Đổi mới công tác Dân vận theo quan điểm Hồ Chí Minh
- Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 7 2017 15:11
- Lượt xem: 2468
(TGAG)- Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. “Thân dân”, “trọng dân” là tư tưởng chính trị lâu đời gắn với toàn bộ quá trình đấu tranh oanh liệt nói trên.
Dưới chế độ phong kiến (về bản chất là coi thường nhân dân: Lễ không đến thứ dân, hình không dùng cho đại phu). Nhưng ở nước ta có khá nhiều tấm gương biết cống hiến hết tài năng và sức lực của mình cho đất nước và nhân dân. Các bậc hiền thần luôn sống và chiến đấu gần gũi với người dân, coi nhân dân là nền tảng sức mạnh của vương triều. Tiêu biểu nhất là triết lý: “trên dưới đồng lòng, cả nước góp sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”…, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi. “Lễ ký”(một trong ngũ kinh) khẳng định: “Thiên hạ vi công” (thiên hạ là của chung”. Trong đó: “Dân lấy vua làm tâm, vua lấy dân làm thân thể; tâm trang chính thì thân thể thư thái, tâm nghiêm túc thì dung mạo cung kính. Tâm thích cái gì, thân thể ắt là yên vui cái ấy. Tâm nhờ thân thể mà toàn và cũng vì thân thể mà nguy. Vua nhờ dân mà còn cũng vì dân mà mất”.
Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, Hồ Chí Minh đã phát triển tư tưởng, truyền thống tốt đẹp nói trên lên một trình độ mới. Nhiều công trình nghiên cứu đã tổng kết: Chưa thấy ai nói lên được đầy đủ nỗi khổ của nhân dân, phản ánh chân thực tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và cũng chưa thấy ai bênh vực quyền lợi cho nhân dân như Hồ Chí Minh. Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân, dân chủ với dân, thật sự tôn vinh nhân dân làm chủ xã hội là một tư tưởng lớn, mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả và tính cách mạng, tính nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người tận tâm suốt đời với sự nghiệp đấu tranh để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hồ Chí Minh tổng kết: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Nước lấy dân làm gốc”. Người còn chỉ dạy: "Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này, dân rất tốt, lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết phải chịu khó tìm đủ mọi cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà họ phải làm". Người còn nói ở tầm cao hơn, công tác dân vận không chỉ là sự "tuyên truyền", "vận động "…mà công tác dân vận còn nhằm phát huy các sáng kiến, sáng tạo từ phía quần chúng nhân dân, "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra"…
Người cảnh báo: Không tôn trọng dân, không dân chủ với dân sẽ làm khoảng cách giữa Ðảng, Nhà nước với dân ngày một xa, làm cho lãnh đạo và người dân cách biệt nhau, xa rời nhau. Từ đó: Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra. Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nói ra, cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị trù dập. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản… Rồi sinh ra thói "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Ðảng im tiếng, ngoài Ðảng nhiều mồm", sinh ra thói "thậm thà thậm thụt" và những thói xấu khác. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ cần phải nâng cao, mở rộng dân chủ, để cho người dân được "mở mồm", động viên mọi người suy nghĩ để làm những việc ích lợi cho dân.
Trong những năm qua, Công tác dân vận được quan tâm và có bước đổi mới cùng với việc ban hành, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Áp dụng nhiều hình thức vận động, tập hợp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Tuy nhiên, nhìn chung vấn đề này còn nhiều mặt hạn chế. Việc xây dựng, nhất là triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận còn chưa kịp thời, kém hiệu quả; chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân,... để có chủ trương, chính sách và biện pháp phù hợp.
Nhận thức đúng tình hình, Đại hội XII của Đảng đã có bước tiến khi xác định một nội dung rất quan trọng với tầm cao mới, nhằm cụ thể hoá thực hiện Hiến pháp năm 2013 về tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”. Đại hội quyết định: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân”.
Đại hội XII của Đảng đề ra một số giải pháp mới:
(1) Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân.
(2) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân.
(3) Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Trước mắt cần phải tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên. Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Các cấp uỷ, chính quyền phải nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực hiện nghiêm Quyết định số 217-QĐ/TW về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên. Xây dựng và thực hiện Quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; có hình thức xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trước mắt, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Thực hiện hiệu quả chủ trương, giải pháp về công tác dân vận theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng không chỉ góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, mà còn là giải pháp góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh./.
Dưới chế độ phong kiến (về bản chất là coi thường nhân dân: Lễ không đến thứ dân, hình không dùng cho đại phu). Nhưng ở nước ta có khá nhiều tấm gương biết cống hiến hết tài năng và sức lực của mình cho đất nước và nhân dân. Các bậc hiền thần luôn sống và chiến đấu gần gũi với người dân, coi nhân dân là nền tảng sức mạnh của vương triều. Tiêu biểu nhất là triết lý: “trên dưới đồng lòng, cả nước góp sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”…, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”, “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi. “Lễ ký”(một trong ngũ kinh) khẳng định: “Thiên hạ vi công” (thiên hạ là của chung”. Trong đó: “Dân lấy vua làm tâm, vua lấy dân làm thân thể; tâm trang chính thì thân thể thư thái, tâm nghiêm túc thì dung mạo cung kính. Tâm thích cái gì, thân thể ắt là yên vui cái ấy. Tâm nhờ thân thể mà toàn và cũng vì thân thể mà nguy. Vua nhờ dân mà còn cũng vì dân mà mất”.
Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, Hồ Chí Minh đã phát triển tư tưởng, truyền thống tốt đẹp nói trên lên một trình độ mới. Nhiều công trình nghiên cứu đã tổng kết: Chưa thấy ai nói lên được đầy đủ nỗi khổ của nhân dân, phản ánh chân thực tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và cũng chưa thấy ai bênh vực quyền lợi cho nhân dân như Hồ Chí Minh. Trọng dân, gần dân, thân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân, dân chủ với dân, thật sự tôn vinh nhân dân làm chủ xã hội là một tư tưởng lớn, mang tính văn hóa, nhân văn, nhân đạo cao cả và tính cách mạng, tính nhân dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người tận tâm suốt đời với sự nghiệp đấu tranh để giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hồ Chí Minh tổng kết: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Nước lấy dân làm gốc”. Người còn chỉ dạy: "Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này, dân rất tốt, lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết phải chịu khó tìm đủ mọi cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi ích của họ mà họ phải làm". Người còn nói ở tầm cao hơn, công tác dân vận không chỉ là sự "tuyên truyền", "vận động "…mà công tác dân vận còn nhằm phát huy các sáng kiến, sáng tạo từ phía quần chúng nhân dân, "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra"…
Người cảnh báo: Không tôn trọng dân, không dân chủ với dân sẽ làm khoảng cách giữa Ðảng, Nhà nước với dân ngày một xa, làm cho lãnh đạo và người dân cách biệt nhau, xa rời nhau. Từ đó: Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra. Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nói ra, cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị trù dập. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản… Rồi sinh ra thói "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Ðảng im tiếng, ngoài Ðảng nhiều mồm", sinh ra thói "thậm thà thậm thụt" và những thói xấu khác. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ cần phải nâng cao, mở rộng dân chủ, để cho người dân được "mở mồm", động viên mọi người suy nghĩ để làm những việc ích lợi cho dân.
Trong những năm qua, Công tác dân vận được quan tâm và có bước đổi mới cùng với việc ban hành, thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Áp dụng nhiều hình thức vận động, tập hợp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài.
Tuy nhiên, nhìn chung vấn đề này còn nhiều mặt hạn chế. Việc xây dựng, nhất là triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận còn chưa kịp thời, kém hiệu quả; chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân,... để có chủ trương, chính sách và biện pháp phù hợp.
Nhận thức đúng tình hình, Đại hội XII của Đảng đã có bước tiến khi xác định một nội dung rất quan trọng với tầm cao mới, nhằm cụ thể hoá thực hiện Hiến pháp năm 2013 về tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”. Đại hội quyết định: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân”.
Đại hội XII của Đảng đề ra một số giải pháp mới:
(1) Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân.
(2) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân.
(3) Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Trước mắt cần phải tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên. Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Các cấp uỷ, chính quyền phải nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực hiện nghiêm Quyết định số 217-QĐ/TW về quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong cán bộ, đảng viên. Xây dựng và thực hiện Quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; có hình thức xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trước mắt, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Thực hiện hiệu quả chủ trương, giải pháp về công tác dân vận theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng không chỉ góp phần quan trọng tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, mà còn là giải pháp góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh./.
TRUNG KIÊN