Trận đánh tàu tại căn cứ hải quân Long Xuyên
- Được đăng: Thứ ba, 27 Tháng 10 2015 08:22
- Lượt xem: 3173
(TGAG)- Bến tàu Hải quân công viên Nguyễn Du thời Pháp còn có tên là bến Vân Đồn. Bến tàu nằm ở trung tâm thị xã Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên), phía bờ Tây sông Hậu. Phía Nam, Tây và Tây Bắc giáp các khu phố. Bến tàu cách vàm rạch Long Xuyên 300m về phía Đông Nam.
Phía Đông là lòng sông nhưng có cù lao Phó Ba án ngữ, cách bến tàu khoảng 400m về phía Đông. Chiều dài cù lao khoảng 3.000m, rộng gần 400m. Cách bến tàu khoảng hơn 100m về phía Đông Nam có nhà dân ở thưa thớt. Vườn tược, cây cối, đường đi phức tạp chỉ có người tại chỗ mới thông thuộc đường đi. Phía Tây Bắc cách bến tàu 300m là dinh tỉnh trưởng nằm cặp bờ Nam rạch Long Xuyên. Bờ Bắc là Ty Công chánh, trên đó là trại lính, cư xá sĩ quan - Trung tâm điều hành công việc của chính quyền An Giang.
Đây là căn cứ của Hải đoàn xung phong 26 thuộc lực lượng Hải quân vùng IV đóng giữ, là nơi chuyển quân, vũ khí và tham gia hành quân càn quét bằng đường sông, kinh rạch trong phạm vi tỉnh An Giang.
Do đây là căn cứ hải quân quan trọng nên chúng canh phòng nghiêm ngặt, thường xuyên có mặt hơn 10 tàu các loại, lúc cao điểm còn tập trung về nhiều hơn. Ngoài lực lượng tuần tra vòng ngoài, trước khi trời tối đèn pha bố trí quanh bến tàu được mở lên, cả một đoạn sông sáng rực để phát hiện những nghi ngờ trôi trên sông. Trên cầu tàu, lính canh gác 24/24 giờ. Hệ thống bố phòng nghiêm ngặt nên việc tiếp cận mục tiêu vô cùng khó khăn.
Tỉnh ủy, Tỉnh đội chủ trương cho Đội Biệt động thị xã tìm mọi cách tấn công vào các mục tiêu quân sự của địch trong nội ô nhằm gây tổn thất về lực lượng, phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần của địch; mặt khác gây mất an ninh tại cơ quan đầu não chỉ huy của chúng; củng cố lòng tin của quần chúng vào cách mạng, xây dựng thêm cơ sở cách mạng ở thị xã. Đội biệt động thị xã Long Xuyên dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Ban Cán sự thị xã Long Xuyên mới thành lập nên quân số Đội Biệt động chưa tới 10 người. Phần đông đội viên hoạt động công khai tại thị xã để theo dõi, nắm tin tức. Căn cứ của Đội ở ấp Bình Hòa, xã Mỹ Khánh, cách trung tâm thị xã khoảng 4 km.
Sau thời gian nghiên cứu cách bố phòng và quy luật hoạt động của địch, Đội giao nhiệm vụ cho tổ 1 do đồng chí Đỗ Thanh Hành làm tổ trưởng. Đội nhờ cán bộ đặc công tỉnh huấn luyện kỹ thuật “đặc công nước” trước nửa tháng. Quả mìn FT 10kg được công trường tỉnh sản xuất theo đơn đặt hàng của Đội Biệt động thị xã Long Xuyên. Quả mìn FT 10kg được giao liên vận chuyển đưa từ căn cứ Bảy Núi ra cất giấu tại nhà ông giáo Hoánh ở ấp Bình Hòa (Mỹ Khánh), sau đó đưa ra nhà ông Hai Tự giăng câu ở vàm Trà Ôn. 3 giờ sáng ngày 06/12/1962, Nguyễn Văn Đúng (Sơn) nhận mìn từ xuồng ông Hai Tự gần cồn Phó Ba, đặt mìn lên một phao nhỏ bằng ruột xe hơi bơm căng, bên trên phủ một dề lục bình lớn rồi ôm quả mìn và dây buộc, móc sắt, pin, dây điện thả theo dòng nước, khi đó nước đang ròng, lục bình trôi từng dề khắp sông. Ông đeo mặt nạ bằng tấm vải dù bông và lấy dề lục bình phủ lên đầu ngụy trang cho kín tóc rồi thả người xuôi theo dòng nước. Nhờ nước chảy và lục bình trôi nhiều nên đèn pha và lính gác đều không phát hiện ra ông. Lọt vào khu vực tàu đậu, ông Đúng cho mình trôi vào giữa đoàn tàu. Đến chiếc tàu mặt dựng nằm chính giữa những chiếc tàu khác, ông nhanh nhẹn buộc mìn vào hông tàu. Sau đó ông thả trôi theo nước chảy. Vừa thả trôi vừa xả dây điện. Qua khỏi căn cứ hơn 100 mét, ông tấp vào bờ, khu vực này có nhiều bụi rậm, ông ẩn mình vào đó.
Khoảng hơn 10 giờ đêm, dùng khối pin ông điểm hỏa cho mìn nổ. Tiếng nổ vang dội xé toang mặt nước, cột nước bắn lên cao làm náo động cả thị xã, hai chiếc tàu kề bên nhau bị đánh chìm, một chiếc tàu hư hỏng nặng, một số tên lính giữ tàu chết và bị thương. Toàn bộ căn cứ Hải quân báo động. Địch hoang mang không biết ta đánh thế nào, nội bộ nghi ngờ lẫn nhau là có nội tuyến nên chúng bắt giam, thuyên chuyển một số sỹ quan, binh lính. Các đồng chí tham gia trận đánh rút lui an toàn.
Đây là trận đánh tàu thắng lợi đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật đặc công do lực lượng biệt động thực hiện. Với chiến thắng này, Bộ Tư lệnh tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì cho Đội Biệt động thị xã Long Xuyên và đồng chí Nguyễn Văn Đúng được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Đây là những huân chương chiến công đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh nhà có tác dụng kích thích và động viên kịp thời tinh thần chiến đấu của cán bộ và chiến sỹ.
Trận đánh tàu căn cứ Hải quân Long Xuyên đã thực sự đưa chiến sự vào tận trung tâm đầu não của kẻ thù, nơi mà chính quyền Sài Gòn cho là vùng “đất thánh”, “vùng bất khả xâm phạm” khiến tinh thần binh lính lúc nào cũng cảm thấy bất an, lo lắng; Nhân dân thị xã rất khâm phục, thậm chí thần thánh hóa hành động “xuất quỹ nhập thần” của quân giải phóng. Cơ sở cách mạng vùng nội ô vui mừng, phấn khởi vững tin rằng lực lượng vũ trang có thể đánh địch bất cứ nơi nào, lúc nào; động viên niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...
* Nguồn: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập II.
Phía Đông là lòng sông nhưng có cù lao Phó Ba án ngữ, cách bến tàu khoảng 400m về phía Đông. Chiều dài cù lao khoảng 3.000m, rộng gần 400m. Cách bến tàu khoảng hơn 100m về phía Đông Nam có nhà dân ở thưa thớt. Vườn tược, cây cối, đường đi phức tạp chỉ có người tại chỗ mới thông thuộc đường đi. Phía Tây Bắc cách bến tàu 300m là dinh tỉnh trưởng nằm cặp bờ Nam rạch Long Xuyên. Bờ Bắc là Ty Công chánh, trên đó là trại lính, cư xá sĩ quan - Trung tâm điều hành công việc của chính quyền An Giang.
Do đây là căn cứ hải quân quan trọng nên chúng canh phòng nghiêm ngặt, thường xuyên có mặt hơn 10 tàu các loại, lúc cao điểm còn tập trung về nhiều hơn. Ngoài lực lượng tuần tra vòng ngoài, trước khi trời tối đèn pha bố trí quanh bến tàu được mở lên, cả một đoạn sông sáng rực để phát hiện những nghi ngờ trôi trên sông. Trên cầu tàu, lính canh gác 24/24 giờ. Hệ thống bố phòng nghiêm ngặt nên việc tiếp cận mục tiêu vô cùng khó khăn.
Tỉnh ủy, Tỉnh đội chủ trương cho Đội Biệt động thị xã tìm mọi cách tấn công vào các mục tiêu quân sự của địch trong nội ô nhằm gây tổn thất về lực lượng, phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần của địch; mặt khác gây mất an ninh tại cơ quan đầu não chỉ huy của chúng; củng cố lòng tin của quần chúng vào cách mạng, xây dựng thêm cơ sở cách mạng ở thị xã. Đội biệt động thị xã Long Xuyên dưới sự lãnh đạo và chỉ huy trực tiếp của Ban Cán sự thị xã Long Xuyên mới thành lập nên quân số Đội Biệt động chưa tới 10 người. Phần đông đội viên hoạt động công khai tại thị xã để theo dõi, nắm tin tức. Căn cứ của Đội ở ấp Bình Hòa, xã Mỹ Khánh, cách trung tâm thị xã khoảng 4 km.
Sau thời gian nghiên cứu cách bố phòng và quy luật hoạt động của địch, Đội giao nhiệm vụ cho tổ 1 do đồng chí Đỗ Thanh Hành làm tổ trưởng. Đội nhờ cán bộ đặc công tỉnh huấn luyện kỹ thuật “đặc công nước” trước nửa tháng. Quả mìn FT 10kg được công trường tỉnh sản xuất theo đơn đặt hàng của Đội Biệt động thị xã Long Xuyên. Quả mìn FT 10kg được giao liên vận chuyển đưa từ căn cứ Bảy Núi ra cất giấu tại nhà ông giáo Hoánh ở ấp Bình Hòa (Mỹ Khánh), sau đó đưa ra nhà ông Hai Tự giăng câu ở vàm Trà Ôn. 3 giờ sáng ngày 06/12/1962, Nguyễn Văn Đúng (Sơn) nhận mìn từ xuồng ông Hai Tự gần cồn Phó Ba, đặt mìn lên một phao nhỏ bằng ruột xe hơi bơm căng, bên trên phủ một dề lục bình lớn rồi ôm quả mìn và dây buộc, móc sắt, pin, dây điện thả theo dòng nước, khi đó nước đang ròng, lục bình trôi từng dề khắp sông. Ông đeo mặt nạ bằng tấm vải dù bông và lấy dề lục bình phủ lên đầu ngụy trang cho kín tóc rồi thả người xuôi theo dòng nước. Nhờ nước chảy và lục bình trôi nhiều nên đèn pha và lính gác đều không phát hiện ra ông. Lọt vào khu vực tàu đậu, ông Đúng cho mình trôi vào giữa đoàn tàu. Đến chiếc tàu mặt dựng nằm chính giữa những chiếc tàu khác, ông nhanh nhẹn buộc mìn vào hông tàu. Sau đó ông thả trôi theo nước chảy. Vừa thả trôi vừa xả dây điện. Qua khỏi căn cứ hơn 100 mét, ông tấp vào bờ, khu vực này có nhiều bụi rậm, ông ẩn mình vào đó.
Khoảng hơn 10 giờ đêm, dùng khối pin ông điểm hỏa cho mìn nổ. Tiếng nổ vang dội xé toang mặt nước, cột nước bắn lên cao làm náo động cả thị xã, hai chiếc tàu kề bên nhau bị đánh chìm, một chiếc tàu hư hỏng nặng, một số tên lính giữ tàu chết và bị thương. Toàn bộ căn cứ Hải quân báo động. Địch hoang mang không biết ta đánh thế nào, nội bộ nghi ngờ lẫn nhau là có nội tuyến nên chúng bắt giam, thuyên chuyển một số sỹ quan, binh lính. Các đồng chí tham gia trận đánh rút lui an toàn.
Đây là trận đánh tàu thắng lợi đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật đặc công do lực lượng biệt động thực hiện. Với chiến thắng này, Bộ Tư lệnh tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhì cho Đội Biệt động thị xã Long Xuyên và đồng chí Nguyễn Văn Đúng được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Đây là những huân chương chiến công đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh nhà có tác dụng kích thích và động viên kịp thời tinh thần chiến đấu của cán bộ và chiến sỹ.
Trận đánh tàu căn cứ Hải quân Long Xuyên đã thực sự đưa chiến sự vào tận trung tâm đầu não của kẻ thù, nơi mà chính quyền Sài Gòn cho là vùng “đất thánh”, “vùng bất khả xâm phạm” khiến tinh thần binh lính lúc nào cũng cảm thấy bất an, lo lắng; Nhân dân thị xã rất khâm phục, thậm chí thần thánh hóa hành động “xuất quỹ nhập thần” của quân giải phóng. Cơ sở cách mạng vùng nội ô vui mừng, phấn khởi vững tin rằng lực lượng vũ trang có thể đánh địch bất cứ nơi nào, lúc nào; động viên niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...
* Nguồn: Những trận đánh trong chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, tập II.
Phòng LSĐ