Neáng Nghés - nữ Anh hùng của vùng đất An Giang
- Được đăng: Thứ tư, 04 Tháng 3 2020 14:06
- Lượt xem: 9526
(TGAG)- Sáng 3/3, tại ấp Phước Bình, xã Ô Lâm, Huyện hủy, HĐND, UBND huyện Tri Tôn đã tổ chức lễ tưởng niệm lần thứ 58 ngày hy sinh của nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés - người phụ nữ dân tộc Khmer đầu tiên và duy nhất của tỉnh An Giang được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang cùng đông đảo bà con nhân dân huyện Tri Tôn và thân nhân gia đình nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés.
Nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés sinh ngày 1/1/1942, tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang - trong một gia đình Khmer nghèo khó, cha mẹ mất sớm nên chị và người anh phải ở với ông bà nội trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Ngay từ nhỏ, chị đã có tinh thần chiến đấu chống lại ách áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn tay sai. Chị đã sớm giác ngộ cách mạng; năm 1960, khi ấy chị vừa tròn 18 tuổi, nhưng đã sớm bộc lộ chí hướng đi theo con đường cách mạng, theo Đảng và trực tiếp tham gia làm công tác giao liên, tiếp tế gạo thóc, thuốc men cho vùng du kích.
Sau đó, chị tham gia Ban chấp hành Hội phụ nữ giải phóng của xã, vừa làm công tác tư tưởng, vận động đồng bào vừa làm nhiệm vụ giao liên, tiếp tế, thông báo tin tức cho tổ chức. Bằng ý chí quật cường và tinh thần quả cảm chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hề nao núng trước những gian manh, xảo trá của kẻ thù. Nhằm tránh sự phát hiện của địch, chị luôn sáng kiến nhiều hình thức trong công tác tiếp tế để qua mắt sự kiểm soát khắc khe của kẻ thù. Chị phải ngụy tranh với nhiều hình thức, nào là giả người gánh phân bò đi bón ruộng, nhưng thực chất là tiếp tế lương thực vào cho đồng đội. Hay chị phải giả đi giăng câu và giấu thuốc men, tài liệu tuyên truyền trong cái “cà om” nhằm không để cho quân giặc phát hiện. Bằng tài chí thông minh cùng với tinh thần gan dạ, chị đã góp phần rất lớn trong công tác chiến đấu và giao liên nhằm kịp thời cung cấp thông tin, vận chuyển lương thực cho các chiến sĩ.
Thời điểm này, cùng với Tri Tôn, đồng bào Ô Lâm đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh trực diện với đồn bót của kẻ thù, đòi chấm dứt càn quét, bắn phá và bồi thường nhân mạng, tài sản cho dân chúng. Trong đó, chị Neáng Nghés luôn thể hiện người nồng cốt, đi đầu cùng với đồng báo đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhượng. Biết chị là cán bộ cách mạng, nên bọn chúng cũng đã cảnh giác và nhiều lần cảnh cáo chị và cho người theo dõi hành tung để tìm ra nơi ẩn nấp của quân đội ta nhưng nhiều lần không thành.
Đầu năm 1962, tình hình cách mạng trong nước rất khó khăn, bởi đế quốc Mỹ thực hiện nhiều chiến lược nhằm tiêu diệt mạnh mẽ quân dân ta, bằng thủ đoạn tàn bạo, càn quét mạnh mẽ vùng căn cứ cách mạng. Ở xã Ô Lâm chúng đốt nhà, gom dân và lập ấp chiến lược Ô Tà Tưng, Tha La Păng Xây… là ấp chiến lược có quy mô lớn nhất tỉnh An Giang của chúng.
Tháng 3/1962, Huyện ủy Tri Tôn phát động phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột và những thủ đoạn của quân địch. Phong trào đã thu hút hàng nghìn quần chúng nhân dân tham gia, trong đó có cả các sư sãi, ta à cha trực tiếp tham gia. Trước tình hình đó, tên quận trưởng đích thân điều khiển lính ngăn chặn, buộc phải giải tán. Lúc đó, chị đã đấu tranh trực diện với tên quận trưởng; trước tinh thần quả cảm và kiên cường, cùng với lời lẽ sắc bén mà chân thành đã được đồng bào, binh sĩ đồng ý, ủng hộ. Tên quận trưởng lúng túng, buộc lòng hứa hẹn cho qua. Qua đó uy tín của chị càng được nhân dân biết đến và ủng hộ cách mạng hơn, nhưng lại cáng là tâm điểm chú ý của bọn giặc, quyết phải tiêu diệt chị.
Ngày 13/3/1962, sau khi chuyển lương thực, thuốc men xong thì trên đường về chị đã bị địch phục kích và chẳng may bị chúng bắt. Chúng đưa chị về đồn Tha La Pang Xây giam giữ chị bằng lồng kẽm, trong tình trạng chỉ cần di chuyển hay nhúc nhích thì sẽ bị kẽm gai đâm. Nhiều lúc chúng còn lôi chị ra để tra khảo, nhằm tìm kiếm thông tin từ chị nhưng chẳng được gì, chúng đã hành hạ hạ, tra tấn, khủng bố tinh thần chị. Dụ dỗ không được, kẻ thù đã nổi tính hung đồ và đánh đập chị dữ dội, lôi chị ra giữa chốn đông người làm nhục và hãm hiếp chị; sau đó bọn chúng còn lôi chị đi khắp nơi trong xã nhằm uy hiếp tinh thần chiến đấu.
Rạng sáng ngày 15/3/1962 (nhằm ngày 10/2 âm lịch), bọn chúng thấy chị không còn giá trị lợi dụng được nữa nên đem chị ra cánh đồng phum Chông Khsách và lùa đồng bào ra để chứng kiến xem cuộc xử bắn. Chúng không trực tiếp bắn chị ngay mà giết dần giết mòn chị, trong sự đau đớn khôn cùng như: đánh gãy tay, cắt lỗ tai và các phần thân thể rồi mới bắn chết. Chúng ra lệnh không cho ai đem xác chị chôn.
Thương tiếc và khâm phục chị bao nhiêu, bà con càng căm thù lũ giặc ác ôn bấy nhiêu; các ta à cha và sư sãi chùa Wat Bông kéo đến dinh quận trưởng Tri Tôn yêu cầu cho thân nhân đem xác chị về chôn. Hay ông Tà Xe, Tà Lết là cơ sở cách mạng bọc thi thể chị trong chiếc đệm rồi cùng bà con đưa xác về chôn trên gò Xóp Khmók. Ít lâu sau, Huyện ủy Tri Tôn tổ chức lễ truy điệu đồng chí Neáng Nghés trọng thể, tuyên bố công nhận chị là đảng viên chính thức của Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 25/3/2005, Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị Néang Nghés có thành tích xuất sắc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phát biểu tại buổi tưởng niệm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn nhấn mạnh, Neáng Nghés - người con gái của vùng đất Ô Lâm anh hùng đã anh dũng hi sinh khi mới tròn 20 tuổi, nhưng ý chí, lòng can trường của người con gái ấy vẫn sẽ sống mãi, trở thành hình tượng bất tử của lớp thanh niên Việt Nam trong năm tháng lửa đạn chiến tranh; là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tấm gương sáng ngời, làm rạng rỡ thêm truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của người phụ nữ Việt Nam; chị là niềm tự hào của giới phụ nữ Tri Tôn nói riêng, quân, dân và Đảng bộ huyện Tri Tôn nới chung.
Hình tượng Neáng Nghés - người con gái của vùng đất Ô Lâm đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác thơ và nhạc. Nổi tiếng nhất phải kể đến vở ca múa nhạc “Chiếc áo nàng Sa Rết” ra đời năm 1967 trong chiến khu vùng căn cứ Bảy Núi, do tác giả Trình Minh Trị sáng tác,...
Để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés, năm 2019, Đảng bộ và Nhân dân huyện Tri Tôn đã triển khai nâng cấp, tôn tạo khu tưởng niệm nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Để nơi đầy trở thành địa chỉ đỏ cho thế hệ trẻ và người dân tỉnh An Giang nói riêng, cả nước nói chung về truyền thống cách mạng hào hùng ở vùng Bảy núi An Giang, góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Kinh - Khmer, để Đảng bộ và Nhân dân Tri Tôn hôm nay cùng chung tay, góp sức bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng quê hương Tri Tôn ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang cùng đông đảo bà con nhân dân huyện Tri Tôn và thân nhân gia đình nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés.
Nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés sinh ngày 1/1/1942, tại xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang - trong một gia đình Khmer nghèo khó, cha mẹ mất sớm nên chị và người anh phải ở với ông bà nội trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Ngay từ nhỏ, chị đã có tinh thần chiến đấu chống lại ách áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn tay sai. Chị đã sớm giác ngộ cách mạng; năm 1960, khi ấy chị vừa tròn 18 tuổi, nhưng đã sớm bộc lộ chí hướng đi theo con đường cách mạng, theo Đảng và trực tiếp tham gia làm công tác giao liên, tiếp tế gạo thóc, thuốc men cho vùng du kích.
Sau đó, chị tham gia Ban chấp hành Hội phụ nữ giải phóng của xã, vừa làm công tác tư tưởng, vận động đồng bào vừa làm nhiệm vụ giao liên, tiếp tế, thông báo tin tức cho tổ chức. Bằng ý chí quật cường và tinh thần quả cảm chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hề nao núng trước những gian manh, xảo trá của kẻ thù. Nhằm tránh sự phát hiện của địch, chị luôn sáng kiến nhiều hình thức trong công tác tiếp tế để qua mắt sự kiểm soát khắc khe của kẻ thù. Chị phải ngụy tranh với nhiều hình thức, nào là giả người gánh phân bò đi bón ruộng, nhưng thực chất là tiếp tế lương thực vào cho đồng đội. Hay chị phải giả đi giăng câu và giấu thuốc men, tài liệu tuyên truyền trong cái “cà om” nhằm không để cho quân giặc phát hiện. Bằng tài chí thông minh cùng với tinh thần gan dạ, chị đã góp phần rất lớn trong công tác chiến đấu và giao liên nhằm kịp thời cung cấp thông tin, vận chuyển lương thực cho các chiến sĩ.
Thời điểm này, cùng với Tri Tôn, đồng bào Ô Lâm đã tổ chức nhiều cuộc đấu tranh trực diện với đồn bót của kẻ thù, đòi chấm dứt càn quét, bắn phá và bồi thường nhân mạng, tài sản cho dân chúng. Trong đó, chị Neáng Nghés luôn thể hiện người nồng cốt, đi đầu cùng với đồng báo đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhượng. Biết chị là cán bộ cách mạng, nên bọn chúng cũng đã cảnh giác và nhiều lần cảnh cáo chị và cho người theo dõi hành tung để tìm ra nơi ẩn nấp của quân đội ta nhưng nhiều lần không thành.
Đầu năm 1962, tình hình cách mạng trong nước rất khó khăn, bởi đế quốc Mỹ thực hiện nhiều chiến lược nhằm tiêu diệt mạnh mẽ quân dân ta, bằng thủ đoạn tàn bạo, càn quét mạnh mẽ vùng căn cứ cách mạng. Ở xã Ô Lâm chúng đốt nhà, gom dân và lập ấp chiến lược Ô Tà Tưng, Tha La Păng Xây… là ấp chiến lược có quy mô lớn nhất tỉnh An Giang của chúng.
Tháng 3/1962, Huyện ủy Tri Tôn phát động phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột và những thủ đoạn của quân địch. Phong trào đã thu hút hàng nghìn quần chúng nhân dân tham gia, trong đó có cả các sư sãi, ta à cha trực tiếp tham gia. Trước tình hình đó, tên quận trưởng đích thân điều khiển lính ngăn chặn, buộc phải giải tán. Lúc đó, chị đã đấu tranh trực diện với tên quận trưởng; trước tinh thần quả cảm và kiên cường, cùng với lời lẽ sắc bén mà chân thành đã được đồng bào, binh sĩ đồng ý, ủng hộ. Tên quận trưởng lúng túng, buộc lòng hứa hẹn cho qua. Qua đó uy tín của chị càng được nhân dân biết đến và ủng hộ cách mạng hơn, nhưng lại cáng là tâm điểm chú ý của bọn giặc, quyết phải tiêu diệt chị.
Ngày 13/3/1962, sau khi chuyển lương thực, thuốc men xong thì trên đường về chị đã bị địch phục kích và chẳng may bị chúng bắt. Chúng đưa chị về đồn Tha La Pang Xây giam giữ chị bằng lồng kẽm, trong tình trạng chỉ cần di chuyển hay nhúc nhích thì sẽ bị kẽm gai đâm. Nhiều lúc chúng còn lôi chị ra để tra khảo, nhằm tìm kiếm thông tin từ chị nhưng chẳng được gì, chúng đã hành hạ hạ, tra tấn, khủng bố tinh thần chị. Dụ dỗ không được, kẻ thù đã nổi tính hung đồ và đánh đập chị dữ dội, lôi chị ra giữa chốn đông người làm nhục và hãm hiếp chị; sau đó bọn chúng còn lôi chị đi khắp nơi trong xã nhằm uy hiếp tinh thần chiến đấu.
Rạng sáng ngày 15/3/1962 (nhằm ngày 10/2 âm lịch), bọn chúng thấy chị không còn giá trị lợi dụng được nữa nên đem chị ra cánh đồng phum Chông Khsách và lùa đồng bào ra để chứng kiến xem cuộc xử bắn. Chúng không trực tiếp bắn chị ngay mà giết dần giết mòn chị, trong sự đau đớn khôn cùng như: đánh gãy tay, cắt lỗ tai và các phần thân thể rồi mới bắn chết. Chúng ra lệnh không cho ai đem xác chị chôn.
Thương tiếc và khâm phục chị bao nhiêu, bà con càng căm thù lũ giặc ác ôn bấy nhiêu; các ta à cha và sư sãi chùa Wat Bông kéo đến dinh quận trưởng Tri Tôn yêu cầu cho thân nhân đem xác chị về chôn. Hay ông Tà Xe, Tà Lết là cơ sở cách mạng bọc thi thể chị trong chiếc đệm rồi cùng bà con đưa xác về chôn trên gò Xóp Khmók. Ít lâu sau, Huyện ủy Tri Tôn tổ chức lễ truy điệu đồng chí Neáng Nghés trọng thể, tuyên bố công nhận chị là đảng viên chính thức của Đảng Lao động Việt Nam. Ngày 25/3/2005, Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho chị Néang Nghés có thành tích xuất sắc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phát biểu tại buổi tưởng niệm, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn nhấn mạnh, Neáng Nghés - người con gái của vùng đất Ô Lâm anh hùng đã anh dũng hi sinh khi mới tròn 20 tuổi, nhưng ý chí, lòng can trường của người con gái ấy vẫn sẽ sống mãi, trở thành hình tượng bất tử của lớp thanh niên Việt Nam trong năm tháng lửa đạn chiến tranh; là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tấm gương sáng ngời, làm rạng rỡ thêm truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của người phụ nữ Việt Nam; chị là niềm tự hào của giới phụ nữ Tri Tôn nói riêng, quân, dân và Đảng bộ huyện Tri Tôn nới chung.
Hình tượng Neáng Nghés - người con gái của vùng đất Ô Lâm đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác thơ và nhạc. Nổi tiếng nhất phải kể đến vở ca múa nhạc “Chiếc áo nàng Sa Rết” ra đời năm 1967 trong chiến khu vùng căn cứ Bảy Núi, do tác giả Trình Minh Trị sáng tác,...
Để tưởng nhớ, tri ân công lao to lớn của nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés, năm 2019, Đảng bộ và Nhân dân huyện Tri Tôn đã triển khai nâng cấp, tôn tạo khu tưởng niệm nữ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Để nơi đầy trở thành địa chỉ đỏ cho thế hệ trẻ và người dân tỉnh An Giang nói riêng, cả nước nói chung về truyền thống cách mạng hào hùng ở vùng Bảy núi An Giang, góp phần thắt chặt tinh thần đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Kinh - Khmer, để Đảng bộ và Nhân dân Tri Tôn hôm nay cùng chung tay, góp sức bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng quê hương Tri Tôn ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
Công Mạo