“Thật - Hư” thông tin mạng!
- Được đăng: Thứ hai, 16 Tháng 1 2017 09:49
- Lượt xem: 3064
(TGAG)- Vào các trang mạng xã hội, hầu hết ai cũng muốn được chia sẽ thông tin, nhưng do một bộ phận thiếu hiểu biết, do tư lợi cá nhân, đặc biệt là những kẻ “mưu đồ chính trị” đã làm lem ố, mà đáng ra nó phải là môi trường đỉnh cao trí tuệ nhân loại thời đại.
Chúng ta không lạ lẫm gì các trang mạng, blog như: Việt tân, Việt Quốc, Việt Nam cộng hòa, Liên minh Việt Nam, Việt hải ngoại, Người Việt năm châu, Đàn chim Việt, Chân trời mới, Chúng ta, Liên minh tự do Việt Nam, Liên minh dân chủ Việt Nam, Thanh niên dân chủ, Mạng lưới nhân quyền, Dân oan, Dân quyền, Chân dung quyền lực, Dân làm báo, Việt Nam thời báo, Việt Báo online, Tin đa chiều, Tin tức hàng ngày online, Tạp chí sự thật, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Blog Góc nhìn thời đại, Blog VOA Bùi Tín, Blog Phạm Lê Vương, Blog Trương Nhân Tuấn, Blog Việt Nam ngày về, Blog Người con đất mẹ, Blog Người buôn gió .v.v. Với thủ đoạn chủ yếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng chứng để vu cáo; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những vấn đề chính trị, thời sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng để quy chụp do đường lối của Nhà nước và chế độ. Các đối tượng đặt tên trang mạng, blog và đặt các tiêu đề, tên bài với ngôn từ giật gân, kích thích tính tò mò của người đọc, người xem, đăng tải tin, bài viết, video clip có nội dung phản động, thật giả lẫn lộn.
Hiện nay, không một quốc gia nào mà không quan tâm loại trừ những hành vi tung tin thất thiệt, vu cáo, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, lợi dụng Internet, mạng xã hội để xúc phạm người khác, nguy hại hơn là thực hiện những âm mưu “chính trị”, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đất nước.
Ở nước Mỹ, nơi tự cho là “thiên đường tự do”, và Điều 2385, Chương 115, Bộ luật Hình sự quy định: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”. Và thực tế, chính ở Mỹ mới là nơi có nhiều trường hợp bị xử lý vì người sử dụng mạng Internet có hành vi xúc phạm, lăng mạ người khác. Đầu tháng 9 vừa qua, báo chí tại Mỹ thông tin, tờ The Huffington Post đã đuổi việc một phóng viên vì người này đã viết bài bịa đặt về tình hình sức khỏe của bà Hillary Clinton - ứng cử viên Tổng thống Mỹ.
Ở Nước ta, các quy định pháp luật để quản lý mạng Internet là phù hợp luật pháp quốc tế và thực tiễn chung của các quốc gia trên thế giới. Điều 25, Bộ luật dân sự 2005 quy định khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ các điều luật về “tội vu khống”, “tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”... để xử lý các hành vi phạm tội.
Ai cũng có quyền tiếp cận thông tin, nhưng mỗi người hãy tự biết cách bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, bịa đặt, độc hại. Quyền tự do thể hiện quan điểm, chính kiến nhưng quyền ấy là có ranh giới, cần tỉnh táo nhận diện để không bị rơi vào sự hỗn độn thông tin, không bị kẻ xấu hướng lái, lôi kéo, biến mình thành nhà “dân chủ mạng”, trở thành con rối của kẻ địch, sử dụng mạng Internet thành công cụ xâm hại cá nhân, tổ chức, xâm hại quốc gia, dân tộc mà mình là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ. /.
Chúng ta không lạ lẫm gì các trang mạng, blog như: Việt tân, Việt Quốc, Việt Nam cộng hòa, Liên minh Việt Nam, Việt hải ngoại, Người Việt năm châu, Đàn chim Việt, Chân trời mới, Chúng ta, Liên minh tự do Việt Nam, Liên minh dân chủ Việt Nam, Thanh niên dân chủ, Mạng lưới nhân quyền, Dân oan, Dân quyền, Chân dung quyền lực, Dân làm báo, Việt Nam thời báo, Việt Báo online, Tin đa chiều, Tin tức hàng ngày online, Tạp chí sự thật, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Blog Góc nhìn thời đại, Blog VOA Bùi Tín, Blog Phạm Lê Vương, Blog Trương Nhân Tuấn, Blog Việt Nam ngày về, Blog Người con đất mẹ, Blog Người buôn gió .v.v. Với thủ đoạn chủ yếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng chứng để vu cáo; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những vấn đề chính trị, thời sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ việc tiêu cực, tham nhũng để quy chụp do đường lối của Nhà nước và chế độ. Các đối tượng đặt tên trang mạng, blog và đặt các tiêu đề, tên bài với ngôn từ giật gân, kích thích tính tò mò của người đọc, người xem, đăng tải tin, bài viết, video clip có nội dung phản động, thật giả lẫn lộn.
Hiện nay, không một quốc gia nào mà không quan tâm loại trừ những hành vi tung tin thất thiệt, vu cáo, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, lợi dụng Internet, mạng xã hội để xúc phạm người khác, nguy hại hơn là thực hiện những âm mưu “chính trị”, xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá đất nước.
Ở nước Mỹ, nơi tự cho là “thiên đường tự do”, và Điều 2385, Chương 115, Bộ luật Hình sự quy định: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”. Và thực tế, chính ở Mỹ mới là nơi có nhiều trường hợp bị xử lý vì người sử dụng mạng Internet có hành vi xúc phạm, lăng mạ người khác. Đầu tháng 9 vừa qua, báo chí tại Mỹ thông tin, tờ The Huffington Post đã đuổi việc một phóng viên vì người này đã viết bài bịa đặt về tình hình sức khỏe của bà Hillary Clinton - ứng cử viên Tổng thống Mỹ.
Ở Nước ta, các quy định pháp luật để quản lý mạng Internet là phù hợp luật pháp quốc tế và thực tiễn chung của các quốc gia trên thế giới. Điều 25, Bộ luật dân sự 2005 quy định khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Bộ luật Hình sự cũng quy định rõ các điều luật về “tội vu khống”, “tội lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”... để xử lý các hành vi phạm tội.
Ai cũng có quyền tiếp cận thông tin, nhưng mỗi người hãy tự biết cách bảo vệ mình trước những thông tin sai trái, bịa đặt, độc hại. Quyền tự do thể hiện quan điểm, chính kiến nhưng quyền ấy là có ranh giới, cần tỉnh táo nhận diện để không bị rơi vào sự hỗn độn thông tin, không bị kẻ xấu hướng lái, lôi kéo, biến mình thành nhà “dân chủ mạng”, trở thành con rối của kẻ địch, sử dụng mạng Internet thành công cụ xâm hại cá nhân, tổ chức, xâm hại quốc gia, dân tộc mà mình là chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ. /.
Sự thật