Tháng bảy tri ân - đền ơn đáp nghĩa!
- Được đăng: Thứ sáu, 26 Tháng 7 2019 15:48
- Lượt xem: 2111
(TGAG)- Tháng 7, cả nước hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ với lòng biết ơn sâu sắc lớp lớp cha anh đã hy sinh xương máu để đất nước có được sắc xanh hòa bình hôm nay. Hơn ai hết, những công dân đất Việt hôm nay cần phải biết trân quý giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc được đánh đổi bởi máu xương bao thế hệ cha ông qua những cuộc trường chinh giữ nước. Với những hành động cụ thể để tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, gia đình có công cách mạng, hy sinh vì dân, vì nước.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng tất cả chúng ta - những người dân Việt Nam không lúc nào quên đi những mất mát, những nỗi đau mà chiến tranh để lại. Những người còn sống hay những người đã nằm xuống. Nhưng những chiến công và tên tuổi của các anh đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi được thế hệ những người Việt Nam tưởng nhớ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”; “Chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi…, tinh thần của họ luôn sống với non sông Việt Nam”. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, rất nhiều người con của đất nước, trong đó có những người tuổi đời mới mười chín, đôi mươi đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, những trang sách, giảng đường để lên đường đấu tranh vì độc lập, tự do và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước như: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Đăng Sơn, Đặng Thùy Trâm,.. và, rất nhiều người đã hi sinh hay để lại một phần thân thể nơi chiến trường vì lí tưởng cao đẹp.
Đội K90 và Đội K93 đưa hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang Dốc Bà Đắc năm 2019.
Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Bác Hồ căn dặn: “Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”; “Đối với cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”; “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”.
Tháng 7 là dịp tri ân, mà việc tri ân không chỉ một tháng, một ngày, mà nhiều năm qua đó là việc làm thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể với hàng loạt chương trình, hành động cụ thể, thiết thực, giàu ý nghĩa. Các thế hệ cha ông, những anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, gia đình có công cách mạng đã sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần. Tri ân tinh thần hy sinh cao cả đó chính là trách nhiệm, tình cảm mà các thế hệ hôm nay và mai sau cần thấu hiểu một cách sâu sắc nhất có thể.
Tri ân cũng chính là để giáo dục truyền thống, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, những thế hệ sinh ra và trưởng thành khi đất nước đã lặng im tiếng súng, quê hương sạch bóng quân thù. Thông qua những hoạt động tri ân, hướng đến kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7), thế hệ trẻ càng thấu hiểu thêm lịch sử oai hùng của dân tộc, thấu hiểu thêm những mất mát, đau thương mà cha ông đã trải qua, đã cống hiến để giành lấy, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Thấu hiểu để xác lập trách nhiệm, học tập, rèn đức, luyện tài và phát huy truyền thống, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngàn đời yêu dấu.
Những hy sinh anh dũng nơi chiến trường hay thầm lặng giữa thời bình của các thương binh luôn là những tấm gương để thế hệ trẻ hôm nay học tập về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm,.. Thế hệ hôm nay không trải qua những năm tháng khó khăn đó, mà được nghe kể lại từ trong gia đình, trường học, qua những câu chuyện giản dị, gần gũi do cha mẹ, thầy cô kể lại cho con cháu, học sinh nghe có lẽ là tốt nhất để thế hệ sau thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về truyền thống của dân tộc, qua đó phải luôn giữ gìn quý trọng hơn nữa những thành quả mà thế hệ cha ông ta đã đánh đổi.
Các đồng chí lãnh đạo Quân khu 9 và lãnh đạo tỉnh thấp hương tiễn đưa các liệt sĩ.
Cứ mỗi năm dịp Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc, Quân khu 9, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tỉnh đội An Giang và Đội K93 lại trang trọng làm lễ cải táng những liệt sĩ được đội quy tập trong năm. Những giọt nước mắt của các gia đình nhận được người thân, của những đồng đội từng chung chiến hào, nay đoàn tụ trên đất mẹ, dù ở hai thế giới khác nhau nhưng chan hòa hạnh phúc!
Sinh viên Trường Đại học An Giang thắp hương phần mộ liệt sĩ.
Dự những buổi lễ này, một người trẻ như tôi mới hiểu được rằng, mỗi tấc đất quê hương, mỗi làng quê yên bình, mỗi mái nhà hạnh phúc đã được đánh đổi bằng máu, nước mắt, sinh mệnh của biết bao những người ông, người cha, người chồng, người con đã, đang còn nằm lại đâu đó trên đất Việt Nam và cả trên những miền quê đất nước bạn xa xôi...
Và bao giờ hơn hết, mỗi người chúng ta hôm nay hãy thể hiện lòng yêu nước của mình đúng nơi, đúng chỗ, không nên mất bình tỉnh để kẻ xấu lợi dụng, mà hãy luôn giữ vững niềm tin vào những quyết định sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Chăm lo chu đáo, toàn vẹn cả vật chất và tinh thần cho người có công và thân nhân họ chính là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, "đền ơn đáp nghĩa" mãi mãi là tình cảm và đạo lý cao đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam./.
Chiến tranh đã qua đi, nhưng tất cả chúng ta - những người dân Việt Nam không lúc nào quên đi những mất mát, những nỗi đau mà chiến tranh để lại. Những người còn sống hay những người đã nằm xuống. Nhưng những chiến công và tên tuổi của các anh đã trở thành bất tử, khắc ghi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi được thế hệ những người Việt Nam tưởng nhớ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”; “Chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi…, tinh thần của họ luôn sống với non sông Việt Nam”. Vì Tổ quốc, vì nhân dân, rất nhiều người con của đất nước, trong đó có những người tuổi đời mới mười chín, đôi mươi đã gạt lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, những trang sách, giảng đường để lên đường đấu tranh vì độc lập, tự do và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước như: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Đăng Sơn, Đặng Thùy Trâm,.. và, rất nhiều người đã hi sinh hay để lại một phần thân thể nơi chiến trường vì lí tưởng cao đẹp.
Đội K90 và Đội K93 đưa hài cốt liệt sĩ vào nghĩa trang Dốc Bà Đắc năm 2019.
Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Bác Hồ căn dặn: “Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương cần dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”; “Đối với cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”; “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”.
Tháng 7 là dịp tri ân, mà việc tri ân không chỉ một tháng, một ngày, mà nhiều năm qua đó là việc làm thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể với hàng loạt chương trình, hành động cụ thể, thiết thực, giàu ý nghĩa. Các thế hệ cha ông, những anh hùng liệt sĩ, những thương bệnh binh, gia đình có công cách mạng đã sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần. Tri ân tinh thần hy sinh cao cả đó chính là trách nhiệm, tình cảm mà các thế hệ hôm nay và mai sau cần thấu hiểu một cách sâu sắc nhất có thể.
Tri ân cũng chính là để giáo dục truyền thống, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, những thế hệ sinh ra và trưởng thành khi đất nước đã lặng im tiếng súng, quê hương sạch bóng quân thù. Thông qua những hoạt động tri ân, hướng đến kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7), thế hệ trẻ càng thấu hiểu thêm lịch sử oai hùng của dân tộc, thấu hiểu thêm những mất mát, đau thương mà cha ông đã trải qua, đã cống hiến để giành lấy, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Thấu hiểu để xác lập trách nhiệm, học tập, rèn đức, luyện tài và phát huy truyền thống, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngàn đời yêu dấu.
Những hy sinh anh dũng nơi chiến trường hay thầm lặng giữa thời bình của các thương binh luôn là những tấm gương để thế hệ trẻ hôm nay học tập về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm,.. Thế hệ hôm nay không trải qua những năm tháng khó khăn đó, mà được nghe kể lại từ trong gia đình, trường học, qua những câu chuyện giản dị, gần gũi do cha mẹ, thầy cô kể lại cho con cháu, học sinh nghe có lẽ là tốt nhất để thế hệ sau thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về truyền thống của dân tộc, qua đó phải luôn giữ gìn quý trọng hơn nữa những thành quả mà thế hệ cha ông ta đã đánh đổi.
Các đồng chí lãnh đạo Quân khu 9 và lãnh đạo tỉnh thấp hương tiễn đưa các liệt sĩ.
Cứ mỗi năm dịp Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc, Quân khu 9, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tỉnh đội An Giang và Đội K93 lại trang trọng làm lễ cải táng những liệt sĩ được đội quy tập trong năm. Những giọt nước mắt của các gia đình nhận được người thân, của những đồng đội từng chung chiến hào, nay đoàn tụ trên đất mẹ, dù ở hai thế giới khác nhau nhưng chan hòa hạnh phúc!
Sinh viên Trường Đại học An Giang thắp hương phần mộ liệt sĩ.
Dự những buổi lễ này, một người trẻ như tôi mới hiểu được rằng, mỗi tấc đất quê hương, mỗi làng quê yên bình, mỗi mái nhà hạnh phúc đã được đánh đổi bằng máu, nước mắt, sinh mệnh của biết bao những người ông, người cha, người chồng, người con đã, đang còn nằm lại đâu đó trên đất Việt Nam và cả trên những miền quê đất nước bạn xa xôi...
Và bao giờ hơn hết, mỗi người chúng ta hôm nay hãy thể hiện lòng yêu nước của mình đúng nơi, đúng chỗ, không nên mất bình tỉnh để kẻ xấu lợi dụng, mà hãy luôn giữ vững niềm tin vào những quyết định sáng suốt, đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Chăm lo chu đáo, toàn vẹn cả vật chất và tinh thần cho người có công và thân nhân họ chính là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, "đền ơn đáp nghĩa" mãi mãi là tình cảm và đạo lý cao đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam./.
Hòa Bình