“Con ông cháu cha” và công tác cán bộ
- Được đăng: Thứ ba, 23 Tháng 8 2016 20:24
- Lượt xem: 4662
Câu chuyện “con ông cháu cha” xung quanh công tác cán bộ không phải là mới, nhưng gần đây ồn ào trở lại làm cho quan niệm về số phận của người dân bao lâu nay cho rằng “con quan thì lại làm quan” lại được bàn tán sôi nổi. Bởi xét từ nhiều góc độ, công tác cán bộ của chúng ta lâu nay vẫn còn không ít bất cập, nhất là tình trạng “chọn người nhà chứ không chọn người tài”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Tuổi trẻ.
Lựa chọn được một đội ngũ “công bộc” của dân vừa có đức vừa có tài luôn là mong muốn của toàn thể nhân dân ta. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào, ở đâu, mong muốn đó cũng được thỏa mãn. Câu nói cửa miệng được nhiều người ca thán là: "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, cuối cùng mới là trí tuệ" đã phần nào nêu lên thực trạng này.
Cũng trong thời gian vừa qua, việc bổ nhiệm cán bộ liên quan đến yếu tố “người nhà” khiến dư luận không khỏi đặt ra nghi vấn xung quanh việc bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ ở một số địa phương có sai phạm nhưng vẫn được bổ nhiệm. Có cán bộ sai ở nơi này nhưng lại được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo ở nơi khác. Đó là nhiều tình trạng bố mẹ bổ nhiệm con vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt như: Cha bổ nhiệm con ở Hải Phòng, mẹ bổ nhiệm con ở Thanh Hóa hay việc điều động một cán bộ ở Bộ Công Thương về làm Phó Chủ tịch ở tỉnh Hậu Giang, rồi việc điều cán bộ Bộ Công Thương về Sabeco … Những cán bộ này đều được bổ nhiệm đúng quy trình theo giải thích của các đơn vị liên quan.
Chính vì thế, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý 9 vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Trong đó, có câu chuyện về công tác cán bộ. “Tôi báo cáo trước Quốc hội phải đổi mới công tác cán bộ. Tôi đề nghị các đồng chí phải lưu ý điều này, việc này cần phải chấn chỉnh ở tất cả các khâu, tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm. Chúng ta thi tuyển để tìm người tài, chứ không phải để tìm người nhà. Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ” - Thủ tướng nói.
Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu “tìm người tài chứ không tìm người nhà” ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của người dân. Thông điệp này đã nói lên đúng ý nguyện của nhân dân sau những vụ việc gây bức xúc dư luận xã hội trong công tác cán bộ thời gian qua. Ngay trong các cuộc tiếp xúc cử tri trong mấy ngày qua của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công tác cán bộ luôn luôn được nhắc đến. Cụ thể, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, trước những đề cập của cử tri về công tác cán bộ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Công tác cán bộ rất quan trọng, là then chốt của mọi then chốt, là gốc của mọi vấn đề, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đường lối, chủ trương, chính sách đúng bao nhiêu, cán bộ không đạt tiêu chuẩn thì cũng không làm được, thậm chí làm sai lệch đi.
Tại buổi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, khi Thủ tướng đề nghị muốn nghe thêm nhiều ý kiến, để nắm được những bức xúc của cử tri, hơi thở cuộc sống, các cử tri đã nhắc lại câu nói “Tìm người tài chứ không tìm người nhà” của Thủ tướng và khẳng định đã chứng kiến nhiều trường hợp “ưu tiên người nhà” trong tuyển dụng cán bộ khi mà “nhiều người giỏi hơn không chọn mà chọn con, cháu mình, bạn mình”.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác cải cách hành chính ngày 17/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thêm một lần nữa đánh giá thẳng thắn: Trong đội ngũ còn nhiều cán bộ, viên chức, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực. Bệnh quan liêu chưa giải quyết được. Cán bộ, công chức, viên chức đông nhưng chưa mạnh, chưa hết lòng phục vụ nhân dân. Còn nhiều trường hợp có tình trạng xin - cho…
Nhắc đến mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mọi cán bộ phải là công bộc, phục vụ được dân hài lòng, biết lo cho dân và doanh nghiệp thì dân vui, yên tâm sản xuất kinh doanh, đất nước thịnh cường. Thủ tướng nhấn mạnh, cán bộ phải giỏi, có đạo đức, có tâm phục vụ nhân dân và phải luôn nhớ “3 xin” là “xin chào, xin cảm ơn và xin lỗi”.
Rõ ràng, nhân tài là nguyên khí quốc gia. Do đó, để có bộ máy đủ sức đưa đất nước đi lên thì phải chọn lựa được cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có tâm đức để phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, đất nước. Vậy làm thế nào để thông điệp đổi mới công tác cán bộ của Thủ tướng thực sự trở thành hiện thực trong toàn hệ thống chính trị hiện nay?
Công bằng mà nói, sử dụng người có năng lực, phẩm chất tốt để phát huy hiền tài không loại trừ yếu tố “người nhà”. Bởi trong thực tế, có nhiều cán bộ thuộc diện “người nhà” nhưng đủ đức đủ tài, luôn nỗ lực phấn đấu để chứng minh năng lực của mình, có đóng góp to lớn cho sự phát triển đất nước, được trọng dụng, thăng tiến nhanh một cách thuyết phục và chiếm được sự ngưỡng mộ của tập thể. Đó thực sự là những cán bộ hội tụ đủ các điều kiện để trở thành những “hạt giống đỏ” với nền tảng xuất phát tốt đẹp là truyền thống gia đình cách mạng, thực sự có phẩm chất, tài năng. Những cán bộ “người nhà” có đức có tài đó cần được xã hội nhìn nhận một cách công bằng, không “méo mó”, không thể đánh đồng họ với diện cán bộ “người nhà” thiếu năng lực được “cài cắm”, “chạy chọt” để có “chức này ghế kia”, để làm “ông nọ, bà kia”…
Vì vậy, để xóa tan nghi ngại của nhân dân về những cán bộ “người nhà”, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất, đó là đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Công việc này không mới nhưng trong thực tế triển khai vẫn có “con voi chui lọt lỗ kim”. Bởi quy trình do con người đặt ra, con người thực hiện. Nếu con người không chuẩn mực, không gương mẫu, có lợi ích nhóm thì mọi tiêu chí trong quy trình đều có thể thành hình thức, hợp thức hóa được. Trong nhóm lợi ích rồi thì anh bổ nhiệm con tôi, tôi bổ nhiệm con anh, anh tạo điều kiện cho tôi, tôi có trách nhiệm với con anh… Do đó, phải kèm theo các cơ chế, sự công khai, minh bạch trong đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; tạo cơ hội cho con cháu cán bộ công nhân, nông dân… có cơ hội học tập, tiến thân.
Mặt khác phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phải xử lý thật nghiêm những hành vi sai phạm để “cài cắm” người nhà thông qua việc phân công đúng người, đúng việc, tạo môi trường để phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức. Phải có những cuộc tuyển chọn thật sự đối với các chức vụ, công việc và khi đã giao việc thì không có câu nệ, người ấy là ai, xuất thân thế nào, miễn là người ấy có tâm, có tài. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… thì chúng ta mới xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài./.
Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Tuổi trẻ.
Lựa chọn được một đội ngũ “công bộc” của dân vừa có đức vừa có tài luôn là mong muốn của toàn thể nhân dân ta. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào, ở đâu, mong muốn đó cũng được thỏa mãn. Câu nói cửa miệng được nhiều người ca thán là: "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, cuối cùng mới là trí tuệ" đã phần nào nêu lên thực trạng này.
Cũng trong thời gian vừa qua, việc bổ nhiệm cán bộ liên quan đến yếu tố “người nhà” khiến dư luận không khỏi đặt ra nghi vấn xung quanh việc bổ nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ ở một số địa phương có sai phạm nhưng vẫn được bổ nhiệm. Có cán bộ sai ở nơi này nhưng lại được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo ở nơi khác. Đó là nhiều tình trạng bố mẹ bổ nhiệm con vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt như: Cha bổ nhiệm con ở Hải Phòng, mẹ bổ nhiệm con ở Thanh Hóa hay việc điều động một cán bộ ở Bộ Công Thương về làm Phó Chủ tịch ở tỉnh Hậu Giang, rồi việc điều cán bộ Bộ Công Thương về Sabeco … Những cán bộ này đều được bổ nhiệm đúng quy trình theo giải thích của các đơn vị liên quan.
Chính vì thế, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý 9 vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Trong đó, có câu chuyện về công tác cán bộ. “Tôi báo cáo trước Quốc hội phải đổi mới công tác cán bộ. Tôi đề nghị các đồng chí phải lưu ý điều này, việc này cần phải chấn chỉnh ở tất cả các khâu, tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm. Chúng ta thi tuyển để tìm người tài, chứ không phải để tìm người nhà. Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ” - Thủ tướng nói.
Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu “tìm người tài chứ không tìm người nhà” ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của người dân. Thông điệp này đã nói lên đúng ý nguyện của nhân dân sau những vụ việc gây bức xúc dư luận xã hội trong công tác cán bộ thời gian qua. Ngay trong các cuộc tiếp xúc cử tri trong mấy ngày qua của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công tác cán bộ luôn luôn được nhắc đến. Cụ thể, tại buổi tiếp xúc với cử tri quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, trước những đề cập của cử tri về công tác cán bộ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Công tác cán bộ rất quan trọng, là then chốt của mọi then chốt, là gốc của mọi vấn đề, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Đường lối, chủ trương, chính sách đúng bao nhiêu, cán bộ không đạt tiêu chuẩn thì cũng không làm được, thậm chí làm sai lệch đi.
Tại buổi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, khi Thủ tướng đề nghị muốn nghe thêm nhiều ý kiến, để nắm được những bức xúc của cử tri, hơi thở cuộc sống, các cử tri đã nhắc lại câu nói “Tìm người tài chứ không tìm người nhà” của Thủ tướng và khẳng định đã chứng kiến nhiều trường hợp “ưu tiên người nhà” trong tuyển dụng cán bộ khi mà “nhiều người giỏi hơn không chọn mà chọn con, cháu mình, bạn mình”.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác cải cách hành chính ngày 17/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thêm một lần nữa đánh giá thẳng thắn: Trong đội ngũ còn nhiều cán bộ, viên chức, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực. Bệnh quan liêu chưa giải quyết được. Cán bộ, công chức, viên chức đông nhưng chưa mạnh, chưa hết lòng phục vụ nhân dân. Còn nhiều trường hợp có tình trạng xin - cho…
Nhắc đến mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, phục vụ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu mọi cán bộ phải là công bộc, phục vụ được dân hài lòng, biết lo cho dân và doanh nghiệp thì dân vui, yên tâm sản xuất kinh doanh, đất nước thịnh cường. Thủ tướng nhấn mạnh, cán bộ phải giỏi, có đạo đức, có tâm phục vụ nhân dân và phải luôn nhớ “3 xin” là “xin chào, xin cảm ơn và xin lỗi”.
Rõ ràng, nhân tài là nguyên khí quốc gia. Do đó, để có bộ máy đủ sức đưa đất nước đi lên thì phải chọn lựa được cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có tâm đức để phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, đất nước. Vậy làm thế nào để thông điệp đổi mới công tác cán bộ của Thủ tướng thực sự trở thành hiện thực trong toàn hệ thống chính trị hiện nay?
Công bằng mà nói, sử dụng người có năng lực, phẩm chất tốt để phát huy hiền tài không loại trừ yếu tố “người nhà”. Bởi trong thực tế, có nhiều cán bộ thuộc diện “người nhà” nhưng đủ đức đủ tài, luôn nỗ lực phấn đấu để chứng minh năng lực của mình, có đóng góp to lớn cho sự phát triển đất nước, được trọng dụng, thăng tiến nhanh một cách thuyết phục và chiếm được sự ngưỡng mộ của tập thể. Đó thực sự là những cán bộ hội tụ đủ các điều kiện để trở thành những “hạt giống đỏ” với nền tảng xuất phát tốt đẹp là truyền thống gia đình cách mạng, thực sự có phẩm chất, tài năng. Những cán bộ “người nhà” có đức có tài đó cần được xã hội nhìn nhận một cách công bằng, không “méo mó”, không thể đánh đồng họ với diện cán bộ “người nhà” thiếu năng lực được “cài cắm”, “chạy chọt” để có “chức này ghế kia”, để làm “ông nọ, bà kia”…
Vì vậy, để xóa tan nghi ngại của nhân dân về những cán bộ “người nhà”, chúng ta chỉ có một con đường duy nhất, đó là đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Công việc này không mới nhưng trong thực tế triển khai vẫn có “con voi chui lọt lỗ kim”. Bởi quy trình do con người đặt ra, con người thực hiện. Nếu con người không chuẩn mực, không gương mẫu, có lợi ích nhóm thì mọi tiêu chí trong quy trình đều có thể thành hình thức, hợp thức hóa được. Trong nhóm lợi ích rồi thì anh bổ nhiệm con tôi, tôi bổ nhiệm con anh, anh tạo điều kiện cho tôi, tôi có trách nhiệm với con anh… Do đó, phải kèm theo các cơ chế, sự công khai, minh bạch trong đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ; tạo cơ hội cho con cháu cán bộ công nhân, nông dân… có cơ hội học tập, tiến thân.
Mặt khác phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và phải xử lý thật nghiêm những hành vi sai phạm để “cài cắm” người nhà thông qua việc phân công đúng người, đúng việc, tạo môi trường để phát huy năng lực sở trường của cán bộ, công chức. Phải có những cuộc tuyển chọn thật sự đối với các chức vụ, công việc và khi đã giao việc thì không có câu nệ, người ấy là ai, xuất thân thế nào, miễn là người ấy có tâm, có tài. Đặc biệt, cần đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… thì chúng ta mới xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài./.
Thu Hà/Nguồn: ĐCSVN