồng đại giúp chúng ta bao quát toàn vẹn các mặt hoạt động của Đảng bộ trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Vận dụng phương pháp lịch đại, giúp chúng ta nắm được quá trình vận động, phát triển của Đảng bộ. Vì vậy, việc kết hợp hai phương pháp này trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp phần tái hiện bức tranh sinh động về không gian và thời gian của lịch sử Đảng bộ.
P. LLCT & LSĐ